Tỷ suất sinh lời của VCSH của công ty năm 2012 đạt âm 275,74% giảm 309,03% so với năm 2011 và năm 2013 đạt âm 132,55% giảm thêm 143,19% so với năm 2012. Kết quả của chỉ tiêu này cho thấy năm 2011 công ty tạo ra 33,29 đồng lợi nhuận sau thuế trên 100 đồng vốn đầu tư cho hoạt động kinh doanh. Tuy nhiên, đến năm 2012 do kinh doanh không hiệu quả DN mất tới 275,74 đồng bù lỗ cho hoạt động kinh doanh và khoản bù đắp này năm 2013 đạt 132,55 đồng. Nguyên nhân dẫn tới kết quả ROE của DN thấp là vì:
+Nguyên nhân thứ nhất là do lợi nhuận sau thuế của công ty:
Lợi nhuận của công ty có xu hướng giảm liên tục và âm trong 2 năm 2012 và 2013. Như đã phân tích ở trên, mặc dù DT của công ty luôn ở mức cao và có xu hướng tăng mạnh trở lại sau thời gian giảm năm 2012 nhưng nguồn lợi ích này không đủ bù đắp cho chi phí bỏ ra phục vụ hoạt động kinh doanh, nên làm cho công ty luôn trong tình trạng bị thua lỗ trong hai năm gần đây.Việc kinh doanh không hiệu quả khiến DN mất dòng lợi ích trước thuế thậm chí còn thâm hụt vào vốn tự có của công ty. Điều này gây ảnh hưởng trực tiếp hoạt động kinh doanh của DN. Nó ảnh hưởng trực tiếp tới nguồn vốn của chủ sở hữu DN, tác động tới hiệu quả kinh doanh cũng như những quyết định mang tính vĩ mô của nhà quản trị.
Nếu như năm 2012, VCSH của DN của công ty đạt 116.820.240 đồng, giảm 322.114.632 đồng tương ứng giảm 73,39% so với năm 2011 thì đến năm 2013, VCSH của công ty chỉ còn âm 356.492.198 đồng giảm thêm 405,16% so với năm 2011. Theo đánh giá từ các hoạt động của công ty có thể thấy với mô hình DN là công ty tư nhân nên nguồn góp vốn chủ yếu đến từ các cổ đông nắm giữ cổ phiếu của DN và lợi nhuận tạo ra sau quá trình sản xuất kinh doanh của công ty. Trong trường hợp DN có lợi nhuận sau thuế thì dòng tiền này chủ yếu dùng để trả lãi cho nhà đầu tư và đóng góp vào lợi nhuận giữ lại của DN làm tăng giá trị vốn chủ sở hữu. Tuy nhiên, như đã phân tích ở trên, DN không phát sinh dòng lợi nhuận sau thuế thậm chí còn thua lỗ dẫn tới vốn chủ sở hữu không được cải thiện qua các năm. Do đó, công ty đang rơi vào tình trạng nguồn vốn âm và giá trị nhỏ hơn giá trị các khoản nợ. Bên cạnh đó, hoạt động huy động vốn và bổ sung nguồn vốn tự có không được thực hiện trong các năm khiến tình hình nguồn vốn không được cải thiện. Kinh doanh không có hiệu quả khiến hoạt động chuyển lỗ từ hoạt động sản xuất kinh doanh sang vốn chủ sở hữu làm tình hình nguồn vốn tự có của DN bị sụt giảm nghiêm trọng. Đây cũng là nguyên nhân khiến các nhà đầu tư e dè và lo lắng khi khoản góp của mình không có khả năng sinh lời tương đương với giá trị nó bỏ ra từ đó ảnh hưởng đến các quyết định đầu tư thêm từ các chủ DN. Vốn chủ sở hữu thấp ảnh hưởng trực tiếp tới khả năng hoạt động của DN, nó tác động tới khả năng tự chủ về vốn trong quá trình đầu tư tài sản phục vụ mục đích kinh doanh và hạn chế khả năng nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của DN.
Qua chỉ tiêu ROE cho thấy hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu của công ty rất kém, Vì vậy để cải thiện tỷ suất sinh lời của vốn chủ sở hữu công ty cần có kế hoạch kinh doanh có hiệu quả và chiến lược quản lý vốn rõ ràng nhằm nâng cao uy tín của DN, thu hút thêm kênh đầu tư và cải thiện tình hình nguồn vốn hiện tại.