Tỷ suất sinh lời của vốn (ROI) của Côngty Viễn thông Hà Annăm 2012 đạt

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả kinh doanh tại công ty cổ phần Viễn thông Hà An (Trang 38)

âm 7,91% giảm 16,02 % so với năm 2011; năm 2013 tỷ suất ROI tiếp tục đạt âm nhưng mức âm đã giảm xuống chỉ còn âm 7,16 % tương ứng giảm 0,75 % so với năm 2012. Chỉ tiêu này cho thấy năm 2011 lợi nhuận công ty tạo ra là 8,11 đồng trên 100 đồng vốn đầu tư cho hoạt động sản xuất kinh doanh nhưng đến năm 2012 công ty phải dùng 7,91 đồng vốn bù lỗ và tiếp tục phải sử dụng tới 7,16 đồng vốn trong năm 2013 nhằm mục đích trên. Nguyên nhân chính khiến chỉ tiêu này của doanh nghiệp thấp thậm chí đạt âm là do:

+ Nguyên nhân đầu tiên là do kết quả từ hoạt động kinh doanh của DN:

Năm 2012 do giá cả tăng cao do kinh tế đang trong thời kỳ hậu khủng hoảng kết hợp với nền công nghệ viễn thông chưa được phổ biến trong nước đã tác động trực tiếp tới các hoạt động cung cấp thiết bị viễn thông và thi công đều bị ảnh hưởng không thuận lợi nên doanh thu của công ty năm 2012 giảm 680.077.026 đồng tương ứng giảm 17,94% so với năm 2011. Tuy nhiên đến năm 2013, doanh thu tăng trở lại và khá khả quan khi DN giảm giá bán nhằm tăng DTT giúp DTT có xu hướng tăng trở lại đạt mốc 4.053.218.927 đồng; tăng tới 30,31% so với năm 2012. Tình hình kinh doanh cải thiện với việc DN nhận được nhiều hợp đồng cung cấp số lượng lớn cho các nhà phân phối trên thị trường miền Bắc và các sản phẩm gửi bán của DN đều có sức tiêu thụ mạnh trong các quý. Với uy tín được lan rộng ra miền Bắc, bên cạnh số lượng khách hàng nhiều hơn thì có sự tín nhiệm của các đối tác gửi thêm mặt hàng viễn thông như đầu thu kỹ thuật số,…Điều này cho thấy chất lượng và khả năng tiêu thụ ổn định của hàng hóa của công ty có xu hướng ổn định tăng và duy trì ở mức an toàn.

Tuy nhiên bên cạnh đó, chi phí phát sinh quá lớn khiến DN không tạo được lợi nhuận giữ lại trong suốt quá trình hoạt động kinh doanh. Đặc biệt là các khoản chi phí phát sinh trực tiếp trong quá trình kinh doanh chiếm giá trị lớn nhất trong tổng chi phí của DN. Chi phí này tăng tập trung chủ yếu do chi phí nguyên vật liệu đầu vào tăng cao và chiếm tới 70 – 80% trong tổng chi phí của DN. Nguyên nhân như đã phân tích ngay ở trên là do giá cả nguyên vật liệu qua các năm tăng cao. Cùng với đó, các chi phí cho bán hàng, hoạt động kinh doanh như chi phí nhân công, chi phí bán hàng, chi phí quản lý… của công ty đều lớn và tăng qua từng năm khiến dẫn tới khó có thể điều chỉnh trong thời gian ngắn và buộc DN đành chấp nhận sử dụng giá cả của dịch vụ với chi phí thị trường. Ngoài ra còn yếu tố chủ quan, vì DN định hướng tương lai, phát

triển lâu dài, hi sinh lợi ích ngắn hạn, tập trung thâm nhập và phát triển thị trường, mở rộng quy mô song song với quá trình xây dựng chuỗi giá trị từ cung cấp – lắp rắp – kinh doanh, phát triển các dòng sản phẩm khác nên nhiều khoản chi phí hình thành trong quá trình hoạt động trực tiếp tới kết quả kinh doanh của DN.

