Phân tích tình hình và thực trạng rủi ro cho vay:

Một phần của tài liệu Giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tại NHNoPTNT huyện sông hinh tỉnh phú yên (Trang 51)

3.3.2 3.3.2

3.3.2 Phân tích tình hìnPhân tích tình hìnPhân tích tình hìnPhân tích tình hình và thực trạng rủi ro cho vayh và thực trạng rủi ro cho vayh và thực trạng rủi ro cho vay:::: h và thực trạng rủi ro cho vay 3.3.2.1

3.3.2.1 3.3.2.1

3.3.2.1 Tình hình chung về rủi ro cho vay Tình hình chung về rủi ro cho vay Tình hình chung về rủi ro cho vay Tình hình chung về rủi ro cho vay:::: Bảng 3.3.1: Tình chung về rủi ro cho vay

Đơn vị tính: triệu đồng So sánh

2008/2007

So sánh 2009/2008 Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009

ST % ST % 1. Nợ đủ tiêu chuẩn 77.485 94.858 130.788 17.373 22,4 3.593 37,9 2. Nợ quá hạn 4.624 9.178 14.324 2.552 134,7 3.617 81,4 Nợ cần chú ý 1.894 4.446 8.063 2.552 134,7 3.617 81,4 Nợ xấu 2.730 4.732 6.261 2.002 73,3 1.529 32,3 3. Nợ quá hạn/ Nợ đủ tiêu chuẩn (%) 5,97 9,68 10,95

Nguồn: báo cáo kết quả kinh doanh của NHNo&PTNT Huyện Sông Hinh.

Biểu đồ 3.3.1: Tình hình rủi ro cho vay

0 20000 40000 60000 80000 100000 120000 140000

Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009

Nợ đủ tiêu chuẩn Nợ quá hạn

Qua số liệu và biểu đồ ta thấy nợ đủ tiêu chuẩn chiếm tỷ trọng cao, hơn 90% so với tổng dư nợ, còn lại nợ quá hạn chiếm tỷ trọng thấp dưới 10%. Tuy nhiên trong 3 năm nợ quá hạn đều tăng dần cả về tuyệt đối lẫn tương đối.

Nợ quá hạn năm 2008 là 9.178 triệu đồng tăng 134,7% so với năm 2007, năm 2009 nợ quá hạn là 14.324 triệu đồng tăng 81,4% so với năm 2008. Nợ quá hạn tăng là do ảnh hưởng từ sự suy thoái, khủng hoảng kinh tế thế giới năm 2008 và sự suy giảm kinh tế trong nước đã làm ảnh hưởng đến hoạt động của ngành ngân hàng nói chung và của NHNo&PTNT nói riêng. Ngoài ra do ảnh hưởng của thiên tai, bão lũ, đầu năm bị dịch bệnh lở mồm, long móng ở gia súc, giữa năm bị ảnh hưởng cơn bão số 9, gần cuối năm lại bị ảnh hưởng của cơn bão số 11 đã ảnh hưởng trực tiếp tới thu nhập của người nông dân và hoạt động tín dụng của ngân hàng. Đồng thời ta thấy, tỷ lệ nợ quá hạn trên nợ đủ tiêu chuẩn cũng tăng dần qua các năm, năm 2007 tỷ lệ này là 5,79%, năm 2008 tỷ lệ này là 9,68% và năm 2009 tỷ lệ này là 10,95%. Điều này không tốt nếu số nợ này trở thành nợ xấu, nợ khó đòi sẽ ảnh hưởng xấu đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng.

