IV Tổng nguồn vốn huy động
2.3.3. Nguyên nhân của tình trạng trên
2.3.3.1. Nguyên nhân chủ quan
Thứ nhất, do năng lực tài chính còn nhiều hạn chế. Muốn phát triển được dịch vụ ngân hàng đòi hỏi phải có một cơ sở vật chất, kỹ thuật công nghệ hiện đại, phù hợp với yêu cầu ngày càng cao của xã hội, cụ thể đó là nguồn vốn trang bị cho cơ sở vật chất, kỹ thuật công nghệ. Tuy nhiên do năng lực tài chính của NHNo&PTNT Việt Nam chưa thật sự vững mạnh, nguồn vốn đầu tư cho công nghệ chưa tương xứng với yêu cầu đề ra, nên chưa thể đầu tư đầy đủ cho chi nhánh, các chi nhánh NHNo&PTNT Việt Nam phị thuộc hoàn toàn vào sự phê duyệt của NHNo&PTNT Việt Nam cả về chủ trương đường lối và nguồn vốn đầu tư. Chi nhánh chỉ được quyết định đầu tư, mua sắm tài sản cố định trong phạm vi chỉ tiêu vốn đã được giao hàng năm. Nguồn vốn phân bổ hàng năm ít không đủ đảm bảo cho phát triển công nghệ. Hơn thế nữa việc phát triển công nghệ của ngân hàng mang tính hệ thống nên tất cả công nghệ mới đều do NHNo&PTNT Việt Nam quyết định.
Hạ tầng công nghệ và hệ thống thanh toán của NHNo&PTNT chưa được đầu tư đúng mức, còn thua kém nhiều so với các NHTM khác.
Thứ hai là chi nhánh vẫn thực hiện phân phối dịch vụ kiểu truyền thống, tức là theo các phòng nghiệp vụ mà không theo đối tượng khách hàng sản phẩm làm hạn chế chất lượng phục vụ, không đáp ứng đựơc yêu cầu của khách hàng. Đây là chủ
trương chung của NHNo&PTNT Việt Nam. Mô hình truyền thống chỉ phù hợp với hoạt động Ngân hàng có qui mô nhỏ, tính chất đơn giản, tập trung quyền lực cao. Nhưng khi Ngân hàng phát triển với qui mô ngày càng lớn, số lượng chi nhánh ngày càng mở rộng, khối lượng và tính chất công việc ngày càng nhiều và phức tạp thì mô hình trên sẽ bộc lộ nhiều điểm bất hợp lý, không nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng, chưa khai thác hết nhu cầu của khách hàng và làm hạn chế sự phát triển của dịch vụ Ngân hàng.
Thứ ba là ngân hàng còn hạn chế trong việc tổ chức chỉ đạo điều hành dịch vụ. Ngân hàng thiếu năng động, có tâm lý ngại rủi ro, thiếu tính tiên phong trong khi triển khai các dịch vụ mới.
Thứ tư là ngân hàng còn hạn chế về năng lực marketing ngân hàng. Các hình thức khuyến mãi còn đơn điệu, chưa tận dụng hết được đội ngũ cán bộ có chuyên môn trong việc tham gia quảng cáo các dịch vụ ngân hàng.
Thứ năm làdo hạn chế về trình độ cán bộ và năng lực nghiệp vụ, đào tạo và
sử dụng sau đào tạo còn nhiều vấn đề bất cập.
Đội ngũ cán bộ chưa được đào tạo các kiến thức về các dịch vụ Ngân hàng hiện đại. Phong cách giao dịch còn thua kém nhiều so với các chi nhánh NH nước ngoài, kể cả so với Ngân hàng Ngoại thương và nhiều NHTM cổ phần. Cán bộ chưa cập nhật thường xuyên những kiến thức mới về thị trường, nhiều khi làm việc vẫn còn mang nặng tính kinh nghiệm của cơ chế cũ. Nhìn chung, đội ngũ cán bộ của chi nhánh chưa có tính chuyên nghiệp cao, kiến thức về sản phẩm dịch vụ của ngân hàng còn nhiều hạn chế.
Thứ sáu là do ngân hàng chưa gắn kết được giữa các dịch vụ ngân hàng trong quá trình phát triển dịch vụ. Trong quá trình thực hiện cung cấp dịch vụ, Ngân hàng chưa thực hiện được một chu trình khép kín các dịch vụ như tín dụng - thanh toán và ngoại tệ, chưa thực hiện thấu chi tài khoản khách hàng để phát triển dịch vụ thẻ tín dụng, thanh toán… Khách hàng không thể nhận được một bộ dịch vụ trọn gói từ Ngân hàng.
