Giải pháp quản lý chi phí nhằm tăng lợi nhuận

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả kinh doanh tại công ty cổ phần Viễn thông Hà An (Trang 84)

- Theo mô hình EOQ (Economic order Quanlity) lượng hàng tồn kho tối ưu là lượng hàng đặt sao cho chi phí lưu kho là nhỏ nhất.Áp dụng mô hình này phù hợp vớ

3.2.4 Giải pháp quản lý chi phí nhằm tăng lợi nhuận

Biện pháp về giá vốn hàng bán

Có thể thấy Gia Phát đang phải đối mặt với tình trạng mất kiểm soát trong quản lý giá vốn hàng bán khiến tổng chi phí Giá vốn ngày càng có xu hướng tăng đe dọa trực tiếp tới dòng doanh thu của công ty. Do đó, để cải thiện tình hình trên, công ty cần:

+ Quản lý tốt hàng tồn kho, lập kế hoạch và xác định lượng hàng tồn kho tối ưu nhằm tối thiểu hóa chi phí phát sinh trong quá trình lưu trữ và xử lý vậy liệu. Kiểm kê chi tiết hóa đơn, chứng từ, biên bản kiểm kê thường xuyên và sát sao nhằm tránh vật liệu thiết bị kém chất lượng đồng thời phát hiện những sai lệch nhằm nhanh chóng khắc phục.

+ Hệ thống các chi phí phát sinh định kỳ và thường xuyên hàng tồn kho nhằm giảm thiểu tình trạng hỏng hoặc vượt mức giới hạn kho tránh thua lỗ và đảm bảo chất lượng vật liệu, thiết bị.

+ Ngoài ra, công ty cần xây dựng kế hoạch tiết kiệm chi phí phục vụ sản xuất như: chi phí điện, nước…nhằm mục đích vừa đảm bảo hoạt động kinh doanh vừa tránh lãng phí, tiết kiệm. Hoạt động này nên thực hiện theo các giai đoạn dần dần nhằm thu hút được sự quan tâm và tham gia của nhân viên và giảm thiểu những ý kiến không hài lòng từ chính nhân viên lao động.

Về chi phí bán hàng

Hiện nay, điểm yếu trong công tác bán hàng của DN là hoạt động Marketing. Công ty chủ yếu sử dụng những cách tiếp cận thông thường thông qua các nhà buôn lớn.Điều này là cho thấy hoạt động marketing trong bán hàng chưa thực sự được quan tâm. Do đó, công ty cần:

+ Xây dựng và phát triển các chiến dịch quảng cáo ngắn, trung và dài hạn nhắm tới các đối tượng khách hàng khác nhau bằng nhiều hình thức như khuyến mãi, chiết khấu…

+ Tìm kiếm và khảo sát nhu cầu khách hàng và có kế hoạch phù hợp dựa vào nội lực vốn có của doanh nghiệp nhằm đưa các dịch vụ mới ra thị trường thay vì đưa ra ồ át gây lãng phí và không đảm bảo chất lượng của các dịch vụ cũ,…

+ Hiện nay, công ty chưa có phòng ban có chức năng nghiên cứu thị trường, dịch vụ, đề xuất chính sách kinh doanh, đặt mục tiêu, đề xuất chiến dịch PR, quảng cáo và xây dựng hình ảnh cũng như hỗ trợ hoạt động kinh doanh. Do đó, công ty nên bổ sung chức năng này vào hệ thống quản lý của công ty nhằm có những chính sách phù hợp cho từng giai đoạn của doanh nghiệp.

+ Ngoài các biện pháp kể trên điều quan trọng nhất của công ty vẫn cần giữ vững và phát huy hình ảnh của DN. Đây là yếu tố cốt lõi trong xây dựng và phát triển thương hiệu gia truyền mà thế hệ trước để lại. Để làm được điều này, trước tiên công ty cần nâng cao chất lượng dịch vụ song song với hoạt động xúc tiến bán thiệt bị và chiến lược giá cả hợp lý khác nhằm tăng sức cạnh tranh và gây dựng lại chỗ đứng trên thị trường.

Về chi phí quản lý DN

Như kết quả của chương 2 có thể thấy, chi phí quản lý doanh nghiệp của Hà An đang rất lớn trực tiếp ảnh hưởng tới lợi ích của doanh nghiệp và là một trong những nguyên nhân chính gây thua lỗ cho công ty trong thời gian qua. Do đó, từ những khó khăn chương 2, công ty nên thực hiện một số biện pháp sau:

+ Lập định mức chi phí nhằm giới hạn quyền hạn và nguồn lực của các cấp nhân viên trong hoạt động sử dụng chi phí phục vụ mục đích chung của doanh nghiệp. Định mức này giúp Ban Giám đốc có những đánh giá cụ thể nhằm xác định được các khoản chi không thực sự cần thiết đồng thời không ảnh hưởng tới tính trạng tâm lý và thái độ của nhân viên.

+ Cải thiện hệ thống quản lý của công ty, cắt giảm hoặc luôn chuyển những vị trí không hiệu quả để giảm thiểu gánh nặng chi phí quản lý doanh nghiệp.

92

+ Quản lý và kiểm tra chặt chẽ các dòng tiền phát sinh từ các bộ phận khác nhau trong đó đặc biệt là bộ phận quản lý giúp công ty tiết kiệm nguồn lực trong quá trình hoạt động, tránh lãng phí và nâng cao hiệu quả kinh doanh.

+ Khuyến khích nhân viên trong việc đóng góp ý kiến và sáng kiến cho việc tiết kiệm chi phí trong công ty. Tổ chức và thực hiện các chương trình tiết kiệm trong toàn công ty nhằm giảm thiểu các chi phí như: vật liệu văn phòng, điện, nước… và các chi phí bằng tiền khác.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả kinh doanh tại công ty cổ phần Viễn thông Hà An (Trang 84)