Trong nợ quá hạn ta thấy nợ cần chú ý và nợ xấu có xu hướng tăng dần qua các năm. Nợ cần chú ý năm 2008 là 4.446 triệu đồng tăng 134,7% so với năm 2007 và năm 2009 nợ cần chú ý là 8.063 triệu đồng tăng 81,4% so với năm 2008, nợ cần chú ý tăng là do khách hàng chưa thu được tiền đối tác, nông sản chưa bán được…dẫn đến quá hạn thời gian ngắn từ 10 đến 20 ngày. Nợ xấu năm 2008 là 2.730 triệu đồng tăng 73,3% so với năm 2007, năm 2009 là 6.261 triệu đồng tăng 32,3% so với năm 2008. Nợ xấu của ngân hàng trong 3 năm đều tăng dần cho thấy chất lượng tín dụng có xu hướng giảm, việc đôn đốc thu hồi nợ xấu của ngân hàng chưa tốt.

3.3.2.2 3.3.2.2 3.3.2.2

3.3.2.2 Phân tích tìnhPhân tích tìnhPhân tích tình hình và thực trạng nợ xấuPhân tích tình hình và thực trạng nợ xấu hình và thực trạng nợ xấu hình và thực trạng nợ xấu

Nợ xấuNợ xấuNợ xấuNợ xấu phân theo khả năng thu hồi phân theo khả năng thu hồi phân theo khả năng thu hồi phân theo khả năng thu hồi Bảng 3.3.2: Tình hình nợ xấu

Đơn vị tính: triệu đồng Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 2008/2007 So sánh 2009/2008 So sánh Chỉ tiêu ST % ST % ST % ST % ST % Nợ nhóm 3 775 28,4 1.143 24,2 2.021 32,3 368 47,5 878 76,8 Nợ nhóm 4 1.155 42,3 1.477 31,2 1.794 28,7 322 27,9 317 21,5 Nợ nhóm 5 800 29,3 2.112 44,6 2.446 39 1.312 164 334 15,8 Tổng nợ xấu 2.730 100 4.732 100 6.261 100 2.002 73,3 1.529 32,3

Nguồn: báo cáo kết quả kinh doanh của NHNo&PTNT Huyện Sông Hinh.

Biểu đồ 3.3.2: Tình hình nợ xấu

Nhìn vào biểu đồ ta thấy:

Năm 2008 nợ nhóm 3 là 1.143 triệu đồng tăng 47,5% so với năm 2007, sang năm 2009 nợ nhóm 3 là 2.021 triệu đồng tăng 76,8% so với năm 2008.

0 500 1000 1500 2000 2500 3000

Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009

Nợ nhóm 3 Nợ nhóm 4 Nợ nhóm 5

Năm 2008 nợ nhóm 4 là 1.477 triệu đồng tăng 27,9% so với năm 2007, sang năm 2009 nợ nhóm 4 là 1.794 triệu đồng tăng 21,5% so với năm 2008.

Năm 2008 nợ nhóm 5 là 2.112 triệu đồng tăng 164% so với năm 2007, sang năm 2009 tăng 15,8% so với năm 2008.

Như vậy qua 3 năm cả 3 nhóm nợ đều có xu hướng tăng. Nguyên nhân là do ngân hàng đã thực hiện chính sách tăng trưởng tín dụng để hỗ trợ tăng trưởng kinh tế theo gói kích cầu của chính phủ, dư nợ đều tăng cao qua các năm mà ta biết áp lực tăng trưởng tín dụng cao là một trong những cản trở đối với việc giảm mạnh tỷ lệ nợ xấu và khả năng mất vốn cũng rất cao. Thực vậy trong 2 năm 2007 đến 2008 nợ nhóm 5( nợ có khả năng mất vốn ) chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nợ xấu và ngày càng tăng, năm 2007 tỷ trọng nợ nhóm 5 là 29,3% sang năm 2008 tỷ trọng của nhóm nợ này tăng lên 44,6%, tuy nhiên sang năm 2009 ngân hàng đã cố gắng giảm tỷ trọng nhóm nợ này xuống còn 39%. Đây là dấu hiệu đáng mừng cho công tác giảm thiểu nợ có khả năng mất vốn của ngân hàng.

