II. NỘI DUNG CHƯƠNG 3 3.1 Hàng hoá công
3.2 Cung cấp hàng hoá công tối ưu
Hoàn toàn có thể loại trừ và hoàn toàn không thể tiêu dùng chung B là hàng hoá tư nhân thuần tuý Có thể loại trừ với 1 chi phí nào
đó. Có thể tiêu dùng chung. C là HHCC không thuần tuý
Không thể loại trừ và hoàn toàn có thể tiêu dùng chung. A là hàng
hoá công thuần tuý
Cả hàng hoá công và hàng hoá cá nhân đều được sử dụng để thoả mãn lợi ích của con người. Khi tiêu dùng nó thì cái mà người ta nhận được là lợi ích tăng thêm và cái giá mà người ta sẵn lòng trả để có được hàng hoá phụ thuộc lợi ích tăng thêm mà người ta nhận được. Khi khối lượng hàng hoá tăng thêm thì lợi ích tăng thêm của mỗi đơn vị hàng hoá giảm đi, do vậy cái giá mà người ta sẵn lòng trả cũng giảm đi. Điều này lý giải quan hệ nghịch biến giá cả và sản lượng (quy luật cầu).
* Đường cầu xã hội về hàng hoá công
Đường cầu về hàng hoá công được phân biệt với đường cầu hàng hoá cá nhân như sau:
- Do tính chất phân chia hay cạnh tranh trong tiêu dùng khiến đường cầu đối với hàng hoá cá nhân thể hiện số lượng hàng hoá mà thị trường sẵn sàng mua ở mỗi mức giá nhất định. Như vậy, đường cầu thị trường đối với hàng hoá cá nhân là tổng hợp các đường cầu cá nhân theo sản lượng.
Ví dụ: chẳng hạn, đói muốn ăn bánh bao, anh X ăn 2 cái, anh Y anh 4 cái thì cầu thị trường về bánh bao là 6 cái.
Giả sử: thị trường có n người tiêu dùng đối với hàng hoá cá nhân, thì đường cầu thị trường đối với hàng hoá đó được xác định như sau:
p = p0 n q = qi QD = qi
i = 1
- Đường cầu đối với hàng hoá công: do tính chất sử dụng chung nên đường cầu thể hiện giá cả mà xã hội sẵn lòng chi trả để có được hàng hoá công ấy. Ví dụ: 2 bạn nhà ở cạnh nhau thì chỉ cần 1 con đường để đi đến trường và để có được con đường để đi đến trường thì 2 bạn phải cùng phải trả tiền.
Do vậy, đường cầu xã hội đối với hàng hoá công được thiết lập bằng cách cộng các đường cầu cá nhân theo giá cả.
q = q0 n
p = pi P = pi i=1
Bất kể hàng hoá công do ai cung cấp thì xã hội đều phải tiêu tốn một khoảng chi phí nhất định. Khi lượng hàng hoá công tăng thêm thì chi phí xã hội cũng tăng thêm. Suy ra: đường cung xã hội đối với hàng hoá công đó chính là đường chi phí xã hội biên MSC (marginal of social cost)
Ví dụ: Pháo hoa là một hàng hoá công. Xét xã hội chỉ có 2 cá nhân P P 6 SMB= DA+B