Đánh giá chung tình hình kinh doanh tại công ty TNHH VẠN PHONG 2010-

Một phần của tài liệu luận văn quản trị kinh doanh Một Số Biện Pháp Tăng Cường Lợi Nhuận Tại Công Ty TNHH VẠN PHONG. (Trang 29)

2010-2012

Bảng 03. Bảng báo cáo kết quả kinh doanh 2010-2012.

Chỉ tiêu 2010 2011 2012 DTBH & CCDV 436,381,915,095 465,435,384,363 361,574,542,964 DTT 436,381,915,095 465,435,384,363 361,574,542,964 GVHB 426,967,346,503 452,990,664,032 352,772,730,238 LNG 9,414,568,592 12,444,720,331 8,801,812,726 Doanh thu HĐTC 97,021,258 74,674,702 30,986,166 Chi phí HĐTC 3,187,271,886 4,299,713,884 2,277,300,402 Chi phí QLKD 7,597,043,285 9,346,825,351 10,953,662,684

Lợi nhuận thuần (1,272,725,321) (1,127,144,202) (4,398,164,194)

Thu nhập khác 1,491,125,611 1,595,986,133 4,881,849,354 Chi phí khác 1,227,214 6,516,963 Lợi nhuận khác 1,491,125,611 1,594,758,919 4,875,332,391 LNTT 218,400,290 467,614,717 477,168,197 Thuế TNDN 54,600,073 116,903,679 83,504,434 LNST 163,800,217 350,711,038 393,663,763 Chỉ tiêu Chênh lệch 2011 so với 2010 Chênh lệch 2012 so với 2011 Số tiền Tỷ lệ Số tiền Tỷ lệ DTBH & CCDV 29,053,469,268 6.66% -103,860,841,399 -22.31% DTT 29,053,469,268 6.66% -103,860,841,399 -22.31% GVHB 26,023,317,529 6.09% -100,217,933,794 -22.12% LNG 3,030,151,739 32.19% -3,642,907,605 -29.27% 26

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Viện Ngân Hàng – Tài Chính

Doanh thu HĐTC -22,346,556 -23.03% -43,688,536 -58.51%

Chi phí HĐTC 1,112,441,998 34.90% -2,022,413,482 -47.04%

Chi phí QLKD 1,749,782,066 23.03% 1,606,837,333 17.19%

Lợi nhuận thuần 145,581,119 -11.44% -3,271,019,992 290.20%

Thu nhập khác 104,860,522 7.03% 3,285,863,221 205.88% Chi phí khác 1,227,214 5,289,749 431.04% Lợi nhuận khác 103,633,308 6.95% 3,280,573,472 205.71% LNTT 249,214,427 114.11% 9,553,480 2.04% Thuế TNDN 62,303,606 114.11% -33,399,245 -28.57% LNST 186,910,821 114.11% 42,952,725 12.25%

Bảng 04. Bảng so sánh kết quả kinh doanh qua 3 năm 2010-2012.

Dựa vào bảng phân tích kết quả kinh doanh trên ta có thể thấy, năm 2011 là năm tương đối thuận lợi đối với doanh nghiệp. DTT tăng 6.66%, tương đương 29,053,469,268 đồng so với năm 2012. Điều đó cho thấy lượng hàng hóa doanh nghiệp tiêu thụ được tăng, theo đó GVHB cũng tăng. Năm 2011 GVHB tăng 6.09%, tương đương 26,023,317,529 đồng so với năm 2010. Năm 2010 là năm khó khăn với doanh nghiệp, doanh nghiệp mất cân bằng tài chính, phải dùng một phần nợ ngắn hạn để tài trợ cho tài sản dài hạn. Doanh thu tăng góp phần làm tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp, tạo điều kiện cho doanh nghiệp thu hồi vốn, chuyển dịch cơ cấu vốn, giảm bớt gánh nặng nợ và rủi ro tài chính. LNG tăng 3,030,151,739 ( tăng 32.19%) so với năm 2010.

