2010-2012
2.2.3.1. Khả năng sinh lời của vốn
Bảng 07. Bảng đo lường khả năng sinh lời của vốn
Chỉ tiêu 2010 2011 2012 Chênh lệch % 2011 với 2010 Chênh lệch % 2012 với 2011 Tổng vốn bình quân 40,367,081,31 1 63,801,235,500 72,246,804,157 58.05% 13.24% Vốn CSH bình quân 4,087,295,797 12,429,057,966 20,903,287,460 204.09% 68.18% Vốn vay bình quân 36,872,000,000 43,560,888,958 43,258,084,45 8 18.14% -0.70% LNTT và lãi vay 3,405,672,176 4,767,328,601 2,754,468,599 39.98% -42.22% LNST 163,800,217 350,711,038 393,663,763 114.11% 12.25% ROI 8.44% 7.47% 3.81% -11.43% -48.98% ROE 4.01% 2.82% 1.88% -29.59% -33.26%
Tỷ suất sinh lợi
vốn vay 0.44% 0.81% 0.91% 81.23% 13.03%
Biểu đồ 03. Biểu đồ thể hiện khả năng sinh lời của vốn qua 3 năm 2010-2012.
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Viện Ngân Hàng – Tài Chính
Tỷ suất sinh lời của Tồng nguồn vốn (ROI) đang giảm dần với tốc độ lớn. Với 100 đồng Tổng nguồn vốn, năm 2010, tạo ra 8.44 đồng LNTT và lãi vay. Năm 2011 tạo ra 7.47 đồng và năm 2012 tạo ra 3.81đồng LNTT và lãi vay. Hiệu quả sinh lời của tổng nguồn vốn giảm. Nguyên nhân là do, trong 3 năm qua tổng nguồn vốn bình quân của doanh nghiệp không ngừng mở rộng. Tốc độ tăng của tổng vốn bình quân luôn lớn hơn tốc độ tăng của LNTT và lãi vay. Năm 2011 tổng vốn bình quân tăng 58.05% so với năm 2010; Năm 2012 tăng 13.24% so với năm 2011. Trong khi đó, năm 2011, LNTT và lãi vay tăng 39.98% so với năm 2010; năm 2012 giảm 42.22% so với năm 2011.
Tỷ suất sinh lời của Vốn CSH cũng đang giảm dần. Cùng 100 đồng Vốn CSH, năm 2010 tạo ra 4.01 đồng LNST. Năm 2011 tạo ra 2.82 đồng và năm 2012 tạo ra 1.88 đồng LNST. Khả năng sinh lời của Vốn CSH giảm. Do tốc độ tăng của Vốn CSH bình quân trong 3 năm qua lớn hơn tốc độ tăng của LNST. Năm 2010, Vốn CSH bình quân tăng 204.09% so với năm 2010; năm 2012 tăng 68.18%so với năm 2011. Tốc độ tăng của LNST là: năm 2011 tăng 114.11% so với năm 2010; năm 2012 tăng 12.25% so với năm 2011.
Tỷ suất sinh lời của vốn vay tăng dần trong 3 năm qua. Năm 2010, 100 đồng vốn vay, doanh nghiệp tạo ra 0.44 đồng LNST. Cùng 100 đồng vốn vay, năm 2011 tạo ra 0.81 đồng và năm 2012 tạo ra 0.91 đồng LNST. Nguyên nhân: Tốc độ tăng
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Viện Ngân Hàng – Tài Chính
trưởng của LNST lớn hơn tốc độ mở rộng của vốn vay bình quân. Năm 2011, LNST tăng 114.11% so với năm 2010; năm 2012 tăng 12.25% so với năm 2011. Tốc độ tăng của Vốn vay bình quân năm 2011 so với năm 2010 là 18.14%; năm 2012 giảm -0.70% so với năm 2011. Tuy nhiên, Tỷ suất sinh lời của vốn vay thấp, khả năng tạo ra lợi nhuận từ vốn vay còn thấp.
