Cùng với chính sách mở cửa, hoạt động cho thuê tài chính ở Trung Quốc được áp dụng từ đầu những năm 1980 với mục ti êu cơ bản là nhập khẩu những máy móc, thiết bị tiên tiến từ nước ngoài. Tốc độ tăng trưởng của ngành công nghiệp cho thuê của Trung Quốc được thể hiện rất rõ qua tốc độ phát triển của doanh số cho thuê: năm 1981 chỉ đạt được 13,2 triệu USD, năm 1984 là 450,1 triệu USD, năm 1986 là 1 tỷ USD; hiện nay chỉ tính riêng vốn nước ngoài đầu tư qua con đường cho thuê tài chính vào Trung Quốc đã chiếm hơn 7 tỷ USD.
Tất cả các nghiệp vụ cho thu ê đều phải chịu sự chi phối của kế hoạch và chính sách của Nhà nước. Chính phủ Trung Quốc đã dành những điều kiện ưu đãi cho hoạt động cho thuê tài chính trên các mặt như: miễn giảm thuế, được phép thu hút vốn từ quỹ tín thác, quỹ trợ cấp mất việc làm, quỹ nghiên cứu khoa học, quỹ hỗ trợ xã hội, thậm chí cònđược nhận tiền gửi ngoại tệ và vay vốn nước ngoài.
1.6.3. Hoạt động cho thuê tài chínhở Hàn Quốc
Đứng trước thị trường nhu cầu vốn đầu t ư cho máy móc thiết bị rất lớn, trong khi tỷ lệ nợ của các doanh nghiệp ở Hàn Quốc trong những năm 70 đang ở mức độ cao, khó có thể vay vốn thêm từ các ngân hàng, nên lựa chọn phương thức tài trợ bằng cho thuê lúc này là phù hợp nhất đối với các doanh nghiệp. Bên cạnh đó các quy định khắt khe về vay vốn trung và dài hạn của ngân hàng đối với các doanh nghiệp cùng với chính sách tiền tệ thắt chặt của Chính phủ làm cho các doanh nghiệp tìm đến hình thức cho thuê tài chính nhiều hơn, cho thuê tài chính tr ở nên hấp dẫn hơn.
Vì vậy, cho thuê tài chính đã hình thành và phát triển ở Hàn Quốc vào những năm 70. Với nỗ lực thúc đẩy và tạo điều kiện phát triển thị tr ường cho thuê tài
chính, Chính phủ đã ban hành Luật Cho thuê năm 1973. Đến 1979, giá trị các hợp đồng cho thuê tài chính mỗi năm tăng lên gấp đôi. Chỉ tính riêng năm 1991, giá trị của những hợp đồng mới đã đạt 7,2 ngàn tỷ Won (9,4 tỷ USD). Sự đóng góp của hoạt động cho thuê trong đầu tư máy móc thiết bị là 13,9%.
1.6.4. Hoạt động cho thuê tài chính ở Philippines
Hoạt động cho thuê tài chính được áp dụng chính thức ở Philippines v ào năm 1956 nhưng tới năm 1969, luật điều chỉnh hoạt động cho thuê tài chính và tài trợ mới được ban hành bằng Luật Công ty cho thuê tài chính, theo luật này các công ty cho thuê tài chính đư ợc hoạt động các nghiệp vụ sau :
- Cho thuê tài chính - Cho vay trực tiếp
- Chiết khấu các khoản phải thu
Trong thập niên 1980 hoạt động cho thuê tài chính trở nên phổ biến với các công ty phân phối và dược phẩm nước ngoài, trong đó xe hơi là phương ti ện phổ biến nhất. Tổng danh mục cho thu ê tài chính toàn ngành đ ạt khoảng 13 tỷ peso vào năm 1997, cuối năm 2008 đạt khoảng 16 tỷ peso, h ơn 50% tổng dư nợ cho thuê là phương tiện vận tải các loại.
KẾT LUẬN CHƯƠNG I
Chương I có nội dung bao hàm về mặt lý thuyết, là nền tảng cho luận văn đi vào phân tích thực tiễn hoạt động của Công ty cho thuê tài chính Ngân hàng TMCP Á Châu. Theo đó, chúng ta đã tìm hiểu tổng quan các nội dung về cho thuê tài chính cũng như đề cập đến vai trò, ưu thế và hạn chế trong hoạt động của loại hình tín dụng trung dài hạn này. Đồng thời, luận văn đưa ra mối liên kết giữa tín dụng ngân hàng vớicho thuê tài chính thông qua việc khẳng định tầm quan trọng của cho thuê tài chính so với các hình thức cung ứng vốn khác. Quan trọng h ơn, luận văn đã liên hệ đến các biện pháp hỗ trợ nguồn vốn cho doanh nghiệp tại một số quốc gia tiêu biểu là Trung Quốc, Nhật Bản, Philipin và Hàn Quốc để rút ra kinh nghiệm hữu ích trong việccung cấpcác sản phẩm cho thuê tài chính ở nước ta trong thời gian tới.
CHƯƠNG II:
THỰCTRẠNG HOẠT ĐỘNG CHO THUÊ TÀI CHÍNH TẠI