II. NỘI DUNG CHƯƠNG
6.1 Tác động của thuế đến đường giới hạn ngân sách và tiêu dùng
Trong trường hợp khi không có thuế hay ngoại tác hoặc độc quyền: giá cả hàng hóa phản ánh chi phí xã hội biên. Để đơn giản cho phân tích, chúng ta giả định chi phí xã hội biên không đổi so với sản lượng. Một người tiêu dùng K có I đồng thu nhập để mua hai loại hàng hóa đó là: lương thực (LT) và quần áo (QA).
Người này sẽ tiêu dùng tối ưu tại điểm mà đường bàng quan tiếp xúc với đường giới hạn ngân sách. I = X.PLT + Y.PQA MULT/PLT = MUQA/PQA Quần áo I/PQA TU0 E0 QQA O Lương thực QLT I/PLT
Lựa chọn tiêu dùng tối ưu trước thuế là E0.
Giả sử chính phủ đánh thuế tỷ lệ vào hàng hóa lương thực, khi đó giá lương thực mà người tiêu dùng K phải trả là (1+t)*PLT. Nghĩa là, thuế làm thay đổi đường giới hạn ngân sách của ông K. QA
I/PQA
QA A
E0
IC0 IC1
LTa Lương thực O I/(1+t)*PLT I/PLT
Với bất kỳ mức tiêu dùng lương thực cho trước, khoảng cách thẳng giữa đường ngân sách biểu thị số thuế mà người tiêu dùng K phải trả và được đo lường bằng số lượng quần áo. Thật vậy, chúng ta hãy xem xét một số lượng lương thực tùy ý LTa. Trước khi đánh thuế, người tiêu dùng tiêu thụ LTa và QA. Sau khi có thuế, nếu ông ta vẫn tiêu dùng LTa thì ông ta chỉ đủ tiền để tiêu thụ QB. Chênh lệch giữa QA và QB phản ánh số thuế mà chính phủ thu được. Chúng ta có thể quy số thuế thu được (T) thành tiền bằng việc nhân khoảng cách (QA - QB) với PQA.
Hình dưới đây, biểu thị tập hợp điểm ưa chuộng nhất của người tiêu dùng K là điểm E1 trên đường bàng quan IC1, ở đó mức tiêu dùng lương thực của ông ta là LT1 và quần áo Q1 và số thuế mà ông ta phải nộp là (Q2-Q1). Rõ ràng tại điểm E1 người tiêu dùng K bị thiệt hơn so với điểm E0
QA Q2 Q1 E1 Q0 E0 IC1 IC0 O LT LT1 LT0
Như vậy, bất kỳ một khoản thu thuế nào cũng đặt người tiêu dùng K trên đường bàng quan thấp hơn người tiêu dùng bị thiệt thòi hơn.