Tình hình huy động vốn

Một phần của tài liệu Giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tại NHNoPTNT huyện sông hinh tỉnh phú yên (Trang 28)

3.1 3.1

3.1 Tình hình hoạt động kinh doanhTình hình hoạt động kinh doanhTình hình hoạt động kinh doanhTình hình hoạt động kinh doanh 3.1.1

3.1.13.1.1 3.1.1

3.1.1 Tình hình huy động vốnTình hình huy động vốnTình hình huy động vốnTình hình huy động vốn 3.1.1.1

3.1.1.1 3.1.1.1

3.1.1.1 Tình hình chTình hình chTình hình chTình hình chung về công taung về công taung về công tác ung về công taùc ùc ùc huy động vốnhuy động vốnhuy động vốn huy động vốn

Công tác huy động vốn được xác định là nhiệm vụ hàng đầu trong công tác kinh doanh, chi nhánh luôn chấp hành đúng cơ chế kế hoạch “có tăng trưởng nguồn vốn mới tăng trưởng tín dụng”. Kết quả thực hiện trong 3 năm 2007, 2008, 2009 như sau. Bảng 3.1.1: Kết quả huy động vốn Đơn vị tính: triệu đồng So sánh 2008/2007 So sánh 2009/2008 Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 ST % ST % Tổng nguồn vốn 48.151 57.328 42.333 9.177 19,1 -14.995 -26,2

Nguồn: báo cáo kết quả kinh doanh của NHNo&PTNT Huyện Sông Hinh.

Biểu đồ 3.1.1: Tình hình huy động vốn 10000 20000 30000 40000 50000 60000 70000 Tổng nguồn vốn

Nhìn vào bảng tổng kết và biểu đồ ta thấy, tổng nguồn vốn huy động của ngân hàng tương đối ổn định qua các năm, tuy lượng vốn biến đổi qua các năm không lớn. Do có chính sách và biện pháp huy động cùng với lãi suất hợp lý, nên trong 2 năm 2007 – 2008 nguồn vốn huy động của ngân hàng ngày một tăng, cụ thể tổng nguồn vốn huy động đến 31/12/2008 đạt: 57.328 triệu đồng, tăng 9.177 triệu đồng tương đương tăng 19,1% so với năm 2007.

Nhưng do những tháng cuối năm 2009 lãi suất huy động lên xuống thất thường đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến tư tưởng người gửi tiền nên cuối năm 2009 nguồn huy động vốn của ngân hàng giảm chỉ đạt 42.333 triệu đồng, giảm 14.995 triệu đồng tức giảm 26,2% so với năm 2008. Tuy nhiên cũng phải nhìn nhận thẳng rằng công tác tuyên truyền, quảng bá, tiếp thị về huy động vốn trong những tháng cuối năm 2009 làm chưa tốt, tầm nhận thức về vai trò quan trọng của công tác huy động vốn trong hoạt động kinh doanh của cán bộ công nhân viên kể cả ban lãnh đạo điều hành trong những tháng cuối năm 2009 bị giảm sút. Điều này cho thấy trong thời gian tới ngân hàng cần phải quan tâm và chú trọng đến công tác huy động vốn.

3.1.1.2 3.1.1.2 3.1.1.2

3.1.1.2 Kết Kết Kết Kết cấu của nguồn vốn huy độngcấu của nguồn vốn huy độngcấu của nguồn vốn huy độngcấu của nguồn vốn huy động

Hiệu quả của vốn huy động không những phụ thuộc vào số lượng huy động mà còn phụ thuộc khá lớn vào kết cấu của nguồn vốn huy động được. Nguồn vốn huy động vốn của ngân hàng trong những năm qua có những thay đổi đáng kể. Nguồn vốn ngân hàng có kết cấu như sau:

Phân theo kPhân theo kPhân theo kPhân theo k h h h hnnnn

Tỷ trọng và xu hướng phát triển của nguồn vốn này được phản ánh trong bảng 3.1.2 và biểu đồ 3.1.2:

Bảng 3.1.2: Nguồn vốn phân theo kỳ hạn Đơn vị tính: triệu đồng Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 2008/2007 So sánh 2009/2008 So sánh Chỉ Tiêu ST % ST % ST % ST % ST % TGKKH 33.797 70,2 37.959 66,2 19.902 47 4.162 12,3 -18.057 -47,6 TGCKH 14.354 29,8 19.369 33,8 22.431 53 5.015 34,9 3.062 15,8 Tổng NV 48.151 100 57.328 100 42.333 100 9.177 19,1 -14.995 -26,2

Nguồn: báo cáo kết quả kinh doanh của NHNo&PTNT Huyện Sông Hinh.