Nợ xấNợ xấNợ xấNợ xấu phân theo thời hạn cho vayu phân theo thời hạn cho vayu phân theo thời hạn cho vay u phân theo thời hạn cho vay

Bảng 3.3.3: Tình hình nợ xấu theo thời hạn cho vay

Đơn vị tính: triệu đồng

Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 2008/2007 So sánh 2009/2008 So sánh Chỉ tiêu ST % ST % ST % ST % ST % Nợ NH 2.300 84,2 3.562 75,3 5.471 87,4 1.262 54,9 1.909 53,6 Nợ xấu trung và dài hạn 430 15,8 1.170 24,7 790 12,6 740 172,1 -380 -32,5 Tổng nợ xấu 2.730 100 4.732 100 6.261 100 2.002 73,3 1.529 32,3 Nợ trung và dài

Biểu đồ 3.3.3: Tình hình nợ xấu phân theo thời hạn cho vay

Nhìn vào biểu đồ ta thấy:

Nợ xấu của cho vay ngắn hạn chiếm tỷ trọng cao trong tổng nợ xấu, năm 2007 tỷ trọng nợ xấu của cho vay ngắn hạn là 84.2% sang năm 2008 tỷ trọng này giảm nhẹ còn 75,3% nhưng sang năm 2009 lại tăng lên 87,4% và có khuynh hướng tăng dần qua các năm, năm 2008 nợ xấu của cho vay ngắn hạn là 3.562 triệu đồng tăng 54,9% so với năm 2007, sang năm 2009 nợ xấu của cho vay ngắn hạn là 5.471 triệu đồng tăng 53,6% so với năm 2008. Từ đây cho thấy rủi ro tín dụng ngân hàng rất cao phần lớn nguyên nhân là do nợ xấu cho vay ngắn hạn cao do thời hạn cho vay ngắn, ngân hàng và khách hàng xác định thời gian cho vay không chính xác, thêm vào đó là việc khách hàng làm ăn thua lỗ, hàng hóa ứ đọng không bán được dẫn đến tình trạng không thể trả nợ cho ngân hàng. Đấy cũng chính là nguyên nhân tỷ trọng cho vay ngắn hạn càng có xu hướng giảm thay vào đó là cho vay trung và dài hạn.

Nợ xấu của cho vay trung và dài hạn có tỷ trọng thấp trong tổng nợ xấu, năm 2007 tỷ trọng của nợ xấu của cho vay trung và dài hạn là 15,8%, sang năm 2008 tỷ trọng này tăng nhẹ lên 24,7% nhưng sang năm 2009 tỷ lệ này giảm

0 1000 2000 3000 4000 5000 6000

Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009

Nợ ngắn hạn

Nợ trung và dài hạn

xuống còn 12,6% và có khuynh hướng giảm dần qua các năm, năm 2008 nợ xấu của cho vay trung và dài hạn là 1170 triệu đồng, tăng cao so với năm 2007 tăng 172,1%, nhưng sang năm 2009 tỷ lệ nợ xấu giảm mạnh, giảm 32,5% so với năm 2008 đây là dấu hiệu đáng mừng. Tuy nhiên tỷ lệ nợ xấu trung và dài hạn thấp không có nghĩa là các khoản cho vay trung và dài hạn có ít rủi ro bởi các khoản vay này chưa đến ngày đáo hạn, điều này đòi hỏi cán bộ tín dụng phải thường xuyên theo dõi các khoản cho vay để sớm phát hiện ra những dấu hiệu xấu.

Để thấy rõ hơn ta xét tỷ lệ nợ trung và dài hạn/ nợ ngắn hạn thấy tỷ lệ này của ngân hàng luôn nhỏ hơn 1. Điều này cho thấy ngân hàng có nợ xấu của cho vay ngắn hạn cao hơn so với cho vay trung và dài hạn. Thực vậy, năm 2007 là 0,19, năm 2008 tỷ lệ này là 0,33 và sang năm 2009 tỷ lệ này là 0,14.