Doanh thu HĐTC giảm 22,346,556 đồng (giảm 23.03%) so với năm 2010. Trong khi Chi phí HĐTC tăng 1,112,441,998 đồng (tăng 34.90%) so với năm 2010. Chi phí QLKD cũng tăng 1,749,782,066 đồng (tăng 23.03%) so với năm 2010. Điều này góp phần làm cho Lợi nhuận thuần của doanh nghiệp tăng 145,581,119 đồng so với năm 2010, nhưng tỷ lệ lại giảm 11.44%. Do trong 2 năm 2010 và 2011, Lợi nhuận thuần đều âm. Doanh nghiệp tiêu thụ được hàng hóa, nhưng tốc độ tăng của DTT, cùng doanh thu HĐTC thấp hơn nhiều so với tốc độ tăng của chi phí HĐTC và Chi phí QLKD. Điều này góp phần làm cho lợi nhuận bị giảm. Lợi nhuận thuần của doanh nghiệp năm 2011 đã bớt âm so với năm 2010. Doanh nghiệp cần xem xét lại cách quản lý chi phí của mình, để có

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Viện Ngân Hàng – Tài Chính

biện pháp quản ký chi phí tốt hơn, nhằm hạn chế sự gia tăng của các loại chi phí. Thu nhập khác tăng 104,860,522 đồng (tăng 7.03%) so với năm 2011. Chi phí khác phát sinh năm 2011 là 1,227,214 đồng. Lợi nhuận khác tăng 103,633,308 (tăng 6.95%) so với năm 2010. Nhờ lợi nhuận khác đủ lớn đã kéo lại Lợi nhuận thuần, khiến cho LNTT dương. Như vậy, doanh nghiệp có lãi chủ yếu dựa vào lợi nhuận khác. LNTT năm 2011 tăng 249,214,427 đồng, lợi nhuận kế toán sau thuế năm 2011 tăng 186,910,821 đồng, tăng 114.11% so với năm 2010.

Năm 2012, DTT giảm 103,860,841,399 đồng (giảm 22.31%) so với năm 2011. Đây là điều không tốt với doanh nghiệp. GVHB cũng giảm do lượng hàng doanh nghiệp tiêu thụ giảm. GVHB giảm 100,217,933,794 đồng (giảm 22.12%) so với năm 2011. LNG giảm 3,642,907,605 đồng (giảm 29.27%).

Doanh thu HĐTC giảm 43,688,536 đồng (giảm 58.51%) so với năm 2011. Chi phí HĐTC giảm 2,022,413,482 đồng (giảm 58.51%) so với năm 2011. Chi phí QLKD tăng 1,606,837,333 đồng (tăng 17.19%) so với năm 2011. Lợi nhuận gộp giảm, Chi phí QLKD tăng. Chi phí HĐTC tuy giảm nhưng cũng không làm cho Lợi nhuận thuần tăng. Trái lại, Lợi nhuận thuần giảm 3,271,019,992 đồng, nhưng tỷ lệ lại tăng 290.20% so với năm 2011. Tỷ lệ này được hiểu là Lợi nhuận thuần năm 2012 giảm 290.20% so với năm 2011. Lợi nhuận thuần giảm dần có chiều hướng âm: năm 2012 là -4,398,164,194 đồng; năm 2011 là -1,127,144,202 đồng. Tốc độ giảm của DTT và doanh thu HĐTC lớn hơn nhiều so với tốc độ tăng của Chi phí QLKD, chi phí HĐTC.

Thu nhập khác năm 2012 tăng 3,285,863,221đồng (tăng 205.88%), chi phí khác tăng 5,289,749 đồng (tăng 431.04%). Lợi nhuận khác tăng 3,280,573,472 đồng (tăng 205.71%) so với năm 2011. Dựa vào bảng trên, ta có thể thấy, quy mô lợi nhuận khác đủ lớn, tốc độ tăng đủ lớn so với Lợi nhuận thuần , cho nên, làm cho LNTT tăng 9,553,480 đồng, tăng LNST tăng 42,952,725 đồng, tăng 2.04% so với năm 2011. LNST tăng 42,952,725 đồng, tăng 12.25% so với năm 2011.

