Hiện nay côngty đã có những hợp đồng ổn định với khối lượng lớn từ đầu năm 2013 do đó, công ty cần xây dựng kế hoạch doanh thu nhằm sử dụng và tiết kiệm trên

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả kinh doanh tại công ty cổ phần Viễn thông Hà An (Trang 77)

khối lượng giá trị vật liệu tồn kho có sẵn. Các năm tiếp theo dựa trên tốc độ cung cấp và doanh thu đạt được của công ty nhằm đánh giá đúng nhất hoạt động kinh doanh của Hà An.

3.2 Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty Cổ phần Viễn thông Hà An thông Hà An

Qua phân tích tình hình hoạt động kinh doanh của công ty Hà An trong 3 năm liên tiếp 2011 – 2013 ta có thể thấy hoạt động kinh doanh của công ty thực sự đang có vấn đề rất lớn đặc biết trong hoạt động quản lý tài chính của doanh nghiệp.Điều này đòi hỏi Ban Giám Đốc cần có những biện pháp và kế hoạch tức thời nhằm cải thiện

84

tình hình kinh doanh và dần dần tháo gỡ những khó khăn hiện tại giúp công ty nâng cao hiệu quả kinh doanh. Dưới đây là một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty Cổ Phần Viễn thông Hà An:

3.2.1 Giải pháp quản lý vốn

Công ty đang trong tình trạng thiếu vốn trầm trọng đặc biệt là nguồn vốn chủ sở hữu bị thâm hụt như đã trình bày ở chương 2.Điều này gây ảnh hưởng lớn tới khả năng tự chủ trong quá trình sử dụng vốn và các biện pháp trong kinh doanh của công ty. Do đó để thay đổi cục diện hiện tại công ty cần:

+ Tăng nguồn vốn huy động cho vốn chủ sở hữu. Vốn chủ sở hữu âm trong năm 2013 đang đặt DN trước những rủi ro trong hoạt động quản lý kinh doanh. Để thoát khỏi tình trạng khó khăn hiện nay, nên chăng công ty cần huy động nguồn lực từ bên trong doanh nghiệp. Công ty cần có chính sách kinh doanh khả thi trong thời gian tới trình Hội đồng quản trị nhằm huy động thêm nguồn lực từ cổ đông. Để làm được điều này, ngoài uy tín của ban giám đốc cần có nỗ lực không nhỏ của cả tập thể công nhân viên công ty nhằm giảm thiểu chi phí trong quá trình kinh doanh, tăng doanh thu để đưa ra những tình hình khả quan trong tương lai nhằm cải thiện lòng tin từ phía người đầu tư.

+ Bên cạnh đó, công ty cần cân bằng nguồn nợ nhằm đảm bảo giảm thiểu rủi ro trong khả năng thanh toán của công ty. Hiện nay, các khoản nợ đang chiếm tỷ trọng lớn và có nguy cơ đe dọa tới hoạt động kinh doanh của công ty.

+ Ngoài ra, công ty cần từng bước tạo dựng mối quan hệ với thị trường tài chính đặc biệt là các ngân hàng thương mại nhằm huy động được nguồn lực dồi dào từ thị trường này. Xây dựng dần dần các kế hoạch hiệu quả nhằm đáp ứng được nguồn vay từ phía ngân hàng và có mối quan hệ uy tín trong quá trình thanh toán sẽ là điểm cộng trong quá trình cải thiện tình hình kinh doanh hiện nay.

3.2.2 Giải pháp quản lý tài sản ngắn hạn

Quản lý tiền và các khoản tương đương tiền: Có thể thấy như đã phân tích ở

chương 2, số lượng tiền mặt của công ty đang gia tăng nhanh chóng nhằm đáp ứng những nhu cầu trong sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên song song với lợi ích từ việc nắm giữ tiền, Hà An phải đối mặt với các chi phí cơ hội cho khoản nắm giữ song song với

việc mất giá của tiền hiện nay. Khoản tiền mặt không có khả năng sinh lời gây ảnh hưởng trực tiếp tới dòng tiền được tạo ra trong quá trình sản xuất kinh doanh. Mặt khác, công ty không có các khoản đầu tư tài chính mà chủ yếu phát sinh dòng tiền từ hoạt động sản xuất kinh doanh. Nên chăng, DN nên sử dụng các công cụ tài chính nhằm tăng khả năng sản xuất của tiền và đó là một bước đệm trong quá trình cải thiện tình hình hoạt động kinh doanh của công ty. Bên cạnh đó, công ty cũng cần phụ thuộc vào tình hình nhu cầu dịch vụ mà có những phương pháp thanh toán và gửi tiền không kỳ hạn hoặc có kỳ hạn nhằm sinh lời cho khoản tiền tương đương trong thời gian chưa sử dụng.