Nợ xấu pNợ xấu pNợ xấu pNợ xấu phân theo thành phần kinh tếhân theo thành phần kinh tếhân theo thành phần kinh tếhân theo thành phần kinh tế

Bảng 3.3.4: Tình hình nợ xấu phân theo thành phần kinh tế

Đơn vị tính: triệu đồng Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 2008/2007 So sánh 2009/2008 So sánh Chỉ tiêu ST % ST % ST % ST % ST % DNNN 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 DNNQD 0 0 0 0 210 3,4 0 0 210 HSXCN 2.730 100 4.732 100 6.051 96,7 2.002 73,3 1.319 27,9 Tổng nợ xấu 2.730 100 4.732 100 6.261 100 2.002 73,3 1.529 32,3

Nguồn: báo cáo kết quả kinh doanh của NHNo&PTNT Huyện Sông Hinh.

Nhìn vào bảng 3.3.4 ta thấy:

Nợ xấu khi cho hộ sản xuất và cá nhân vay chiếm một tỷ trọng lớn, trong 2 năm 2007-2008 tỷ trọng nợ xấu của cho vay hộ sản xuất và cá nhân chiếm 100% tổng nợ xấu, sang năm 2009 tỷ trọng nợ xấu có giảm nhưng không nhiều chiếm

đều tăng dần năm 2008 nợ xấu của hộ sản xuất và cá nhân là 4.732 triệu đồng tăng 73,3% so với năm 2007, năm 2009 nợ xấu của hộ sản xuất và cá nhân là 6.051 triệu đồng tăng so 27,9% với năm 2008. Nguyên nhân là do ngân hàng chú trọng mở rộng các khoản vay cho thành phần kinh tế này, hộ sản xuất và cá nhân là khách hàng truyền thống, tỷ trọng cho vay hộ sản xuất và cá nhân chiếm 93% tổng dư nợ. Ngân hàng đã chia sẽ bớt khó khăn tài chính cho hộ sản xuất và cá nhân trong bối cảnh lạm phát, chấp nhận giảm lợi nhuận của ngân hàng qua đó để giúp hộ sản xuất và cá nhân sớm phục hồi và phát triển sản xuất đóng góp cho ổn định kinh tế huyện giúp nền kinh tế huyện lấy lại đà tăng trưởng bền vững cho những năm tiếp theo.

Nợ xấu của doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp ngoài quốc doanh chiếm tỷ trọng thấp, hầu như không có nợ xấu, chỉ vào năm 2009 doanh nghiệp ngoài quốc doanh có nợ xấu chiếm tỷ trọng là 3,4% tổng nợ xấu. Từ đây cho thấy doanh nghiệp ngoài quốc doanh làm ăn hiệu quả, trả lãi và nợ gốc đúng hạn, tuy nhiên thành phần kinh tế ngoài quốc doanh chưa được quan tâm một cách đúng mức, bởi thành phần kinh tế này cũng góp một phần không nhỏ cho nền kinh tế, tạo công ăn việc làm cho dân cư, do vậy trong những năm tới ngân hàng nên đặc biệt chú ý đến thành phần kinh tế này.

Nợ Nợ Nợ Nợ xấu phân theo ngànxấu phân theo ngànxấu phân theo ngànxấu phân theo ngành kinh tếh kinh tếh kinh tếh kinh tế

Bảng 3.3.5: Tình hình nợ xấu theo ngành kinh tế

Đơn vị tính: triệu đồng Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 2008/2007 So sánh 2009/2007 So sánh Chỉ tiêu ST % ST % ST % ST % ST % Ngành nông nghiệp 978 35,8 2.326 49,2 2.613 41,7 1.348 137,8 287 12,3 Ngành công nghiệp 98 3,6 162 3,4 12 0,2 64 65,3 -150 -92,6 Ngành xây dựng 0 0 0 0 210 3,4 0 0 210 Ngành thương mại, dịch vụ 694 25,4 1.194 25,2 512 8,2 500 72,1 -682 -57,1 Các ngành khác 960 35,2 1.050 22,2 2.914 46,5 90 9,4 1864 177,5 Tổng nợ xấu 2.730 100 4.732 100 6.261 100 2.002 73,3 1.529 32,3

Nguồn: báo cáo kết quả kinh doanh của NHNo&PTNT Huyện Sông Hinh.

