Thuế thu nhập công ty (pháp nhân) Lợi nhuận = doanh thu chi phí

Một phần của tài liệu bài giảng tài chính công (Trang 79)

II. NỘI DUNG CHƯƠNG 5 5.1 Mô hình cân bằng cục bộ

B,Thuế thu nhập công ty (pháp nhân) Lợi nhuận = doanh thu chi phí

Lợi nhuận = doanh thu - chi phí

- Doanh thu: là số tiền mà doanh nghiệp thu về từ hoạt động sản xuất kinh doanh và các hoạt động khác.

- Chi phí là số tiền mà doanh nghiệp ứng trước để mua các đầu vào cần thiết cho hoạt động sản xuất kinh doanh và các hoạt động khác. Chi phí bao gồm: chi phí bằng tiền (chi phí kế toán) + chi phí ẩn (chi phí cơ hội) = chi phí kinh tế.

Lợi nhuận kinh tế = doanh thu - chi phí kinh tế các hãng theo đuổi lợi nhuận kinh tế trước thuế.

Thuế thu nhập công ty đánh vào lợi nhuận kinh tế đạt được hàng năm của doanh nghiệp. Dưới đây thì chúng ta sẽ chứng minh vấn đề: chừng nào các hãng còn theo đuổi mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận và thuế đánh vào lợi nhuận kinh tế không thể dịch chuyển thì người chủ của doanh nghiệp sẽ phải chịu hoàn toàn gánh nặng thuế.

Trong ngắn hạn với mô hình cạnh tranh hoàn hảo, đầu ra của doanh nghiệp được xác định tại điểm giao nhau của đường chi phí biên và đường thu nhập biên (MR=MC). Thuế tỷ lệ đánh vào lợi nhuận kinh tế không làm thay đổi chi phí biên lẫn thu nhập biên. Trong trường hợp này, doanh nghiệp không có động cơ thay đổi sản lượng của họ (giá cả và sản lượng không thay đổi) nên người tiêu dùng cũng không bị thiệt đi và các doanh nghiệp phải gánh chịu thuế hoàn toàn. (Cũng có thể hiểu thuế Thu nhập doanh nghiệp là tác động xảy ra sau quyết định của doanh nghiệp. Do vậy, doanh nghiệp không thể đẩy gánh nặng thuế cho người khác và doanh nghiệp sẽ chịu hoàn toàn gánh nặng về thuế TNDN).

Trong dài hạn, với cân bằng cạnh tranh, thuế đánh vào lợi nhuận kinh tế sẽ không mang lại nguồn thu nhập cho chính phủ, vì lợi nhuận kinh tế trong dài hạn sẽ là zero (do cạnh tranh làm lợi nhuận dần bị triệt tiêu). Tức là, lợi nhuận kinh tế = doanh thu – chi phí kinh tế = 0 → doanh thu = chi phí kinh tế = chi phí bằng tiền + chi phí cơ hội → chi phí cơ hội = doanh thu – chi phí bằng tiền → lợi nhuận bằng tiền = chi phí cơ hội. Điều này có nghĩa là, cái mà doanh nghiệp nhận được bằng cái mà nó đã bỏ qua; lúc này doanh nghiệp bàng quan giữa các cơ hội nhưng vẫn sản xuất. Tuy nhiên, đối với các doanh nghiệp độc quyền, với lợi thế của mình (doanh nghiệp cũng là thị trường), họ vẫn có thể thu được lợi nhuận kinh tế trong dài hạn. Tương tự như cách lập luận ở trên, thuế thu nhập cũng là vấn đề xảy ra sau quyết định sản xuất của doanh nghiệp do vậy doanh nghiệp không thể dịch chuyển gánh nặng thuế cho người khác. Nhưng doanh nghiệp có thể thực hiện các giải pháp: gia tăng giá cả để bù đắp phần thuế thu nhập phải nộp, đẩy mạnh bán hàng càng nhiều càng tốt để tối đa hóa thu nhập.

5.2 Mô hình cân bằng tổng thể

Mặc dù rất hấp dẫn các nhà kinh tế vì tính chất đơn giãn của mình, nhưng mô hình cân bằng cục bộ lại bỏ qua phản ứng lan tỏa sang các thị trường khác của thuế, do đó đã đưa ra 1 bức tranh chưa hoàn chỉnh về tác động của thuế. Thông thường, khi thuế đánh vào một ngành tương đối "lớn" có nhiều mối quan hệ qua lại với các ngành khác trong nền kinh tế thì việc xem xét một thị trường duy nhất là không đầy đủ. Phân tích cân bằng tổng thể sẽ tính đến sự tương tác lẫn nhau của các thị trường có liên quan.