Biểu đồ 3.1.2: Tỷ trọng cơ cấu nguồn vốn phân theo kỳ hạn Năm 2007 29.81% 70.19% Tiền gửi không kỳ hạn Tiền gửi có kỳ hạn Năm 2008 66.21% 33.79% Tiền gửi không kỳ hạn Tiền gửi có kỳ hạn Năm 2009 47.01% 52.99% Tiền gửi không kỳ hạn Tiền gửi có kỳ hạn

Nhìn vào bảng tổng kết và biểu đồ ta thấy tỷ trọng nguồn vốn không kỳ hạn của chi nhánh đang có xu hướng giảm, năm 2007 tỷ trọng của nguồn vốn này chiếm 70,2% so với tổng nguồn vốn nhưng năm 2008 giảm xuống còn 66,2% và năm 2009 giảm xuống chỉ còn 47% so với tổng nguồn vốn. Tiền gửi không kỳ hạn năm 2009 giảm mạnh so với năm 2008, năm 2009 tiền gửi không kỳ hạn là 19.902 triệu đồng giảm 47,6% so với năm 2008, trong những năm tới ngân hàng cần phải tăng cường huy động loại tiền gửi này.

Trong khi đó nguồn vốn có kỳ hạn đang có xu hướng tăng dần năm 2007 tỷ trọng của nguồn vốn này chỉ có 29,8% so với tổng nguồn vốn nhưng đến năm 2008 tỷ trọng của nguồn vốn này tăng lên 33,8% và năm 2009 tăng cao đạt 53% so với tổng nguồn vốn, tiền gửi có kỳ hạn không chỉ tăng về tỷ trọng mà còn tăng về cả số tiền, năm 2008 tiền gửi có kỳ hạn là 19.369 triệu đồng tăng 34,9% so với năm 2007, sang năm 2009 tiền gửi có kỳ hạn là 22.431 triệu đồng tăng 15,8% so với năm 2008. Sở dĩ ngân hàng đạt được kết quả này là do hình thức có kỳ hạn của ngân hàng rất đa dạng, đáp ứng được mọi nhu cầu của người gửi, ngân hàng đang huy động với các kỳ hạn sau: 1 tháng, 2 tháng, 3 tháng, 6 tháng, 9 tháng, 12 tháng, và trên 12 tháng. Thời hạn đa dạng đã đáp ứng mọi mục đích của người gửi tiền: gửi với mục đích sinh lợi, gửi với mục đích thanh toán, gửi với mục đích an toàn.

Khoản tiền huy động từ nguồn vốn có kỳ hạn là quan trọng với bất cứ ngân hàng nào. Đây là nguồn chủ yếu cho vay trung và dài hạn, lãi suất cho vay trung và dài hạn rất cao, từ đó ngân hàng kiếm được nhiều lợi nhuận. Lấy nguồn vốn có kỳ hạn để cho vay trung và dài hạn là một cách để giảm bớt rủi ro thanh khoản và rủi ro lãi suất. Từ đó cho thấy cơ cấu nguồn vốn theo kỳ hạn của NHNo&PTNT Huyện Sông Hinh là tương đối hợp lý khi gia tăng tiền gửi có kỳ hạn, mặc dù vậy tiền gửi không kỳ hạn vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn

vốn, năm 2009 đúng là tỷ trọng tiền gửi có kỳ hạn chiếm tỷ trọng cao hơn tiền gửi không kỳ hạn nhưng nguyên nhân tăng là do tiền gửi không kỳ hạn năm 2009 giảm mạnh so với năm 2008 chứ không phải là do tiền gửi có kỳ hạn tăng cao, điều này tạo ra nguồn vốn rất bất ổn định trong công tác tín dụng của chi nhánh. Chính vì vậy, chi nhánh cần chú trọng đến thời gian đáo hạn của món vay. Làm như thế nào bảo đảm tính thanh khoản, vừa đảm bảo chu kỳ của đối tượng vay và đồng thời phải tăng cường huy động tiền gửi không kỳ hạn.

