2010 Chênh lệch

Một phần của tài liệu luận văn quản trị kinh doanh Một Số Biện Pháp Tăng Cường Lợi Nhuận Tại Công Ty TNHH VẠN PHONG. (Trang 25)

2010 Chênh lệch Chênh lệch % 2012 so với 2011 TÀI SẢN TÀI SẢN NGẮN HẠN 85.41% 85.57% 85.11% 0.16% -0.46%

Tiền và các khoản tương

đương tiền 7.08% 4.55% 3.26% -2.53% -3.26%

Các khoản phải thu ngắn hạn 6.58% 20.69% 19.65% 14.11% -1.04%

Hàng tồn kho 80.92% 71.84% 74.41% -9.08% 2.57% Tài sản ngắn hạn khác 5.42% 2.92% 2.68% -2.50% -0.23% TÀI SẢN DÀI HẠN 14.59% 14.43% 14.89% -0.16% 0.46% Tài sản cố định 55.45% 72.44% 65.53% 16.99% -6.91% Tài sản dài hạn khác 44.55% 27.56% 34.47% -16.99% 6.91% TỔNG CỘNG TÀI SẢN 100.00 % 100.00 % 100.00% 0.00% 0.00% NGUỒN VỐN NỢ PHẢI TRẢ 92.87% 70.07% 71.98% -22.81% 1.92% Nợ ngắn hạn 100.00 % 100.00 % 100.00% 0.00% 0.00% Nợ dài hạn 0.00% 0.00% VỐN CHỦ SỞ HỮU 7.13% 29.93% 28.02% 22.81% -1.92% Vốn CSH 100.00% 100.00% 100.00% 0.00% 0.00% TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN 100.00 % 100.00 % 100.00% 0.00% 0.00%

Cơ cấu tài sản của doanh nghiệp không có sự thay đổi lớn trong 3 năm qua. Tỷ trọng tài sản ngắn hạn chiếm phần lớn trong tổng tài sản. Năm 2010 là 85.41%; năm 2011 là 85.57% ; năm 2012 là 85.11% . Trong khi đó, tỷ trọng tài sản dài hạn là 14.59% vào năm 2010; năm 2011 là 14.43%; năm 2012 là 14.89%. Do doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực thương mại dịch vụ nên tỷ trọng tài sản ngắn hạn chiếm phần lớn là điều hợp lý.

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Viện Ngân Hàng – Tài Chính

Tỷ trọng tiền và các khoản tương đương tiền chiếm phần nhỏ trong cơ cấu tài sản ngắn hạn và có xu hướng giảm dần. Điều này có thể ảnh hưởng tới khả năng thanh toán bằng tiền mặt của doanh nghiệp. Năm 2010 là 7.08%; năm 2011 là 4.55% giảm 2.53% so với năm 2010; năm 2012 là 3.26%, giảm 3.26% so với năm 2011.

Tỷ trọng hàng tồn kho luôn chiếm phần lớn trong tổng tài sản. Do doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực thương mại nên tỷ trọng hàng tồn kho lớn là điều đương nhiên. Tuy nhiên tỷ trọng hàng tồn kho có xu hướng giảm. Năm 2010 là 80.92%; năm 2011 là 71.84%; năm 2012 là 74.41%. Trong khi đó, tỷ trọng khoản phải thu có xu hướng tăng. Năm 2010 là 6.58%; năm 2011 là 20.69%; năm 2012 là 19.65%. Việc tỷ trọng tiền và các khoản đương tiền và hàng tồn kho giảm, đồng thời, tỷ trọng các khoản phải thu tăng, cho thấy vốn của công ty đang bị chiếm dụng. Doanh nghiệp cần nâng cao công tác quản lý nợ.

Tỷ trong tài sản cố định thay đổi lớn trong 3 năm và có xu hướng tăng. Do trong 3 năm qua công ty tập trung mở rộng quy mô, mua sắm thiết bị, xây dựng thêm cửa hàng, mở rộng quy mô kinh doanh.

Trong cơ cấu nguồn vốn, tỷ trọng nợ phải trả chiếm phần lớn. Năm 2010 là 92.87%; năm 2011 là 70.07% ; năm 2012 là 71.98%. Cho thấy, chính sách tài trợ của công ty là sử dụng vốn vay để kinh doanh. Tuy nhiên, Nợ phải trả ở đây toàn bộ là nợ ngắn hạn, có thời hạn thanh toán rất ngắn, nếu không chủ động về kế hoạch trả nợ, doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn trong việc thanh toán nợ với khách hàng, ảnh hưởng tới uy tín của doanh nghiệp. Việc doanh nghiệp sử dụng nợ ngắn hạn để tài trợ cho việc kinh doanh chứa đựng rủi ro lớn.