Khởi đầu để minh họa mô hình cân bằng tổng thể của thuế, giả sử chúng ta lấy ví dụ thuế đánh vào thị trường cafe. Vì thị trường cafe là một thị trường cạnh tranh nên đường cầu sẽ co giãn hoàn toàn. Khi chính phủ đánh thuế thì đường cung sẽ dịch chuyển sang trái, điểm cân bằng mới của doanh nghiệp là E’. So sánh cân bằng trước và sau thuế ta có, giá bán cafe của doanh nghiệp không thay đổi, doanh nghiệp chịu toàn bộ gánh nặng thuế (TTD/ TSx = ES/ |ED| = ES/ ∞ =0  TTD = TSX*0  TSX = T)

Giá cả S1 S0

PTD = P0 E’ E D

Bữa ăn O Q1 Q0

Kết quả trên cho thấy đây là tác động cục bộ của chính sách thuế đánh vào doanh nghiệp kinh doanh café. Tuy nhiên, phân tích tổng thể lại phải nhìn đến mối tương quan giữa các thị trường.

Trong thực tế thì doanh nghiệp kinh doanh cafe không thể một mình vận hành mà phải gắn kết với sự cung cấp lao động, vốn để hoạt động (đối với doanh nghiệp, vốn dùng để đầu tư xây dựng và mua các công cụ, dụng cụ lao động,... ). Khi đánh thuế thì doanh nghiệp phải chịu hoàn toàn gánh nặng thuế, đồng nghĩa là các yếu tố lao động và vốn đều phải gánh chịu thuế. (Doanh nghiệp sẽ thu hẹp sản xuất đồng nghĩa với việc giảm nhu cầu về lao động, vốn).

- Xét thị trường lao động ở quy mô nhỏ, khi chính phủ đánh thuế vào doanh nghiệp kinh doanh cafe, doanh nghiệp phải gánh chịu thuế hoàn toàn. Điều này làm cho đường cầu D dịch trái sang thành D'. Giả sử đường cung lao động co giãn hoàn toàn (các nhân viên của doanh nghiệp dễ dàng tìm kiếm công việc ở những chỗ khác/ địa phương khác), nên tiền lương không giảm và người lao động không gánh chịu thuế.

P r S r0 W S r1 D D D' D' O L1 L0 Q O K Q

- Xét thị trường vốn (thị trường cung cấp vốn cho doanh nghiệp). Trong ngắn hạn, các chủ doanh nghiệp bị "kẹt vốn" do đã đầu tư vào các tài sản như nhà cửa, dụng cụ phục vụ cho việc kinh doanh cafe, trong khi cung vốn trên thị trường là cố định. Bởi vì doanh nghiệp gánh chịu gánh nặng thuế toàn bộ nên họ sẽ giảm nhu cầu sử dụng vốn. Đường cầu về vốn dịch trái, tỷ suất sinh lợi giảm. Trong trường hợp này ta thấy, thuế đánh vào doanh nghiệp (cafe) tác động đến thu nhập của chủ doanh nghiệp đồng thời tác động đến thu nhập của người có vốn. Đây là sự liên hệ giữa ít nhất 2 thị trường khi có sự tác động của chính sách thuế.

Kết luận: - nếu phân tích cục bộ thì thuế đánh vào café làm cho người bán cafe phải chịu hoàn toàn gánh nặng thuế.

- phân tích tổng thể cho thấy: người bán cafe sẽ chủ động đẩy gánh nặng thuế cho người lao động và người cho vay: vì tiền lương không thay đổi nên người lao động không chịu gánh nặng thuế nhưng lãi suất lại thay đổi theo hướng giảm xuống, do vậy người cho vay sẽ chia sẽ một phần gánh nặng thuế đánh vào café với doanh nghiệp bán café.

* Các vấn đề cần chú ý trong mô hình phân tích cân bằng tổng thể

- Yếu tố thời gian đối với phạm vi ảnh hưởng của thuế: tác động ngắn hạn có thể khác tác động dài hạn.