Biểu đồ 3.3.4: Tình hình nợ xấu theo ngành kinh tế

Nhìn vào bảng kết quả và biểu đồ ta thấy:

0 500 1000 1500 2000 2500 3000 3500

Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009

Ngành nông nghiệp Ngành công nghiệp Ngành xây dựng Ngành thương mại, dịch vụ Các ngành khác

Nợ xấu trong cho vay ngành thương mại dịch vụ và ngành công nghiệp có xu hướng giảm, ngành công nghiệp năm 2008 tỷ lệ nợ xấu là 162 triệu đồng tăng 65,3% so với năm 2007, nhưng sang năm 2009 tỷ lệ nợ xấu giảm còn 12 triệu đồng tức giảm 92,6% so với năm 2008. Tương tự ngành dịch vụ thương mại năm 2008 tỷ lệ nợ xấu là 1.194 triệu đồng tăng 72,1% so với năm 2007 nhưng sang năm 2009 tỷ lệ này giảm xuống 512 triệu đồng tức giảm 57,1% so với năm 2008. Đây là dấu hiệu tốt cho thấy ngành công nghiệp và dịch vụ ngày càng phát triển, trong những năm tới nền kinh tế nước ta tiếp tục có sự hội nhập sâu rộng với kinh tế khu vực và toàn cầu sẽ mở ra nhiều thời cơ và sự phát triển của ngành công nghiệp và dịch vụ, vì vậy ngân hàng nên có sự đầu tư nhiều hơn cho những ngành này.

Ngành nông nghiệp và ngành khác có tỷ trọng nợ xấu cao nhất trong tổng nợ xấu chiếm khoảng 40% tổng nợ xấu, và có xu hướng tăng dần qua các năm, năm 2008 nợ xấu của ngành nông nghiệp là 2.326 triệu đồng tăng 1.348 triệu đồng tức tăng 137,8% so với năm 2007, sang năm 2009 nợ xấu là 2.613 triệu đồng tăng 12,3% so với năm 2008. tương tự ngành khác có tỷ lệ nợ xấu năm 2008 là 1050 triệu đồng tăng 9,4% so với năm 2007, sang năm 2009 tỷ lệ nợ xấu tăng đột biến tăng 177,5% so với năm 2008. Nguyên nhân là do giá các mặt hàng nông sản có tăng nhưng không ổn định, sản lượng ở một số cây trồng chính như cà phê, sắn mía tụt giảm, sự diễn biến thất thường của thời tiết cùng với dịch bệnh trên gia súc gia cầm đã ảnh hưởng bất lợi và tiêu cực đến sự phát triển của ngành nông nghiệp, gây khó khăn cho người dân làm người dân rơi vào tình trạng không có khả năng trả lãi và gốc cho ngân hàng trong khi đó định hướng của NHNo&PTNT Tỉnh Phú Yên là cơ cấu dư nợ chuyển đổi theo chiều hướng tăng vốn cho ngành nông nghiệp chính vì vậy tỷ lệ nợ xấu ngày càng tăng cũng là điều hợp lý.

Tóm lại ta thấy tình hình nợ xấu của NHNo&PTNT Huyện Sông Hinh trong 3 năm qua có sự gia tăng nhưng dù vậy vẫn luôn giữ ở mức cho phép đảm bảo an toàn cho hoạt động của ngân hàng.

Một phần của tài liệu Giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tại NHNoPTNT huyện sông hinh tỉnh phú yên (Trang 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)