g. Sự cố và cách khắc phục:
2.3.2.4 Khử trùng nước:
Sau quá trình xử lý đa số vi khuẩn bị giữ lại nhưng trong nước vẫn còn chứa VSV, vì vậy nước được đem đi khử trùng. Ở nhà máy Tân Quang Minh quá trình xử lý qua 2 giai đoạn: xử lý Ozon và bằng tia cực tím.
Khử trùng bằng Ozon: Khi Ozon được sục vào nước Ozon sẽ phân ly thành Oxi và Oxi nguyên tử.
Oxi nguyên tử xâm nhập vào tế bào VSV, siêu vi khuẩn qua 2 giai đoạn: - Giai đoạn 1: Khuếch tán
- Giai đoạn 2: phá hủy men tế bào, phá hủy nguyên sinh chất. + Ưu điểm:
Phá hủy nguyên sinh chất giúp tiêu diệt vi khuẩn mà các hóa chất khác không tiêu diệt được do vi khuẩn đều có men.
Làm gảm nồng độ chất hữu cơ, giảm nồng độ các chất hoạt tính. Làm tăng nồng độ Oxi hòa tan
Chuyển hóa NH4 thành NO3-
+ Nhược điểm
- Vốn đầu tư ban đầu cao - Tiêu tốn điện.
- Khử trùng bằng tia cực tím
Tia cực tím là tia có bức xạ điện có bước sóng khoảng 4 – 400 µm. Tia cực tím có tác dụng làm thay đổi DNA của tế bào vi khuẩn khi bước sóng bằng 254 µm. Tia cực tím có khả năng khử trùng cao nhất.
Ở nhà máy Tân Quang Minh dùng đèn thủy ngân áp lực thấp để phát tia cực tím với bước sóng 254 µm.
+ Ưu điểm:
Không làm thay đổi tính chất hóa học và vật lý của nước Vi sinh bị tiêu diệt một cách nhanh chóng
+ Nhược điểm:
Chi phí vận hành cao.
Độ đục của nước và chất nhờn bám vào đèn có thể làm ngăn cản tia cực tím tác dụng vào vi khuẩn làm cho hiệu quả khử trùng thấp.
+ Yêu cầu
Nước sau khi khử trùng phải được vô trùng hoàn toàn