* Độc quyền là gì ? là trạng thái thị trường chỉ có duy nhất 1 người bán và sản xuất ra sản phẩm nhưng lại có nhiều người mua. (định nghĩa độc quyền bán)
* Nguyên nhân xuất hiện độc quyền ? độc quyền có thể xuất hiện do nhiều nguyên nhân nhưng chủ yếu tập trung vào những nguyên nhân dưới đây:
- Do được Chính phủ nhượng quyền khai thác thị trường. Nhiều hãng trở thành độc quyền là nhờ được Chính phủ nhượng quyền khai thác một thị trường nào đó. Ví dụ các địa phương thường cho phép một công ty duy nhất cung cấp nước sạch trên địa bàn địa phương mình. Ngoài ra, đối với những ngành được xem là chủ đạo của quốc gia, Chính phủ thường tạo cho nó một cơ chế có thể tồn tại dưới dạng độc quyền nhà nước. Có lẽ không có ai phản đối rằng quốc phòng hay công nghiệp sản xuất vũ khí nên do Chính phủ nắm giữ, vì nó liên quan đến an ninh của đất nước.
- Do chế độ bản quyền đối với phát minh, sáng chế và sở hữu trí tuệ. Chế độ bản quyền là một cơ chế bảo vệ quyền lợi của những nhà phát minh, khuyến khích họ đầu tư công sức, thời gian và tiền của vào hoạt động nghiên cứu và triển khai, góp phần nâng cao năng suất lao động và đời sống tinh thần cho xã hội. Nhưng cũng chính những quy định này đã tạo cho người có bản quyền một vị thế độc quyền lớn, tuy vị thế không phải là vĩnh viễn (vì còn tuỳ thuộc vào thời hạn được nắm giữ bản quyền của từng nước).
- Do sở hữu được một nguồn lực đặc biệt. Việc nắm giữ được một nguồn lực hay một khả năng đặc biệt nào đó sẽ giúp người sở hữu có được vị thế độc quyền trên thị trường. Chẳng hạn, vì những mỏ kim cương lớn nhất thế giới tập trung tại Nam Phi nên quốc gia này có một lợi thế gần như độc quyền về khai thác và bán kim cương mà các quốc gia khác không thể có.
- Do có khả năng giảm giá thành khi mở rộng sản xuất. Do tính chất đặc biệt của ngành có hiệu suất tăng dần theo quy mô đã khiến việc có nhiều hãng cùng cung cấp một dịch vụ trở nên không hiệu quả và hãng nào đã có mặt trong thị trường từ trước thì có thể liên tục giảm giá khi mở rộng sản xuất, biến nó thành một hàng rào hữu hiệu ngăn cản sự xâm nhập thị trường của những hãng. Trường hợp này còn được gọi là độc quyền tự nhiên thường xuất hiện trong các ngành dịch vụ công cộng như điện, nước sạch, đường sắt,…
Các định lý cơ bản của kinh tế học phúc lợi dựa trên giả định là các doanh nghiệp và người tiêu dùng đều phải chấp nhận quy luật cạnh tranh của giá cả. Nếu 1 doanh nghiệp có khả năng tác động đến giá cả thì việc phân bổ nguồn lực thường sẽ không hiệu quả.
Giả sử: chi phí biên của hãng độc quyền phản ánh giá trị của tất cả các yếu tố đầu vào được sử dụng để sản xuất thêm 1 đơn vị đầu ra. Ta có, chi phí biên của hãng độc quyền cũng bằng chi phí biên xã hội (MSC) do chỉ có 1 hãng duy nhất sản xuất.
Đối với hãng độc quyền thì đường cầu có dạng: P= a+bQ (b<0 do đường cầu dốc xuống). Doanh thu TR = P.Q = Q.( a+b.Q ) = a.Q + b.Q2
(TR)’ = MR = a +2bQ đường doanh thu biên sẽ có hệ số góc gấp đôi đường cầu (nằm dưới đường cầu ).
- Thị trường cạnh tranh: MSC = MSB (D), cân bằng thị trường tại E(Q*, P*). - Hãng độc quyền: (mục tiêu) Lợi nhuận = TR – TC max (cực trị) tức là (Lợi nhuận)’= (TR-TC)’= 0 TR’ = TC’ hay MR = MC= MSC do đó hãng độc quyền sẽ quyết định sản xuất tại P0 và Q0
P MSC Po A Po A P* E B MR MSB(D) O Q0 Q* Q
Ta thấy: Q0<Q* và P0> P*. Như vậy, hãng độc quyền đã sản xuất tại mức sản lượng ít hơn mức xã hội yêu cầu và đặt giá cao hơn mức giá cân bằng thị trường. Tổn thất vô ích do độc quyền gây ra là diện tích ABE.