Sự phân tích tác động của thuế đến hoạt động kinh doanh cafe của doanh nghiệp được giả định diễn ra trong thời gian ngắn (1 năm). Tuy nhiên, trong dài hạn giả định có thể không hợp lý. Theo thời gian, vốn đầu tư để kinh doanh cafe co giãn: các nhà đầu tư có thể đóng cửa hoặc bán doanh nghiệp và đầu tư vào nơi khác. Như vậy, người chủ sở hữu vốn sẽ không chịu bất kỳ gánh nặng thuế nào. Trong dài hạn, vốn có thể co giãn hoàn toàn như là có sự thay thế trong đầu tư: vốn di chuyển từ nơi này đến nơi khác. Về lao động cũng tương tự, cung lao động co giãn hoàn toàn trong ngắn hạn nhưng có thể sẽ co giãn hơn trong dài hạn khi mà những người lao động có tay nghề cao di chuyển sang địa phương khác, ở những nơi không bị đánh thuế và được trả lương cao. Tóm lại, nếu trên phương diện điều tiết sản xuất thì thuế đánh vào cafe thành công; tuy nhiên, nhìn trên phương diện về số thu thuế thì chính sách thuế này thất bại.

Chẳng hạn, thuế địa phương sẽ kém hiệu quả hơn thuế quốc gia. Ví dụ: nhằm hạn chế tình trạng tắc nghẽn giao thông và khuyến khích người dân sử dụng các phương tiện công cộng ở thành phố Hồ Chí Minh có ý kiến sẽ đánh thuế 5 triệu đồng/ xe máy trung bình; 10 triệu đồng/ xe máy cao cấp và 60 triệu đồng/ ôtô để giảm lượng xe mới đưa vào lưu thông  xin ý kiến chính phủ ? trả lời: đây là 1 dạng thuế tài sản nhưng phạm vi quá hẹp cho nên chính phủ không chấp nhận vì chính sách thuế này chỉ tác động đến xe cộ của thành phố Hồ Chí Minh (người ta có thể tránh thuế bằng cách đem xe về các tỉnh lân cận đăng ký) → chính sách thuế đề ra không có tác động điều tiết thậm chí còn gây ra sự xáo trộn nhiều hơn → đề ra sẽ chỉ làm xói mòn quyền lực của chính phủ.

Phạm vi của thuế có ý nghĩa đối với phân tích phạm vi bởi nó quyết định mức co giãn trong phân tích thuế: thuế có cơ sở càng rộng thì khó mà tránh thuế. Phản ứng của người sản xuất và người tiêu dùng đối với thuế sẽ rất nhỏ và không co giãn.

- Sự lan tỏa giữa các thị trường hàng hóa.

Sự lan tỏa đến các thị trường hàng hóa khác nghĩa là thuế đánh vào một thị trường có thể tạo ra gánh nặng hay lợi ích đối với người tiêu dùng và người sản xuất ở thị trường khác. Thị trường càng lan tỏa thì phạm vi ảnh hưởng càng lớn. Ví dụ: thuế đánh vào gạo sẽ ảnh hưởng đến bữa ăn của các gia đình, ảnh hưởng đến những người nấu rượu, làm bánh phở, bánh bèo, nậm,...thuế đánh vào vé máy bay thì sẽ ít tác động hơn vì chỉ có những người đi công tác, những người có thu nhập cao mới bị tác động.

Khi đánh thuế vào một thị trường hàng hoá, có thể liệt kê ba ảnh hưởng đến hàng hoá khác như sau:

+ Tác động thu nhập: đánh thuế làm giảm thu nhập của đối tượng phải chịu gánh nặng thuế do vậy họ sẽ mua ít hàng hoá hơn (trong trường hợp này đường ngân sách sẽ dịch chuyển song song về gần gốc toạ độ hơn).

+ Tác động thay thế: trong trường hợp này vì giá cả của hàng hoá bị đánh thuế tăng cho nên người tiêu dùng sẽ chuyển sang tiêu dùng những hàng hoá khác.

+ Tác động bổ sung: đánh thuế làm cho hàng hoá bị đánh thuế tăng giá, người tiêu dùng muốn duy trì mức tiêu dùng hàng hoá đó như cũ buộc phải giảm tiêu dùng các hàng hoá khác. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Chương 6

Một phần của tài liệu bài giảng tài chính công (Trang 79)