PHONG 2010-2012
2.3.1. Ưu điểm
Tuy tình hình kinh doanh còn gặp nhiều khó khăn, nhưng công ty vẫn tạo ra lợi nhuận, đủ bù đắp chi phí kinh doanh đã bỏ ra. Công ty có những lợi nhuận từ hoạt động bất thường như tiền gửi ngân hàng, chênh lệch tỷ giá, các khoản khó đòi nay đòi lại được. Điều đó cho thấy Công ty đã nỗ lực trong việc tối đa hoá lợi nhuận. Tuy lợi nhuận tăng không nhiều nhưng với điều kiện kinh doanh ngày nay ngày càng khó khăn, việc nâng cao được lợi nhuận cũng là một kết quả đáng khích lệ cho toàn Công ty.
Cơ cấu vốn của doanh nghiệp với tỷ trọng nợ vay lớn. Trong tình hình kinh doanh với lợi nhuận thấp, hiệu quả sử dụng vốn chưa cao, thì rủi ro tài chính là rất lớn. Tuy nhiên, trong những năm qua, công ty luôn tăng cường mở rộng Vốn CSH nhằm hạn chế rủi ro.
2.3.2. Hạn chế
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Viện Ngân Hàng – Tài Chính
2.3.2.1. Về Công Tác Doanh Thu và Quản Lý Chi Phí:
Doanh thu của Công ty TNHH Vạn Phong tăng trưởng chậm vào năm 2011 (tăng 6.66% so với 2010), và giảm mạnh vào năm 2012 (giảm 22.31% so với 2011). Điều này cho thấy hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đang gặp nhiều khó khăn. Tỷ suất lợi nhuận trên DTT (ROS) của doanh nghiệp rất thấp, lợi nhuận tạo ra từ doanh thu là rất thấp.
Chi phí của doanh nghiệp lớn: GVHB chiếm tỷ trọng lớn trong doanh thu, chi phí QLKD tăng cả về quy mô và tỷ trọng, Chi phí HĐTC cũng là một khoản đáng kể. Để có được lợi nhuận thì doanh nghiệp phải bỏ ra chi phí tương ứng. Tuy nhiên, trong 3 năm qua, chi phí kinh doanh tăng lên với tốc độ lớn, lơn hơn cả tốc độ tăng doanh thu. Tỷ trọng tổng chi phí và thuế TNDN trong tổng doanh thu rất lớn, cho thấy, doanh nghiệp đang mất kiểm soát về chi phí, khả năng quản lý chi phí của doanh nghiệp còn kém, gây ảnh hưởng lớn đến lợi nhuận của công ty.
Đồng thời, qua phân tích các chỉ số về khả năng sinh lời của các loại chi phí, ta có thể thấy, hiệu quả sinh lời của các loại chi phí còn rất thấp. Đặc biệt là khả năng sinh lời của Chi phí QLKD luốn ở mức âm, và giảm mạnh nhất vào năm 2012 (-40.15%). Doanh nghiệp cần phải xem xét lại các khâu quản lý chi phí, cần phải lập kế hoạch dự toán chi phí hàng năm và theo dõi chặt chẽ. Đảm bảo sử dụng chi phí hợp lý, tránh lãng phí, phải giảm được tối thiểu các khoản chi này.
2.3.2.2. Về Sử Dụng Vốn Kinh Doanh Kém Hiệu Quả:
Theo phân tích từ Mô hình Dupont, Hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp rất thấp, và đều có xu hướng giảm. Nguyên nhân là do, tăng trưởng LNST của doanh nghiệp chưa đáp ứng được mức độ mở rộng của tổng nguồn vốn và Vốn CSH. Đồng thời, số vòng quay tài sản qua 3 năm có xu hướng giảm. Cho thấy, doanh nghiệp chưa sử dụng có hiêu quả tài sản của mình để sinh lợi nhuận. Nguồn lực của doanh nghiệp đang bị sử dụng lãng phí. Doanh nghiệp cần có kế hoạch sử dụng tài sản hợp lý, đúng mục đích. Đồng thời, xác định mức vốn đầu
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Viện Ngân Hàng – Tài Chính
tư kinh doanh hợp lý, phù hợp với tình hình kinh doanh hiện nay. Doanh nghiệp không nên quá chú trọng đến việc mở rộng đầu tư kinh doanh mà nên xem xét lại việc làm thế nào để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, sử dụng tài sản, nhằm nâng cao lợi nhuận trên từng đồng vốn kinh doanh, giúp doanh nghiệp kinh doanh hiệu quả, giảm bớt chi phí.