+ Công ty có thể chủ động chuyển đổi các khoản thu bằng tiền mặt từ phía khách hàng sang hệ thống thanh toán qua ngân hàng nhằm tiết kiệm thời gian, minh bạch, giảm thiểu gian lận và đáp ứng yêu cầu pháp luật liên quan trong mỗi hoạt động thu nợ. Đồng thời, công ty cần xác định được lượng tiền dự trữ tối ưu nhằm đảm bảo khả năng thanh toán trong trường hợp cần thiết. Lượng tiền mặt tại quỹ nên ở giới hạn thấp chỉ để đáp ứng những nhu cầu không thể chi trả qua ngân hàng. Xây dựng quy trình thu tiền mặt, tiền gửi ngân hàng một cách rõ ràng và logic.

Giả sử với công ty Hà An, bắt đầu từ tuần lễ 0 với tồn quỹ mỗi tháng là 100 triệu với so chi vượt quá số thu là 50 triệu. Như vậy, tồn quỹ của Công ty sẽ bằng 0 sau hai tuần và tồn quỹ trung bình trong thời gian hai tuần lễ sẽ là 100 tỷ/ 2 = 50 triệu đồng.Cuối tuần lễ thứ 2, Công ty phải phù đắp số tiền mặt đã chi tiêu bằng cách bán huy động các nguồn vay ngắn hạn. Do đó, tổng số tiền mặt công ty cần bù đắp là 50 triệu * 52 tuần =2600 triệu. Với giả định chi phí cơ hội là 10% và chi phí giao dịch chứng khoán là 1 triệu. Từ đó, áp dụng mô hình Baumol ta có số tiền tối ưu với công ty Hà An sẽ nằm trong khoảng 50 triệu – 100 triệu là:

C = = = 52 triệu đồng

Kết quả trên chỉ mang tính định hướng và phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau. Do đó, những tính toán mang tính tham khảo giúp Ban Giám đốc có những cân nhắc phù hợp nhất với tính hình kinh doanh của công ty.

86

+ Đồng thời, công ty có thể gửi các khoản tiền nhàn rỗi trong doanh nghiệp vào các tổ chức kinh doanh tài chính như ngân hàng, công ty tài chính nhằm tìm kiếm được nguồn lợi mới tăng khả năng sinh lời cho công ty.

+ Bên cạnh đó, công ty cần thực hiện các biện pháp rút ngắn chu kỳ vận động của tiền nhằm tăng lợi nhuận, giảm thời gian thu nợ các khoản nợ và kéo dài thời gian thanh toán những khoản phải thu. Kiểm tra và giám sát các dòng tiền vào và dòng tiền ra phát sinh trong tuần, tháng, quý, năm…nhằm đảm bảo những thanh toán khớp với hóa đơn được xuất ra. Cùng với đó, công ty cần xác định mức hàng tồn kho thấp nhất nhằm gia tăng lợi nhuận cho công ty.

Các khoản phải thu khách hàng: Các khoản phải thu khách hàng của Hà An

tăng liên tục và chiếm tỷ trọng không nhỏ trong tổng tài sản của công ty. Hoạt động này cho thấy công ty đang có các hợp đồng lớn đảm bảo doanh thu cho công ty. Mặt khác, giá trị các khoản phải thu càng lớn cho thấy hoạt động kiếm soát nợ và hoạt động bán chịu của công ty chưa được đảm bảo và xuất hiện nhiều nguy cơ, rủi ro kinh doanh trong quá trình hoạt động. Do đó, để giảm thiểu rủi ro cũng như tăng khả năng cạnh tranh cho công ty, nhà quản trị luôn cần nỗ lực trong công tác quản lý nợ và có chiến lược cụ thể trong chính sách tín dụng của công ty.

+ Đối với công tác thu nợ: Ban lãnh đạo và công ty cần thường xuyên đốc thúc và theo dõi các khoản nợ của công ty. Cùng với đó, công ty cần chủ động trong việc liên lạc trực tiếp với khách hàng thông báo khoản nợ và thời gian chi trả, số và ngày giờ ký nhận hóa đơn cũng như thời hạn thanh toán của khách hàng. Để làm được điều này, công ty cần trực tiếp liên hệ với khách hàng trước thời hạn đến kỳ thanh toán. Điều này giúp công ty nâng cao hiệu quả thu nợ đồng thời giữ được mối quan hệ với khách hàng.