PhâPhâPhâPhân theo khách hàngn theo khách hàngn theo khách hàng n theo khách hàng

Bảng 3.1.3: Cơ cấu nguồn vốn phân theo khách hàng

Đơn vị tính: triệu đồng Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 2008/2007 So sánh 2009/2008 So sánh Chỉ tiêu ST % ST % ST % ST % ST % TG dân cư 14.516 30,2 19.569 34,1 22.516 53,2 5.053 34,8 2.947 15,1 TG TCKT- TCXH 9.836 20,4 9.108 15,9 8.385 19,8 -728 -7,4 -723 -7,9 TG kho bạc 23.689 49,2 28.536 49,8 11.406 26,9 4.847 20,5 - 17.130 -60 TG khác 110 0,2 115 0,2 26 0,1 5 4,5 -89 -77,4 Tổng NV 48.151 100 57.328 100 42.333 100 9.177 19,1 14.995 - -26,2

Biểu đồ 3.1.3: Nguồn vốn phân theo khách hàng

Nhìn vào biểu đồ ta thấy:

Trong 2 năm 2007 và năm 2008 tiền gửi kho bạc chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng nguồn vốn huy động được, năm 2007 tiền gửi kho bạc có tỷ trọng là 49,2%, sang năm 2008 tỷ trọng của tiền gửi này là 49,8%. Tiếp đến tiền gửi có tỷ trọng cao thứ hai là tiền gửi dân cư, năm 2007 tỷ trọng của loại tiền gửi này là 30,2% và sang năm 2008 tỷ trọng của loại tiền này là 34,1%. Còn lại tiền gửi của tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội và tiền gửi khác có tỷ trọng tương đối thấp, tiền gửi tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội có tỷ trọng khoảng 20% so với tổng nguồn vốn và tiền gửi khác có tỷ trọng khoảng 0,2% so với tổng nguồn vốn. Nhưng bắt đầu sang năm 2009 có sự thay đổi tỷ trọng, tiền gửi dân cư có tỷ trọng cao nhất (53,2%), tiếp đến mới là tiền gửi kho bạc (26,9%) và thấp nhất là tiền gửi kinh tế, tổ chức và tiền gửi khác. Đối với Sông Hinh là một huyện có dân số ít, kinh tế còn chủ yếu là sản xuất nông nghiệp, đời sống nhân dân chưa khá giả, số lượng doanh nghiệp trên địa bàn huyện không nhiều, vì vậy cơ cấu nguồn vốn phân theo khách hàng như trên cũng là điều dễ hiểu.

0 5000 10000 15000 20000 25000 30000

Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009

Tiền gửi dân cư

Tiền gửi TCKT-TCXH Tiền gửi kho bạc

Tiền gửi khác

Về tiền gửi kho bạc ta thấy năm 2008 lượng tiền gửi này tăng cao đạt 28.536 triệu đồng tăng 20,5% so với năm 2007 tuy nhiên đến năm 2009 giảm xuống chỉ còn 11.406 triệu đồng giảm 60% so với năm 2008. Lý do tiền gửi kho bạc năm 2009 giảm mạnh là do nhà nước ra quyết định rút tiền gửi kho bạc từ ngân hàng thương mại về ngân hàng nhà nước làm cho tiền gửi kho bạc ở các ngân hàng thương mại giảm và NHNo&PTNT Huyện Sông Hinh cũng không phải là ngoại lệ.