2.2.3.2. Khả năng sinh lời của tài sản (ROA)
Bảng 08: Tỷ suất sinh lời ROA
Chỉ tiêu 2010 2011 2012
LNST 163,800,217 350,711,038 393,663,763
Tài sản bình quân 40,367,081,31
1 63,801,235,500 72,246,804,157
ROA 0.41% 0.55% 0.54%
Biểu đồ 04: Tỷ suất sinh lời ROA
Cùng 100 đồng tài sản, năm 2010 tạo ra 0.41 đồng LNST. Năm 2011 tạo ra 0.55 đồng; năm 2011 tạo ra 0.54 đồng LNST. Khả năng sinh lời của tài sản là rất thấp. Doanh nghiệp sử dụng tài sản không hiệu quả. Nguyên nhân chỉ số ROA thấp, sẽ được phân tích ở mô hình Dupont.
2.2.3.3. Khả năng sinh lời của doanh thu
Bảng 09. Tỷ suất sinh lời ROS
Chỉ tiêu 2010 2011 2012
LNST 163,800,217 350,711,038 393,663,763
DTT 436,381,915,095 465,435,384,363 361,574,542,96432 32
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Viện Ngân Hàng – Tài Chính
ROS 0.04% 0.08% 0.11%
Biểu đồ 05: Tỷ suất sinh lời ROS
Tỷ suất sinh lời của doanh thu tăng qua 3 năm. Cùng 100 đồng doanh thu thuần, năm 2010, tạo ra 0.04 đồng LNST. Năm 2011 tạo ra 0.08 đồng; năm 2012 tạo ra 0.11 đồng LNST. Tỷ suất sinh lời của DTT tuy tăng nhưng ở mức rất thấp, cho thấy, khả năng kiểm soát chi phí của doanh nghiệp chưa cao, Chi phí của doanh nghiệp chiếm tỷ trọng lớn trong Tổng doanh thu, khiến LNST của doanh nghiệp thấp.
ROS = LNST
DTT
= Tổng doanh thu - Tổng chi phí - Thuế TNDN
DTT ROS phụ thuộc 2 yếu tố: LNST và DTT.
Về DTT, như đã phân tích ở phần 2.2.2, có xu hướng tăng trưởng chậm do cầu tiêu dùng giảm, đồng thời, thị trường xe máy đang có xu hướng bão hòa, cho nên DTT tăng trưởng chậm và có xu hướng giảm.
Về LNST, ảnh hưởng bởi 2 yếu tố: Tổng doanh thu và Tổng chi phí và thuế TNDN.
Tổng doanh thu = DTBH & CCDV + Doanh thu HĐTC + Thu nhập khác Tổng chi phí = GVHB + Chi phí HĐTC + Chi phí QLKD + Chi phí khác + thuế TNDN.
Sau đây, ta sẽ phân tích các yếu tố trên.
Bảng 10. Bảng phân tích tỷ trọng chi phí trên tổng doanh thu
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Viện Ngân Hàng – Tài Chính Chỉ tiêu 2010 2011 2012 Tổng doanh thu 437,970,061,96 4 467,106,045,19 8 366,487,378,484 Tổng chi phí và thuế 437,806,261,74 7 466,755,334,16 0 366,093,714,721 DTT 436,381,915,09 5 465,435,384,36 3 361,574,542,964 LNST 163,800,217 350,711,038 393,663,763
Tổng chi phí và thuế TNDN/ Tổng doanh thu 99.96% 99.92% 99.89%
DTT/Tổng doanh thu 99.64% 99.64% 98.66%
Biểu đồ 06. Biểu đồ tỷ trọng DTT, Tổng chi phí và thuế TNDN trên Tổng doanh thu
Theo biểu đồ trên, ta có thể thấy, DTT chiếm tỷ trọng khá lớn trong Tổng doanh thu. Tuy nhiên, tỷ trọng tổng chi phí và thuế TNDN cũng chiếm tỷ trọng rất lớn, lớn hơn nhiều so với tỷ trọng của DTT trong Tổng doanh thu. Do đó, LNST chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong Tổng doanh thu và DTT. Cho nên, chỉ số ROS rất thấp
Bảng 11. Cơ cấu chi phí của doanh nghiệp.
