Giải pháp hoàn thiện kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng tại công ty Cổ phần Thái Linh

Một phần của tài liệu Hoàn thiện kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng tại Công ty Cổ phần Thái Linh (Trang 65)

IV. Số khâu hao phả

3.3.Giải pháp hoàn thiện kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng tại công ty Cổ phần Thái Linh

công ty Cổ phần Thái Linh

Các khoản chiết khấu

-

Đối với những khách hàng thanh toán trước tiền hàng trước thời hạn hợp đồng công ty áp dụng hình thức chiết khấu thanh toán. Để khuyến khích khách hàng thanh toán nhanh, tránh tình trạng chiếm dụng vốn kinh doanh và tăng vòng quay của vốn. Công ty nên xây dựng tỷ lệ chiết khấu cho khách hàng một cách kinh hoạt, có thể dựa trên những yếu tố sau:

Tỷ lệ lãi suất và tiền lãi ngân hàng đối với công ty -

Khả năng thanh toán của khách hàng. -

Thời gian thanh toán sớm -

Mức chiết khấu đặt ra phải đảm bảo rằng khoản chiết khấu dành cho khách hàng ít nhất phải được bù lại bằng khoản giảm lãi tiền vay ngận hàng của công ty.

Chiết khấu thanh toán được coi như khoản chi phí tài chính nên được hạch toán vào TK 635 – chi phí tài chính. Khi phát sinh khoản chiết khấu thanh toán, kế toán nên hạch toán như sau:

66 Nợ TK 635: Chi phí tài chính

Có TK 131, 111, 112…

Đối với những khách hàng mua hàng với số lượng lớn, công ty áp dụng chiết khấu thương mại. Bản chất của chiết khấu thương mại là khoản giảm trừ doanh thu hàng bán nên phải được hạch toán vào TK 521 – chiết khấu thương mại. Cuối kì, kết chuyển sang tài khoản doanh thu để xác định doanh thu thuần.

- Hình thức sổ kế toán

Phần mềm excel nhìn chung đáp ứng tốt chức năng của phần mềm tính toán và lưu trữ số liệu. Tuy nhiên, với nhu cầu công việc hiện nay đòi hỏi nhanh và đem lại hiệu quả tối đa cho công việc, thiết nghĩ công ty nên áp dụng các phần mềm ứng dụng kế toán mới nhằm hỗ trợ tốt nhất cho người kế toán và tăng hiệu quả hơn nữa trong công việc khi mà giảm được khối lượng ghi chép, việc cập nhật thông tin được nhanh chóng, kịp thời và chính xác. Hiện nay có rất nhiều phần mềm kế toán chuyên dụng cho doanh nghiệp lựa chọn như Fast, Misa, SAS…

- Dự phòng nợ phải thu khó đòi

Để tránh rủi ro trong kinh doanh, Công ty nên lập quỹ dự phòng nợ phải thu khó đòi. Lập dự phòng nợ phải thu khó đòi giúp cho Công ty có nguồn tài chính xử lý khi khách hàng không có khả năng thanh toán nợ, giúp doanh nghiệp vẫn giữ vững vị thế của mình trên thương trường, hạn chế rủi ro trong hoạt động kinh doanh hay thậm chí không rơi vào tình trạng phá sản. Nghĩa là Công ty sẽ trích từ quỹ dự phòng nợ phải thu khó đòi để bù đắp vào khoản nợ của khách hàng, không làm ảnh hưởng đến vốn của doanh nghiệp và giúp cho doanh nghiệp đánh giá các chỉ tiêu tài chính một cách chính xác, giúp giám đốc điều hành quản trị được hiệu quả hơn.

Thông tư số 228/2009/TT-BTC ngày 07/12/2009 của Bộ Tài chính có quy định về việc trích lập dự phòng nợ phải thu khó đòi như sau:

Cách tính dự phòng

-

Số dự phòng phải lập= phải thu khách hàng thực tế x tỷ lệ ước tính

Chế độ quy định về trích lập dự phòng

-

Doanh nghiệp phải dự kiến mức tổn thất có thể xảy ra hoặc tuổi nợ quá hạn của các khoản nợ và tiến hành lập dự phòng cho từng khoản nợ phải thu khó đòi, kèm theo các chứng cứ chứng minh các khoản nợ khó đòi nói trên. Trong đó:

Đối với nợ phải thu quá hạn thanh toán, mức trích lập dự phòng như sau: -

30% giá trị đối với khoản nợ phải thu quá hạn từ trên 6 tháng đến dưới 1 năm. +

50% giá trị đối với khoản nợ phải thu quá hạn từ 1 năm đến dưới 2 năm. +

70% giá trị đối với khoản nợ phải thu quá hạn từ 2 năm đến dưới 3 năm. +

100% giá trị đối với khoản nợ phải thu từ 3 năm trở lên. +

Đối với nợ phải thu chưa đến hạn thanh toán nhưng tổ chức kinh tế đã lâm vào -

tình trạng phá sản hoặc đang làm thủ tục giải thể; người nợ mất tích, bỏ trốn, đang bị các cơ quan pháp luật truy tố, giam giữ, xét xử hoặc đang thi hành án hoặc đã chết ... thì doanh nghiệp dự kiến mức tổn thất không thu hồi được để trích lập dự phòng.

Sau khi lập dự phòng cho từng khoản nợ phải thu khó đòi, doanh nghiệp tổng - (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

hợp toàn bộ khoản dự phòng các khoản nợ vào bảng kê chi tiết để làm căn cứ hạch toán vào chi phí quản lý của doanh nghiệp.

