Phạm vi ảnh hưởng của thuế đối với phân phối thu nhập

Một phần của tài liệu bài giảng tài chính công (Trang 58)

II. NỘI DUNG CHƯƠNG 4 Lịch sử hình thành và phát triển

4.2.2 Phạm vi ảnh hưởng của thuế đối với phân phối thu nhập

Khi xem xét phạm vi ảnh hưởng kinh tế của thuế người ta thường phân tích sự ảnh hưởng của thuế trong phân phối thu nhập theo các nguyên tắc sau đây:

- Xem xét nguồn hình thành và sử dụng thu nhập

Chẳng hạn: khi thuế đánh vào hàng hoá có thể làm cho giá cả hàng hoá tăng.

+ Nếu người tiêu dùng lại tiêu dùng hàng hoá đó nhiều hơn thì mức độ thu nhập của họ bị phân phối càng cao (đây là cách tiếp cận trên giác độ sử dụng thu nhập).

+ Nếu người tiêu dùng giảm tiêu dùng hàng hoá đó thì người bán sẽ nhận được thu nhập nhỏ hơn tức là thu nhập của họ bị giảm đi → nguồn hình thành thu nhập bị thay đổi (đây là cách tiếp cận trên giác độ nguồn thu nhập).

Tuy nhiên trên thực tế, các nhà kinh tế học lại thường bỏ qua những ảnh hưởng đến nguồn thu nhập khi xem xét thuế đánh vào các loại hàng hóa và họ cũng bỏ qua khía cạnh này khi phân tích thuế đánh vào các yếu tố đầu vào vì: việc phân tích theo hướng này rất khó vì không dễ gì đo lường được phản ứng của người bán.

- Tác động của thuế phụ thuộc vào sự thay đổi giá thị trường

Phạm vi tác động của thuế phụ thuộc mức độ ảnh hưởng của thuế đến thay đổi giá cả thị trường. Một vấn đề có liên quan trực tiếp đó là chuỗi thời gian được chọn để phân tích. Phạm vi tác động của thuế phụ thuộc vào sự thay đổi giá cả nhưng thay đổi cần có thời gian. Sự tác động của thuế trong ngắn hạn và dài hạn có thể khác nhau. Có thể hiểu như sau: phạm vi ảnh hưởng phải được xem xét trên nguyên tắc sự thay đổi giữa giá trước thuế và sau thuế nếu phân tích trong ngắn hạn (bởi lúc đó mọi người chưa đủ thời gian để thay đổi hành vi của mình) hoặc xem xét thay đổi của cơ sở đánh thuế nếu phân tích trong dài hạn (vì lúc này người ta đã có đủ thời gian để phản ứng lại và thay đổi hành vi của mình).→ trong phân tích thuế cần lập một khung thời gian thích hợp.

- Kết hợp giữa thuế và các công cụ chính sách khác

Thuế là công cụ của chính sách tài khóa (fiscal policy).

Thực tế tại Việt Nam và nhiều quốc gia khác trên thế giới cho thấy: chính sách thuế gắn liền với chính sách chi tiêu công và chính sách đầu tư công. Mở rộng hơn, chúng gắn với chính sách tiền tệ, chính sách lãi suất, chính sách thu hút đầu tư nước ngoài.

Có những thay đổi bên trong chính sách thuế ảnh hưởng đến động thái tiêu dùng. Ví dụ: điều chỉnh thuế suất, mở rộng diện chịu thuế, thay đổi phương pháp xác định giá tính thuế của thuế tiêu thụ,... ảnh hưởng đến những thay đổi trong cơ cấu tiêu dùng của toàn dân. (phân tích ảnh hưởng của thuế như vậy gọi là phân tích ảnh hưởng của thuế khác biệt ). Thoát ra khỏi 1 sắc thuế cụ thể, chúng ta xem toàn bộ những sắc thuế như 1 chỉnh thể, thì thay đổi thuế ảnh hưởng đến cân đối ngân sách, bội chi hay thặng dư ngân sách,... (phân tích ảnh hưởng của thuế đến cán cân ngân sách).

- Trình độ dân trí và tỷ trọng người nộp thuế trong dân số

Nếu những hiểu biết của dân chúng về thuế tăng lên  sự gia tăng tỷ trọng người nộp thuế trong dân số  làm khuyếch đại ảnh hưởng của thuế đến hoạt động kinh tế và đời sống xã hội. Lúc này, 1 sự điều chỉnh dù là nhỏ nhất trong VAT, TNDN, TNCN cũng sẽ ảnh hưởng rộng khắp đến thu nhập khả dụng và động thái tiêu dùng của nhân dân. Ở đây, thuế mới hoàn thiện vai trò là công cụ điều chỉnh và điều tiết của mình.

Ảnh hưởng phân phối của thuế phụ thuộc vào cách thức chi tiêu tiền của chính phủ. Nếu tiêu tiền thuế hợp lý sẽ tạo ra sự chuyển giao gián tiếp thu nhập cho khu vực tư tương đương số tiền thuế họ đã nộpnhận thức tốt tỷ trọng nộp thuế cao, khuyếch đại lớn, ảnh hưởng của thuế rộng.

Một phần của tài liệu bài giảng tài chính công (Trang 58)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(93 trang)
w