Tỷ trọng Vốn CSH có xu hướng tăng, trong khi nợ phải trả có xu hướng giảm. Năm 2010 là 7.13%; năm 2011 là 29.93%; năm 2012 là 28.02%. Doang nghiệp đang cố gắng trong việc lấy lại tự chủ tài chính, nhằm hạn chế rủi ro.

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Viện Ngân Hàng – Tài Chính

2.2.1.2. Mối quan hệ tài sản-nguồn vốn.

Biểu đồ 01. Cơ cấu tài sản 2010-2012

Biểu đồ 02. Cơ cấu nguồn vốn 2010- 2012. Theo quan điểm cân bằng tài chính từ góc độ tự tài trợ: thời gian của nguồn vốn tài trợ phải không thấp hơn tuổi thọ của tài sản được tài trợ. Điều này có nghĩa là, để đảm bảo tính an toàn, ổn định trong việc tài trợ, đòi hỏi: Tài sản dài hạn chỉ được tài trợ bởi nguồn vốn dài hạn (nguồn tài trợ thường xuyên); nguồn vốn ngắn hạn (nguồn tài trợ tạm thời) chỉ tài trợ cho tài sản ngắn hạn.

Nguồn vốn dài hạn mà công ty sử dụng chỉ có Vốn CSH, công ty không có nợ dài hạn. Nợ ngắn hạn là nguồn vốn tài trợ ngắn hạn của công ty. Theo biểu đồ trên, ta có thể thấy, năm 2010 tỷ trọng Vốn CSH là 7.13%, trong khi, tỷ trọng tài sản dài hạn là 14.59%.Vậy, trong năm 2010, nguồn tài trợ thường xuyên của doanh nghiệp không đủ để tài trợ cho tài sản dài hạn, doanh nghiệp phải sử dụng một phần vốn ngắn hạn để tài trợ cho tài sản dài hạn. Cán cân thanh toán mất cân bằng, doanh nghiệp gặp rủi ro lớn về tài chính. Đến năm 2011 và 2012, tỷ trọng Vốn CSH là 29.93% và 28.02%; tài sản dài hạn là 14.43% và 14.89%. Như vậy,

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Viện Ngân Hàng – Tài Chính

nguồn tài trợ thường xuyên của doanh nghiệp đủ để tài trợ cho tài sản dài hạn, và một phần dùng để tài trợ cho tài sản ngắn hạn. Doanh nghiệp đã lấy lại được cân bằng tài chính, đảm bảo được khả năng thanh toán.

Tóm lại, theo phân tích qua 3 năm 2010, 2011, 2012 tình hình tài sản- nguồn vốn, ta có thể thấy, chính sách tài trợ mà doanh nghiệp đang thực hiện là sử dụng vốn vay. Vốn vay mà doanh nghiệp sử dụng ở đây là nợ ngắn hạn, chi phí tuy thấp nhưng rủi ro cao, vì thời hạn thanh toán ngắn. Doanh nghiệp cần lên kế hoạch trả nợ và kiểm soát tốt khoản nợ này, nếu không sẽ ảnh hưởng tới khả năng thanh toàn của doanh nghiệp. Tuy nhiên, vốn chủ sở hữ có xu hướng tăng về tỷ trọng và quy mô, cho thấy, doanh nghiệp dang nỗ lực dành lại sự tự chủ tài chính.

Do là doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực thương mại nên tỷ trọng hàng tồn kho lớn. Tuy nhiên, trong 3 năm qua, tiền và các khoản tương đương tiền giảm cả tỷ trọng và quy mô. Khoản phải thu tăng cả về quy mô và tỷ trọng. Tỷ trọng hàng tồn kho giảm tuy quy mô vẫn tăng. Nhưng tốc độ tăng của khoản phải thu lớn hơn rất nhiêu so với tốc độ của quy mô hàng tồn kho. Vậy, một phần nguồn vốn của công ty đang bị chiếm dụng, ảnh hưởng lớn đến khả năng thanh toán của doanh nghiệp. Doanh nghiệp cần nâng cao khả năng quản lý nợ, lên kế hoạch, tìm biện pháp đòi nợ, nhằm nhanh chóng thu hồi vốn.

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Viện Ngân Hàng – Tài Chính

Một phần của tài liệu luận văn quản trị kinh doanh Một Số Biện Pháp Tăng Cường Lợi Nhuận Tại Công Ty TNHH VẠN PHONG. (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(59 trang)
w