Tài khoản sử dụng

-

Tài khoản 1592 – dự phòng phải thu khó đòi

TK 1592 “Dự phòng phải thu khó đòi” - Xóa sổ nợ phải thu khó đòi

- Hoàn nhập khoản dự phòng phải thu khó đòi (theo số chênh lệch phải lập năm nay nhỏ hơn số chênh lệch năm trước chưa sử dụng hết)

- Lập dự phòng phải thu khó đòi (theo số chênh lệch phải lập năm nay lớn hơn số chênh lệch năm trước chưa sử dụng hết)

Số dƣ: Giá trị dự phòng phải thu khó

đòi hiện có

Phương pháp kế toán

-

- Cuối kỳ kế toán, năm:

Nếu dự phòng phải thu khó đòi cần trích lâp ở kỳ kế toán trước chưa sử dụng -

hết thì hạch toán vào chi phí

Nợ TK6422: chi phí quản lý doanh nghiệp Có TK1592: dự phòng nợ phải thu khó đòi.

Nếu dự phòng nợ phải thu khó đòi cần trích lập ở kỳ kế toán nhỏ hơn số dự -

phòng phải thu khó đòi đã trích lập ở kỳ trước chưa sử dụng hết thì số chênh lệch được hoàn nhập ghi giảm chi phí

Nợ TK1592: dự phòng phải thu khó đòi

Có TK6422: chi phí quản lý doanh nghiệp (hoàn nhập dự phòng phải thu khó đòi)

- Các khoản nợ phải thu khó đòi được xác định là không đòi được và đã được phép xóa nợ. Căn cứ vào quyết định xóa nợ kế toán ghi:

68 Nợ TK 1592: dự phòng phải thu khó đòi. Nợ TK 6422: chi phí quản lý doanh nghiệp Có TK 131: phải thu của khách hàng. Có TK 138: phải thu khác.

- Chi phí quản lí kinh doanh

Để hạn chế được một số bất cập và giúp nhà quản trị nắm bắt được chính xác tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Công ty nên mở sổ chi tiết theo dõi chi phí quản lí kinh doanh gồm hai sổ: sổ chi phí bán hàng và chi phí quản lí doanh nghiệp.

Như vậy. TK 642 được chi tiết thành 2 TK cấp 2 là: TK 6421 - chi phí bán hàng, TK 6422 – chi phí quản lí doanh nghiệp. Hơn nữa, tại mỗi sổ kế toán nên chi tiết cho từng đối tượng theo dõi cụ thể. Và để lên được sổ chi tiết trên, ngoài việc ghi tách riêng và cụ thể từng nghiệp vụ phát sinh tại từng bộ phận thì kế toán cần lựa chọn một tiêu thức phân bổ hay tỷ lệ phân bổ cho phù hợp đối với các chi phí không hạch toán được riêng khi dùng chung cho cả hai bộ phận.

Ví dụ:

Căn cứ vào thực trạng công ty nhận thấy các chi phí được sử dụng chủ yếu tại bộ phận bán hàng nên tỷ lệ phần bổ chi phí bán hàng sẽ lớn hơn, ta có tỷ lệ CPBH : CPQLDN = 60 : 40 và được phân bổ lại như sau:

Chi phí tiền lương: 32.130.691 +

Phân bổ cho TK 6421: 32.130.691 x 60 % = 19.278.415 Phân bổ cho TK 6422: 32.130.691 x 40 % = 12.852.276

Các khoản trích theo lương: 6.319.366 +

Phân bổ cho TK 6421: 6.319.366 x 60 % = 3.791.620 Phân bổ cho TK 6422: 6.319.366 x 40 % = 2.527.746 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Khấu hao tài sản cố định: 20.044.436 +

Phân bổ cho TK 6421: 20.044.436 x 60 % = 12.026.662 Phân bổ cho TK 6422: 20.044.436 x 40 % = 8.017.774

Thanh toán tiền điện: 2.662.550 +

Phân bổ cho TK 6421: 2.662.550 x 60 % = 1.597.530 Phân bổ cho TK 6422: 2.662.550 x 40 % = 1.065.020

- Một số giải pháp khác:

Công ty cần phải chú trọng đào tạo, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ nhân viên kế toán. Cập nhập kịp thời những thay đổi về chuẩn mực cũng như quy định về kế toán mà BTC đưa ra.

Công ty cần tăng cường công tác kiểm tra nội bộ, đặc biệt là kiểm tra chứng từ, kiểm tra việc chấp hành luân chuyển chứng từ, chế độ ghi chép trên sổ kế toán, kiểm tra các báo cáo kế toán để đảm bảo công tác kế toán được thực hiện đúng, không có sai sót.

70

Bảng 3.1. Bảng phân bổ tiền lương và các khoản trích theo lương đề xuất

BẢNG PHÂN BỔ TIỀN LƢƠNG Tháng 12 năm 2014 Tháng 12 năm 2014

Ghi có TK

TK 334 – Phải trả ngƣời

lao động TK 338 – Phải trả, phải nộp khác

Tổng cộng

Ghi nợ TK Lƣơng cơ

bản Tổng lƣơng BHXH BHYT BHTN KPCĐ Cộng có TK 338 TK 6421 – chi phí bán hàng 15.798.415 19.278.415 2.848.524 474.921 158.304 316.611 3.791.620 23.070.035 TK 6422 – chi phí

quản lí doanh nghiệp 10.532.276 12.852.276 1.895.810 315.960 105.323 210.643 2.527.746 15.380.022 TK 334 – Phải trả

người lao động 2.106.455 394.960 263.308 2.764.723 2.764.723

Bảng 3.2. Sổ chi tiết chi phí bán hàng đề xuất

Một phần của tài liệu Hoàn thiện kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng tại Công ty Cổ phần Thái Linh (Trang 65)