Về tiền gửi dân cư : tiền gửi dân cư là khối lượng tiền nhàn rỗi của nhân dân gửi vào ngân hàng để hưởng lãi hoặc tiết kiệm cho chi tiêu trong tương lai. Tiền gửi dân cư chủ yếu là tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn. Đây là nguồn vốn có tính ổn định cao nhất và là nguồn vốn chủ yếu để ngân hàng thực hiện đầu tư. Nhận thức được vai trò quan trọng của tiền gửi dân cư, NHNo&PTNT Huyện Sông Hinh luôn luôn xây dựng chính sách thu hút nguồn vốn rất hợp lý: điều chỉnh lãi suất tiền gửi, thực hiện chính sách khuyến khích người dân gửi tiền vào ngân hàng, cải tiến phương thức giao dịch… chính vì thế nên nguồn vốn tiền gửi của dân cư không ngừng tăng và chiếm tỷ trọng khá cao trong tổng nguồn vốn. Thật vậy, năm 2008 tiền gửi dân cư đạt 19.569 triệu đồng, tăng 34,8% so với năm 2007, năm 2009 tiền gửi dân cư tiếp tục tăng đạt 22.516 triệu đồng tăng 15,1% so với năm 2008.

Nguồn tiền gửi của các tổ chức kinh tế còn tương đối thấp và có xu hướng giảm, lượng biến đổi qua các năm không lớn, năm 2008 tiền gửi các tổ chức kinh tế giảm xuống còn 9.108 triệu đồng, giảm khoảng 7,4% so với năm 2007, năm 2009 giảm khoảng 7,9% so với năm 2008. Nguồn tiền gửi của các tổ chức kinh tế đa số là của các doanh nghiệp nhà nước có khoản vốn tạm thời nhàn rỗi chưa sử dụng đem gửi vào ngân hàng nhằm mục đích sinh lời. Thiết nghĩ trong thời

hàng là các tổ chức kinh tế. Mặc dù nguồn tiền gửi này không ổn định, ngân hàng luôn phải đáp ứng các nhu cầu thanh toán của doanh nghiệp nhưng khi đã mở rộng được quan hệ, tạo được uy tín với nhiều doanh nghiệp thì nguồn vốn gửi này sẽ đóng góp một vai trò cực kỳ quan trọng trong công tác huy động vốn của ngân hàng. Nếu như xét trong một khoảng thời gian dài thì tiền gửi này có sự ổn định tương đối bởi ít khi nhiều doanh nghiệp cùng rút tiền một lúc. Vấn đề đặt ra là phải quản lý thật tốt nguồn tiền gửi này, nắm vững tình hình để đáp ứng kịp thời nhu cầu của khách hàng, tạo được uy tín và thu hút được nhiều doanh nghiệp hơn.

Phân theo loại tiềnPhân theo loại tiềnPhân theo loại tiềnPhân theo loại tiền

Bảng 3.1.4: Cơ cấu nguồn vốn phân theo loại tiền

Đơn vị tính: Triệu đồng Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 2008/2007 So sánh 2009/2008 So sánh Chỉ Tiêu ST % ST % ST % ST % ST % TG nội tệ 48.111 99,9 57.269 99,9 42.261 99,8 9.158 19 -15.008 -26,2 TGNT(Qui đổi) 40 0,08 59 0,1 72 0,17 19 47,5 13 22 Tổng NV 48.151 100 57.328 100 42.333 100 9.177 19,1 14.995 26,2

Biểu đồ 3.1.4: Tỷ trọng cơ cấu nguồn vốn phân theo loại tiền

Nhìn vào biểu đồ ta thấy tiền gửi nội tệ chiếm tỷ trọng lớn hơn 90% so với tổng nguồn vốn, ngoại tệ có tỷ trọng rất nhỏ tỷ trọng chỉ chiếm khoảng hơn 0,1% so với tổng nguồn vốn, tuy những năm sau có tăng nhưng không đáng kể. Nguyên nhân là do ngân hàng nằm trên địa bàn mà nền kinh tế vẫn còn nhỏ lẻ nên hình thức thanh toán chủ yếu bằng VND.

Một phần của tài liệu Giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tại NHNoPTNT huyện sông hinh tỉnh phú yên (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)