Chỉ tiêu 2010 2011 2012 GVHB 426,967,346,50 3 452,990,664,032 352,772,730,238 Chi phí HĐTC 3,187,271,886 4,299,713,884 2,277,300,402 34
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Viện Ngân Hàng – Tài Chính Chi phí QLKD 7,597,043,285 9,346,825,351 10,953,662,684 Chi phí khác - 1,227,214 6,516,963 Thuế TNDN 54,600,073 116,903,679 83,504,434 Tổng chi phí và thuế TNDN 437,806,261,74 7 466,755,334,160 366,093,714,721 GVHB/Tổng chi phí và thuế TNDN 97.52% 97.05% 96.36%
Chi phí HĐTC/Tổng chi phí và thuế
TNDN 0.73% 0.92% 0.62%
Chi phí QLKD/Tổng chi phí và thuế
TNDN 1.74% 2.00% 2.99%
Chi phí khác/Tổng chi phí và thuế TNDN 0.0000% 0.0003% 0.0018%
Thuế TNDN/Tổng chi phí và thuế TNDN 0.01% 0.03% 0.02%
GVHB chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu chi phí trong những năm qua. Tiếp đó, là Chi phí QLKD. Trong khi tỷ trọng giá vốn hàng bán có xu hướng giảm nhẹ, thì tỷ trọng chi phí QLKD có xu hướng tăng mạnh. Doanh nghiệp cần xem xét và điều chỉnh các yếu tố cấu thành nên giá vốn hàng bán, nhằm giảm chi phí này xuống mức thấp nhất có thể. Bởi lẽ, trong tình hình tiêu thụ hàng hóa kém như hiện nay, giá vốn hàng bán quá cao sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận. Chi phí QLKD cũng cần phải được kiểm soát chặt chẽ, sử dụng hợp lý, khoa học, nhằm tăng cường lợi nhuận.
Qua phân tích trên, DTT cũng chiếm tỷ trọng khá lớn trong tổng doanh thu. DTT là khoản đem về lợi nhuận chủ yếu cho doanh nghiệp, nhưng chi phí mà doanh nghiệp bỏ ra cũng quá lớn, khiến LNST thấp. Đây chính là nguyên do, tỷ số ROS của doanh nghiệp rất thấp. Vậy để tăng ROS, cần tăng LNST bằng cách hạn chế chi phí mà doanh nghiệp bỏ ra.
2.2.3.4. Đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản và nguồn vốn qua mô hình Dupont
- Đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản qua mô hình Dupont
Bảng 12: Hiệu quả sinh lời của tài sản qua mô hình Dupont
Chỉ tiêu 2010 2011 2012 Chênh lệch +/- 2011 so với 2010 Chênh lệch +/- 2012 so với 2011 ROS 0.04% 0.08% 0.11% 0.04% 0.03% Số vòng quay của tài sản bình quân 10.81 7.30 5.00 -3.52 -2.29
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Viện Ngân Hàng – Tài Chính
ROA 0.41% 0.55% 0.54% 0.14% -0.005%
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Viện Ngân Hàng – Tài Chính
Biểu đồ 07: Hiệu quả sinh lời của tài sản qua mô hình Dupont
Tỷ suất sinh lời của tài sản ROA ảnh hưởng bởi 2 nhân tố: tỷ suất sinh lời của DTT (ROS) và số vòng quay của tài sản bình quân.
Ta thấy, tỷ số ROS qua các năm tuy tăng nhưng tỷ số này rất thấp. Chủ yếu là do chi phí của doanh nghiệp bỏ ra khá lớn.
Trong khi đó, số vòng quay tài sản bình quân lại liên tục giảm. Nguyên nhân là do, tốc độ tăng DTT qua các năm thấp hơn tốc độ mở rộng tài sản bình quân của doanh nghiệp. Tốc độ tăng tài sản năm 2011 là 58.05% so với năm 2010; năm 2012 là 13.24% so với năm 2011. Trong khi đó, tốc độ tăng của DTT năm 2011 là 6.66% so với năm 2010; năm 2012 giảm 22.31% so với 2011. Điều này cho thấy, doanh nghiệp đã sử dụng tài sản không hiệu quả, mặc dù, trong 3 năm qua, tài sản của doanh nghiệp không ngừng mở rộng. Điều này đã làm cho ROA qua 3 năm qua rất thấp.