+ Đối với chính sách tín dụng và chính sách thu tiền:. Để nâng cao hiệu quả kinh doanh, công ty cần xây dựng các chính sách chiết khấu và thời gian thiết khấu phù hợp với từng đối tượng khách hàng khác nhau. Để làm được điều này, công ty phải thiết lấp các nhóm khách hàng theo các tiêu chí nhằm phân loại và xem xét điều kiện tín dụng cho khách hàng. Sau đó, công ty cần thực hiện công việc phân tích tín dụng nhằm đánh giá uy tín của khách hàng qua các báo cáo tài chính, báo cáo tín dụng ngân hàng thương mại và tổ chức tín dụng và đặc biệt là qua kinh nghiệm của doanh nghiệp.

Điều này giúp DN phát hiện khả năng trả lãi, nợ xấu của khách hàng để có đánh giá đúng nhất về khách hàng và đưa ra các quyết định bán chịu. Theo phương pháp này, công ty cần phân loại nhóm khách hàng theo các điểm tín dụng sau:

Điểm tín dụng = 4 x Khả năng thanh toán lãi của khách hàng + 11 x Khả năng thanh toán nhanh của khách hàng bằng hàng tồn kho + 1 x Số năm hoạt động của khách hàng.

Sau khi có điểm tín dụng công ty có thể tính điểm và phân loại như sau:

Bảng 3.1 Mô hình điểm tín dụng Điểm tín dụng Nhóm rủi ro >47 1 40 – 47 2 32 – 39 3 24 – 31 4 <24 5 [3, tr.77] Giả định áp dụng với khách hàng của Hà An, ta thu được kết quả sau:

Bảng 3.2 Danh sách các nhóm rủi ro và điểm tín dụng của công ty Hà An

Khách hàng Khả năng thanh toán Khả năng thanh toán bằng hàng tồn kho Số năm hoạt động Điểm tín dụng Nhóm rủi ro Big C 2 10 19 137 Nhóm 1 Kumo 1 2 1 27 Nhóm 4 Melia 3 2 8 42 Nhóm 2 Myway 3 2 3 37 Nhóm 3 Kiks 2 1 1 20 Nhóm 5

88

Như vậy, nhóm 1 là nhóm có khả năng thanh khoản cao nhất.Khách hàng nhóm này có khả năng thanh toán và uy tín cao trong hoạt động tín dụng. Do đó, công ty cần nâng cao mối quan hệ với nhóm đối tượng này song song với hoạt động cho mua bán chịu. Đến nhóm thứ hai, mức tín nhiệm thấp hơn do đó, công ty có thể cấp tín dụng trong thời gian nhất định và được xem xét lại quan hệ này trong thời gian 2 năm. Hoạt động này được thực hiện tương tự với các nhóm 3, 4 với các điều khoản tín dụng tăng dần.Đặc biệt nhằm giảm thiểu rủi ro, công ty cần yêu cầu đối tượng thuộc nhóm rủi ro 5 thanh toán ngay khi cung cấp hàng hóa hay dịch vụ.

Phân tích tín dụng công ty nâng cao khả năng tiêu thụ hàng hóa, tăng doanh thu, xây dựng mối quan hệ tốt với khách hàng và đặc biệt là giảm chi phí quảng cáo trong quá trình kinh doanh.

Hàng tồn kho

Qua phân tích chương 2 có thể thấy, tỉ trọng hàng tồn kho trong tổng khối lượng tài sản của Gia Phát lớn và có xu hướng tăng trong các năm gần đây. Tồn kho ở mức cao luôn tồn tại rủi ro và gây lãng phí cho DN. Công ty luôn thực hiện chế độ nhập kho 2 tháng/ lần với số lượng lớn.Điều này không hợp lý và ảnh hưởng tới cả chất lượng sản phẩm đầu ra. Nhà quản trị cần dự trữ mức hàng tồn kho tối ưu và có phương án thi công mềm dẻo để công ty có khả năng đáp ứng nhu cầu khách hàng. Có thể thấy, hàng tồn kho là một cầu nối giữa nhu cầu và sản xuất. Do đó, điều kiện tồn kho cần xét trên nhiều phương diện nhằm tránh lãng phí và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả kinh doanh tại công ty cổ phần Viễn thông Hà An (Trang 77)