Bảng 05. Tỷ trọng chi phí HĐTC và QLKD trong tổng LNG và Doanh thu HĐTC

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Viện Ngân Hàng – Tài Chính

Chỉ tiêu 2010 2011 2012

GVHB/DTT 97,84% 97,33% 97,57%

LNG/DTT 2,16% 2,67% 2,43%

Chi phí HĐTC/(LNG+Doanh thu HĐTC) 33,51% 34,34% 25,78%

Chi phí QLKD/(LNG+Doanh thu HĐTC) 79,87% 74,66% 124,01%

(Chi phí HĐTC+Chi phí QLKD) (LNG+Doanh thu HĐTC)

113,38% 109,00% 149,79%

Lợi nhuận thuần/(LNG+Doanh thu HĐTC) -13,38% -9,00% -49,79%

Giá vốn hàng bán chiếm tỷ trọng lớn trong DTT, khiến tỷ suất LNG/DTT thấp. Năm 2010 LNG/DTT là 2,16%; năm 2011 là 2,67%; Năm 2012 là 2,43%. Điều này có nghĩa là, cùng 100 đồng DTT, năm 2010 đem lại 2.16 đồng LNG; Năm 2011 đem lại 2.67 đồng LNG; Năm 2012 đem lại 2.43 đồng LNG. Gía vốn hàng bán quá cao ảnh hưởng lớn tới lợi nhuận của doanh nghiệp.

Tổng tỷ trọng Chi phí HĐTC và chi phí QLKD trong Tổng LNG và Doanh thu HĐTC > 100% trong 3 năm qua. Tức là, tổng Chi phí HĐTC và chi phí QLKD lớn hơn tổng LNG và Doanh thu HĐTC suốt 3 năm qua, khiến cho Lợi nhuận thuần 3 năm qua đều âm. Doanh nghiệp cần kiểm soát chi phí chặt chẽ, đặc biệt là chi phí QLKD và chi phí HĐTC. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bảng 06. So sánh Lợi nhuận thuần và Lợi nhuận khác.

Chỉ tiêu 2010 2011 2012

Lợi nhuận thuần -1.272.725.321 -1.127.144.202 -4.398.164.194

Lợi nhuận khác 1.491.125.611 1.594.758.919 4.875.332.391

LNTT 218.400.290 467.614.717 477.168.197

Sở dĩ, doanh nghiệp có LNST là vì Lợi nhuận khác của doanh nghiệp rất lớn, đủ để bù trử cho Lợi nhuận thuần và làm cho LNTT dương. Doanh nghiệp vẫn có lãi.

Tóm lại, qua phân tích tình hình kinh doanh năm 2010, 2011 và 2012, ta có thể thấy, kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp không mấy khả quan.

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Viện Ngân Hàng – Tài Chính

DTT tăng trưởng chậm, và có xu hướng giảm. GVHB cao, Chi phí QLKD lớn và liên tục tăng qua các năm. Chi phí tài chính cũng chiếm tỷ trọng lớn trong tổng LNG và Doanh thu hoạt động tài chính. Với một doanh nghiệp kinh doanh thì Lợi nhuận thuần phải đóng vai trò chính, thể hiện kết quả kinh doanh trong cả chu kỳ kinh doanh của doanh nghiệp.Tuy nhiên, Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh trong 3 năm qua luôn âm. LNTT dương chủ yếu dựa vào độ lớn của lợi nhuận khác.

Một phần của tài liệu luận văn quản trị kinh doanh Một Số Biện Pháp Tăng Cường Lợi Nhuận Tại Công Ty TNHH VẠN PHONG. (Trang 29)