Để tăng ROA có 2 hướng:
Tăng ROS bằng cách giảm chi phí như đã phân tích ở trên
Tăng vòng quay của tổng tài sản, bằng cách: Trong thời kỳ kinh doanh khó khăn, khả năng tiêu thụ hàng hóa trên thị trường thấp, để tăng cường vòng quay tài sản, doanh nghiệp nên thu hẹp tài sản và nguồn vốn để phù hợp hơn với tình hình kinh doanh hiện nay.
- Đánh giá hiệu quả sử dụng nguồn vốn qua mô hình Dupont
Bảng 13: Hiệu quả sử dụng nguồn vốn qua mô hình Dupont
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Viện Ngân Hàng – Tài Chính Chỉ tiêu 2010 2011 2012 Chênh lệch +/- 2011 so với 2010 Chênh lệch +/- 2012 so với 2011 ROA 0.41% 0.55% 0.54% 0.14% -0.005% Hệ số tài sản so với Vốn CSH 9.88 5.13 3.46 -4.74 -1.68 ROE 4.01% 2.82% 1.88% -1.19% -0.94%
Biểu đồ 08: Hiệu quả sử dụng nguồn vốn qua mô hình Dupont
Tỷ suất sinh lời của Vốn CSH (ROE) đang giảm dần qua các năm. ROE chịu tác động bởi 2 nhân tố ROA và hệ số tài sản so với Vốn CSH.
ROA rất thấp trong 3 năm qua, khả năng sinh lời của của tài sản rất thấp như đã phân tích ở trên.
Hệ số tài sản so với chủ sở hữu giảm mạnh qua 3 năm. Hệ số tài sản so với Vốn CSH chịu ảnh hưởng của 2 nhân tố: Tổng tài sản bình quân và Vốn CSH. Hệ số tài sản so với Vốn CSH giảm là do, tốc độ tăng của tài sản bình quân thấp hơn tốc độ tăng của Vốn CSH bình quân. Năm 2011, tổng tài sản bình quân tăng 58.05% so với năm 2010; năm 2012 tăng 13.24% so với năm 2011. Trong khi đó, năm 2011, Vốn CSH bình quân tăng 204.09% so với năm 2010; Năm 2012 tăng 68.18% so với năm 2011. Trong 3 năm qua, do tình hình kinh doanh khó khăn, nguồn vốn kinh doanh với tỷ trọng nợ phải trả lớn, rủi ro tài chính lớn. Do vậy, doanh nghiệp đã chủ động tăng cường Vốn CSH để giảm bớt rủi ro. Đây là quyết
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Viện Ngân Hàng – Tài Chính
định đúng đắn của doanh nghiệp.
Tóm lại, qua phân tích hiệu quả sử dụng tài sản và nguồn vốn thông qua mô hình Dupont, ta nhận thấy rằng hiệu quả sử dụng tài sản và nguồn vốn của doanh nghiệp còn thấp. Nguyên nhân là do Chi phí của doanh nghiệp bỏ ra quá cao, doanh thu lại thấp. Doanh nghiệp kỳ vọng việc mở rộng tài sản và nguồn sẽ đem lại nhiều lợi nhuận, nhưng ngược lại, mở rộng chỉ làm cho hiệu quả sử dụng tài sản kém đi. Do vậy, trong tình hình tiêu thụ gặp nhiều khó khăn như hiện nay, để nâng cao lợi nhuận, doanh nghiệp cần giảm bớt chi phí. Đồng thời, tránh đầu tư dàn trải, mà nên tìm cách nâng cao hiệu suất sử dụng tài sản.
2.2.3.5. Hiệu quả sử dụng chi phí
- Tỷ suất sinh lời tổng chi phí
Bảng 14: Tỷ suất sinh lời tổng chi phí
Chỉ tiêu 2010 2011 2012
LNTT 218,400,290 467,614,717 477,168,197
Tổng chi phí 437,751,661,67
4 466,638,430,481 366,010,210,287
Tỷ suất sinh lời của tổng chi phí 0.05% 0.10% 0.13%
Biểu đồ 09: Tỷ suất sinh lời tổng chi phí
Tỷ suất sinh lời của tổng chi phí tăng qua 3 năm, nhưng ở mức rất thấp. Với 100 đồng tổng chi phí bỏ ra. Năm 2010 doanh nghiệp thu về 0.05 đồng LNTT. Năm 2011 là 0.1 đồng; năm 0.13 đồng. Tỷ suất này rất thấp, chứng tỏ hiệu quả sử dụng chi phí rất kém, không hiệu quả. Lợi nhuận mà tổng chi phí đem lại rất thấp. Nguyên nhân là do, Tỷ trọng Tổng chi phí trong Tổng doanh thu rất lớn trong 3 năm qua(như đã phân tích tại mục 2.2.2.3. Khả năng sinh lời của doanh
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Viện Ngân Hàng – Tài Chính
thu). Do đó, LNTT của doanh nghiệp thấp, khả năng sinh lời của tổng chi phí kém.