Như vậy, mặc dù DT của công ty luôn ở mức cao và có xu hướng tăng mạnh trở lại sau thời gian giảm năm 2012 nhưng nguồn lợi ích này không đủ bù đắp cho chi phí bỏ ra phục vụ hoạt động kinh doanh. Điều này đã làm cho tổng lợi nhuận kế toán trước thuế và lãi vay của công ty có xu hướng giảm và đặc biêt trong 2 năm 2012 và 2013, hoạt động kinh doanh không đem lại hiệu quả khiến công ty luôn trong tình trạng bị thua lỗ. Cụ thể năm 2012 tổng LNKT trước thuế và lãi vay của công ty đạt âm 322.114.632 đồng giảm 278,19% so với năm 2011 và trong năm 2013 lợi nhuận kế toán trước thuế và lãi vay bị thua lỗ nhiều hơn 472.539.966 đồng tương ứng tăng giảm thêm 46,70% so với năm 2012.

+ Nguyên nhân thứ hai xuất phát từ nguồn vốn hoạt động:

Năm 2012, tổng nguồn vốn của công ty tăng 1.841.920.396 đồng tương ứng tăng 82,60% so với năm 2011, và trong năm 2013 nguồn vốn của công ty tiếp tục tăng 2.518.786.042 đồng tương ứng tăng 61,86% so với năm 2012. Nguồn vốn hoạt động của DN có xu hướng tăng liên tục trong các năm chủ yếu do các khoản tăng từ các chi phí kết chuyển thành các khoản phải trả ngắn hạn liên tục trong 3 năm. Doanh thu tăng dần qua các năm tuy nhiên số nợ phải trả (chủ yêu là nợ ngắn hạn) tăng ở mức đáng kể nên công ty liên tiếp phải bổ sung thêm nguốn vốn để tiếp tục hoạt động sản xuất kinh doanh. Theo số liệu Bảng Cân đối kế toán năm 2013 ta thấy nghĩa vụ nợ phải trả của DN chỉ là 1.791.049.448 đồng nhưng đến năm 2012 chỉ tiêu này tăng 120,82% trong năm 2012 và đạt 6.947.183.956 đồng trong năm 2013. Các khoản nợ này phát sinh từ hoạt động thu mua nguyên vật liệu và tiền hàng trả chậm, trả góp cùng với những khoản nộp BHXH mà DN chưa thực hiện với cơ quan nhà nước hình thành tài khoản chi phí phải trả, phải nộp ngắn hạn khác. Đây là dòng tiền phát sinh chi phí phải trả trong tương lai do đó, nó trực tiếp tác động tới doanh thu và khiến dòng lợi ích thu về của DN bị ảnh hưởng. Cùng với đó, các khoản nợ này luôn đi kèm với nghĩa vụ bắt buộc hoàn trả của DN do đó nó tiềm tàng nhiều rủi ro, dễ dàng phát sinh các khoản chi trong quá trình sử dụng và quản lý nguồn vốn. Bên cạnh đó, công ty chưa có khả năng tiếp cận các nguồn tài trợ dài hạn do chưa đáp ứng được những điều kiện cần thiết

46

khiến cho công ty phụ thuộc chủ yếu từ nguồn chi phí vay ngắn hạn. Công ty có dự định vay dài hạn tại ngân hạn nhưng thủ tục thẩm định và tài liệu cần chi tiết và có một số liệu khả quan. Điều này dẫn tới DN mất khả năng tự chủ và dễ dàng gặp các rủi ro thanh toán trong quá trình hoạt động kinh doanh gây ảnh hưởng tới khả năng sinh lời của tổng nguồn vốn, giảm sức cạnh tranh trên thị trường ảnh hưởng trực tiếp tới hiệu quả kinh doanh của DN.

Từ những tác động trên có thể thấy, tỷ suất sinh lời của vốn (ROI) của công ty Cổ phần Viễn thông Hà An cho thấy hiệu quả sử dụng nguồn vốn của công ty rất kém, hoạt động kinh doanh của DN đang gặp khó khăn, khả năng tiêu thụ hàng hóa thấp, chi phí phát sinh lớn gây tổn thất, thất thoát và lãng phí cho DN, giảm sức sinh lời từ doanh thu, ảnh hưởng trực tiếp tới hiệu quả kinh doanh của DN.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả kinh doanh tại công ty cổ phần Viễn thông Hà An (Trang 38)