Các chỉ tiêu thường dùng để đo lường rủi ro tín dụng

Một phần của tài liệu Giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tại NHNoPTNT huyện sông hinh tỉnh phú yên (Trang 60)

3.3.3 3.3.3

3.3.3 Các chỉ tiêu Các chỉ tiêu Các chỉ tiêu Các chỉ tiêu thường dùng để thường dùng để thường dùng để đo lường rủi ro tín dụngthường dùng để đo lường rủi ro tín dụngđo lường rủi ro tín dụng đo lường rủi ro tín dụng

Tín dụng là sản phẩm mang lại nhiều lợi nhuận cho ngân hàng nhưng đồng thời cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro nhất. Rủi ro tín dụng là điều không thể tránh khỏi khi cấp tín dụng. Vấn đề là ta phải biết hạn chế rủi ro đến mức thấp nhất, sau đây ta xem xét thực trạng rủi ro tín dụng tại chi nhánh NHNo&PTNT Huyện Sông Hinh được thể hiện qua các chỉ tiêu sau đây:

3.3.3.1 3.3.3.1 3.3.3.1

3.3.3.1 Tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợTỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợTỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợTỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ

Tỷ lệ nợ quá hạn của ngân hàng qua các năm như sau: Bảng 3.3.6: Tình hình tỷ lệ nợ quá hạn

Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Nợ quá hạn 4.624 9.178 14.324 Dư nợ 82.109 104.036 145.112 Tỷ lệ nợ quá hạn/ Tổng dư nợ(%) 5,63 8,82 9,87

Nguồn: báo cáo kết quả kinh doanh của NHNo&PTNT Huyện Sông Hinh.

Một thực tế không thể tránh khỏi là ở bất cứ ngân hàng nào cũng đều tồn tại một tỷ nợ quá hạn trong tổng mức dư nợ cho vay của mình, điều khác biệt là tỷ lệ này cao hay thấp tùy mỗi ngân hàng. Riêng đối với NHNo&PTNT Huyện Sông Hinh thì tỷ lệ này còn cao và tăng dần qua các năm. Năm 2007 tỷ lệ này là 5,63% so với tổng dư nợ, năm 2008 tỷ lệï này tăng lên 8,82% so với tổng dư nợ và nợ năm 2009 tỷ lệ này là 9,87% so với tổng dư nợ. Điều này cho thấy chất lượng tín dụng của ngân hàng chưa được tốt, trong những năm tới ngân hàng cần

3.3.3.2 3.3.3.2 3.3.3.2

3.3.3.2 Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợTỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợTỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợTỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ

Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ của ngân hàng qua các năm như sau: Bảng 3.3.7: Tình hình tỷ lệ nợ xấu

Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Nợ xấu 2.730 4.732 6.261 Dư nợ 82.109 104.036 145.112 Tỷ lệ nợ xấu/ Tổng dư nợ (%) 3,32 4,55 4,31

Nguồn: báo cáo kết quả kinh doanh của NHNo&PTNT Huyện Sông Hinh.

Nhìn bảng trên ta thấy tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ năm 2007 là 3,32%, sang năm 2008 tỷ lệ này tăng lên là 4,55% nhưng sang năm 2009 tỷ lệ này giảm xuống còn 4,31%. Điều này cho thấy NHNo&PTNT Huyện Sông Hinh đã tích cực trong công tác thu hồi nợ xấu. Đồng thời tỷ lệ nợ xấu trong 3 năm đều dưới 5% cho thấy ngân hàng luôn giữ tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ ở mức cho phép đảm bảo an toàn hoạt động của ngân hàng.

3.3.3.3 3.3.3.3 3.3.3.3

3.3.3.3 Tỷ lệ nợ quá hạn có khả năng mất vốn/ Dư nợ quá hạnTỷ lệ nợ quá hạn có khả năng mất vốn/ Dư nợ quá hạnTỷ lệ nợ quá hạn có khả năng mất vốn/ Dư nợ quá hạnTỷ lệ nợ quá hạn có khả năng mất vốn/ Dư nợ quá hạn

Tình hình tỷ lệ nợ quá hạn có khả năng mất vốn/ Dư nợ quá hạn qua các năm như sau:

Bảng 3.3.8: Tình hình tỷ lệ nợ có khả năng mất vốn/ dư nợ quá hạn

Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Nợ có khả năng mất vốn ( Nợ nhóm 5 ) 800 2.112 2.446 Dư nợ quá hạn 4.624 9.178 14.324 Nợ có khả năng mất vốn/ Dư nợ quá hạn(lần) 0,17 0,23 0,17

Nhìn bảng trên ta thấy tỷ lệ nợ có khả năng mất vốn trên dư nợ quá hạn năm 2007 là 0,17 lần sang năm 2008 tỷ lệ này tăng lên 0,23 lần nhưng đến năm 2009 giảm xuống còn lại 0,17 lần. Cho thấy ngân hàng đã tích cực trong việc giảm nợ có khả năng mất vốn.

3.3.3.4 3.3.3.4 3.3.3.4

3.3.3.4 Hệ số rủHệ số rủHệ số rủHệ số rủi ro tín dụng:i ro tín dụng:i ro tín dụng: i ro tín dụng:

Hệ số rủi ro tín dụng của ngân hàng qua 3 năm như sau: Bảng 3.3.9: Tình hình hệ số rủi ro tín dụng

Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Dư nợ cho vay 82.109 104.036 145.112 Tổng tài sản có 90.367 109.495 162.054 Hệ số rủi ro tín dụng ( % ) 90,9 95 89,5

Nguồn: báo cáo kết quả kinh doanh của NHNo&PTNT Huyện Sông Hinh.

Nhìn vào bảng trên ta thấy hệ số rủi ro tín dụng của ngân hàng tương đối cao, đồng nghĩa lợi nhuận của ngân hàng cao nhưng rủi ro cũng nhiều, hệ số năm 2008 của ngân hàng là 95% cao nhất trong 3 năm và trong năm này lợi nhuận của ngân hàng giảm mạnh, điều này cho thấy ngân hàng đã gia tăng dư nợ cho vay nhưng không kiểm soát được rủi ro. Nhận thấy được điều này năm 2009 ngân hàng đã cố giảm hệ số này xuống còn 89,5% trong khi đó hệ số này năm 2008 là 95%, hệ số năm 2009 giảm là do tốc độ tăng trưởng của dư nợ cho vay ( 39,5% ) thấp hơn tốc độ tăng trưởng của tổng tài sản ( 48% ) để đảm bảo cho hoạt động của ngân hàng.

Một phần của tài liệu Giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tại NHNoPTNT huyện sông hinh tỉnh phú yên (Trang 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)