- Tỷ suất sinh lời của GVHB
Bảng 15: Tỷ suất sinh lời của GVHB
Chỉ tiêu 2010 2011 2012
LNG 9,414,568,592 12,444,720,331 8,801,812,726
GVHB 426,967,346,50
3 452,990,664,032 352,772,730,238
Tỷ suất sinh lời của GVHB 2.20% 2.75% 2.50%
Biểu đồ 10: Tỷ suất sinh lời của GVHB
Năm 2010, 100 đồng GVHB đem lại cho doanh nghiệp 2.2 đồng LNG. Năm 2011 đem lại 2.75 đồng; năm 2012 đem lại cho doanh nghiệp 2.5 đồng LNG. Năm 2011, tỷ suất GVHB cao nhất do năm này, lượng hàng tiêu thụ lớn nhất trong 3 năm nên GVHB cũng lớn nhất. Tuy nhiên, Tỷ suất sinh lời này vẫn thấp, do tỷ trọng GVHB/DTT quá cao, khiến LNG thấp. Tỷ trọng GVHB/DTT năm 2010 là 97,84%, năm 2011 là 97,33%, năm 2012 là 97.57% (Bảng 05).
- Tỷ suất sinh lời của Chi phí QLKD.
Bảng 16: Tỷ suất sinh lời của Chi phí QLKD.
Chỉ tiêu 2010 2011 2012
Lợi nhuận thuần (1,272,725,321) (1,127,144,202) (4,398,164,194)
Chi phí QLKD 7,597,043,285 9,346,825,351 10,953,662,684
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Viện Ngân Hàng – Tài Chính
Tỷ suất sinh lời của chi
phí QLKD -16.75% -12.06% -40.15%
Biểu đồ 11: Tỷ suất sinh lời của Chi phí QLKD.
Tỷ suất sinh lời của Chi phí QLKD luôn ở mức âm rất cao trong 3 năm qua. Điều này cho thấy, với mỗi đồng Chi phí QLKD bỏ ra, công ty không những không thu lại được một đồng Lợi nhuận thuần nào, mà còn bị lỗ nặng. Đỉnh điểm là năm 2012, 100 đồng Chi phí QLKD bỏ ra, công ty bị mất đi 40.15 đồng Lợi nhuận thuần . Vậy, khả năng quản lý chi phí của doanh nghiệp còn kém, gây thất thoát, lãng phí, ảnh hưởng đến lợi nhuận của doanh nghiệp. Nguyên nhân là do trong 3 năm qua, Lợi nhuận thuần luôn ở mức âm, và có xu hướng ngày càng giảm mạnh. Trong khi, chi phí QLKD không ngừng tăng qua các năm.
- Tỷ suất sinh lời của lãi vay.
Bảng 17: Tỷ suất sinh lời của lãi vay.
Chỉ tiêu 2010 2011 2012
LNTT và lãi vay 3,405,672,176 4,767,328,601 2,754,468,599
Chi phí lãi vay 3,187,271,886 4,299,713,88 2,277,300,402
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Viện Ngân Hàng – Tài Chính
4
Hiệu quả sử dụng lãi vay 1.07 1.11 1.21
Biểu đồ 12: Tỷ suất sinh lời của lãi vay.
Hiệu quả sử dụng lãi vay tăng qua 3 năm và luôn >1. Năm 2010 là 1.07; năm 2011 là 1.11; năm 2012 là 1.12. Doanh nghiệp đảm bảo được khả năng thanh toán lãi vay, uy tín của doanh nghiệp được đảm bảo.