Sự phát triển dịch vụ Ngân hàng còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khách quan của nền kinh tế, của xã hội cũng như của các chủ thể tham gia vào việc sử dụng dịch vụ Ngân hàng. Do vậy việc tìm ra các nguyên nhân khách quan để có thể khắc phục tình trạng trên là rất cần thiết.
2.3.3.2. Nguyên nhân khách quan
Thứ nhất là môi trường pháp lý đối với hoạt động cung cấp dịch vụ ngân hàng mặc dù đã hình thành khá đồng bộ và ngày càng được hoàn thiện, nhưng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu của sự phát triển, hướng dẫn thi hành luật ở một số lĩnh vực còn thiếu và chưa kịp thời. Người dân nói chung và các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế chưa thực sự có ý thức tôn trọng pháp luật, chấp hành pháp luật chưa nghiêm, cơ quan hành pháp trong nhiều trường hợp cũng chưa tuân thủ đúng pháp luật, điều này ảnh hưởng lớn đến chất lượng dịch vụ ngân hàng.
Thứ hai là do điều kiện kinh tế xã hội hết sức khó khăn
Do sự tăng giá liên tục của các mặt hàng chủ yếu trong nước như: Vàng, xăng, dầu, chất đốt, sắt thép, từ đó kéo theo giá cả các mặt hàng tiêu dùng cũng tăng lên nhanh chóng. Điều đó đã làm cho chỉ số giá cả tiêu dùng tăng lên một cách đột biến làm ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động của Ngân hàng.
Thứ ba là khả năng tiếp cận và sử dụng các dịch vụ Ngân hàng của các chủ thể trong nền kinh tế còn rất hạn chế, thói quen sử dụng tiền mặt còn nặng nề. Do đó dẫn tới số lượng khách hàng sử dụng các dịch vụ hiện đại còn chưa tương xứng với quy mô dân số trên địa bàn huyện. Từ đó làm giảm sự phát triển dịch vụ của Ngân hàng.
Thứ tư là sự phát triển dịch vụ Ngân hàng vẫn chưa có sự liên kết, hợp tác bởi các ngành kinh tế. Thời gian qua các ngành như: Điện, nước, bưu điện, các hãng tiêu dùng… chưa thật sự tạo điều kiện cần thiết đối với các dịch vụ thanh toán qua tài khoản tại Ngân hàng. Hàng tháng các ngành này vẫn thực hiện cho cán bộ đi đến từng hộ gia đình, công ty thu tiền điện, nước, điện thoại nên hiệu quả rất kém vì phải tốn nhiều chi phí, mất nhiều thời gian, chưa kể đến thất thoát do cán
bộđi thu chụp lợi. Nếu các ngành này hợp tác với Ngân hàng, hiệu quả sẽ tăng lên rất nhiều. Tuy nhiên, để làm được việc này rất cần sự hỗ trợ của Chính phủ và các cấp, ngành có liên quan trong việc đưa ra những qui định cần thiết.
Thứ năm là do cơ chế chính sách và công nghệ của NHNN. Cơ chế quản lý của NHNN đối với NHTM còn mang nặng biện pháp hành chính, nhiều khi không theo kịp được yêu cầu đổi mới nhanh chóng của nền kinh tế, làm giảm tính chủ động sáng tạo, tự chịu trách nhiệm của các NHTM. Kỹ thuật công nghệ, cơ chế quản lý các trung tâm thanh toán bù trừ chưa đúng với yêu cầu, không đảm bảo thời gian, tốc độ thanh toán nhanh chóng, thuận lợi cho các NHTM.
Tóm lại, có thể thấy rằng những nguyên nhân làm hạn chế phát triển dịch vụ chủ yếu thuộc về nguyên nhân chủ quan, từ việc hạn chế về chiến lược phát triển, trình độ đội ngũ cán bộ cho đến năng lực tổ chức thực hiện… Do đó, để có bước chuyển biến về phát triển dịch vụ, chi nhánh phải sớm có những giải pháp thích hợp để đạt được mục tiêu đề ra "phát triển, an toàn và hiệu quả" trong chiến lược phát triển dịch vụ Ngân hàng
CHƯƠNG 3