0
Tải bản đầy đủ (.doc) (93 trang)

Quan điểm về lý thuyết thuế chuẩn tắc

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG TÀI CHÍNH CÔNG (Trang 59 -59 )

II. NỘI DUNG CHƯƠNG 4 Lịch sử hình thành và phát triển

4.3.1 Quan điểm về lý thuyết thuế chuẩn tắc

Các nhà kinh tế thường tiếp cận chính sách thuế trên 2 giác độ:

- Người ta miêu tả khách quan rồi dùng những mối liện hệ logic và nhân quả để đưa ra kết luận cách tiếp cận thực chứng. Ví dụ: miêu tả tóc dài, da trắng trẻo, mềm mại,...→ con gái.

- Trước 1 vấn đề kinh tế người ta thường xem xét và so sánh với những chuẩn mực hay mục tiêu đề ra để đưa ra kết luận  cách tiếp cận chuẩn tắc, nó mang tính chủ quan của người tiếp cận (do đó kết luận chuẩn tắc đúng hay không đúng đều mang tính chủ quan của người nói)

Ví dụ: Thuế đánh vào ôtô tăng thì:

- Giá ôtô tăng lên cầu ôtô giảm đi tình hình giao thông được cải thiện, nhà nước thu được tiền, mức độ ô nhiễm môi trường sẽ giảm đi,...cách tiếp cận thực chứng.

- Nên hay không nên tăng thuế, mục tiêu khi nhà nước tăng thuế đánh vào ôtô là gì? (nhà nước có nguồn thu, hạn chế sử dụng ôtô,...), ai thực sự phải gánh chịu thuế? để thực hiện các mục tiêu trên có chính sách nào tốt hơn hay không?...đây là cách tiếp cận chuẩn tắc.

Vậy, lý thuyết thuế chuẩn tắc nghiên cứu những mục tiêu mong muốn khi chính phủ đưa ra

hoặc thay đổi chính sách thuế đồng thời đánh giá mức độ đáp ứng mục tiêu (nhiều loại) của sự thay đổi.

Có nhiều cách phân loại mục tiêu chẳng hạn: phân theo lĩnh vực: mục tiêu kinh tế, chính trị, xã hội; phân theo tính minh bạch: mục tiêu biểu hiện, mục tiêu tiềm ẩn;...

Ngoài ra, lý thuyết thuế chuẩn tắc còn xem xét tình trạng mâu thuẫn và mức độ mâu thuẫn giữa các chỉ tiêu. Cụ thể, nó phải chỉ rõ mục tiêu nào là mục tiêu cơ bản, mục tiêu nào là mục tiêu phái sinh. Ví dụ: nhà nước theo đuổi 2 mục tiêu: có nguồn thu và điều tiết thị trường. Giả sử:

Cá nhân A Cá nhân B Thu 5 10 Điều tiết 10 5

Ông A xem điều tiết là mục tiêu cơ bản và nguồn thu là mục tiêu phái sinh và ngược lại

Ông A và ông B sẽ có những cách hành xử khác nhau.

Chú ý: Trong hệ thống các mục tiêu (tiêu chuẩn) của 1 chính sách thuế bao giờ cũng hàm chứa sự mâu thuẫn, cho nên đối với cách tiếp cận chuẩn tắc thì: KHÔNG CÓ MỘT HỆ THỐNG THUẾ HOÀN HẢO VĨNH CỬU, CHỈ CÓ HỆ THỐNG THUẾ HỢP LÝ (HỆ THỐNG THUẾ TỐT)

THEO TỪNG ĐIỀU KIỆN CỤ THỂ (ví dụ đầu mục).

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG TÀI CHÍNH CÔNG (Trang 59 -59 )

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×