V. ĐÁNH GIÁ, PHÂN TÍCH KẾT QUẢ CHO THỜI KỲ CHUẨN 1971-
5.2. Kết quả của CCAM cho thời kỳ 1971-
5.2.1. So sánh không gian
Hình 5.9 là giá trị nhiệt độ trung bình trong suốt thời kỳ 1971-2000 tại 14 điểm trạm ở khu vực Trung Bộ. Giá trị của mô hình CCAM được nội suy về vị trí các trạm tương ứng với quan trắc để so sánh. Kết quả nội suy cho thấy có sự phù hợp tương đối tốt giữa giá trị nhiệt độ mô phỏng và quan trắc, trên hình vẽ chỉ thể hiện sự khác biệt nhiệt độ của 2 trạm, sai khác ~1-3oC.
CCAM Quan trắc
Hình 5.9. Nhiệt độ trung bình (oC) thời kỳ 1971-2000 của CCAM (trái) và quan trắc(phải)
Đối với lượng mưa trung bình tháng (tổng lượng mưa năm/12 tháng) trung bình thời kỳ cả thời kỳ từ 1971 đến 2000 ta thấy lượng mưa của mô hình ở một số trạm thấp hơn nhiều so với quan trắc (Hình 5.10). Điều này thường thấy đối với kết quả của mô hình vì giá trị lượng mưa của mô hình được đại diện cho cả ô lưới và bản thân các mô hình số chưa mô tả được hết các quá trình vật lý xảy ra trong khí quyển.
CCAM Quan trắc
Hình 5.10. Lượng mưa (mm/tháng) trung bình thời kỳ 1971-2000 của CCAM (trái) và quan trắc (phải)
5.2.2. So sánh chuỗi thời gian
Hình 5.11 là biểu diễn biến trình theo thời gian của nhiệt độ trung bình năm từ 1971 đến 2000 cho 4 mùa ở khu vực Trung Bộ. Các mùa được chọn cụ thể tương ứng với các thời gian sau: mùa hè (tháng VI-VII-VIII), mùa thu (tháng IX-X-XI), mùa đông (tháng XII-I-II), mùa xuân (tháng III-IV-V). Giá trị nhiệt độ biểu diễn trên hình (mô hình và quan trắc) là giá trị được lấy trung bình cho tất cả các trạm trong khu vực Trung Bộ cho khoảng thời gian xem xét. Trên hình vẽ ta thấy trong các tháng mùa hè và mùa thu, nhiệt độ của mô hình nhìn chung đều thấp hơn so với quan trắc, trong các tháng mùa đông thì nhiệt độ của mô hình lại cao hơn hẳn so với quan trắc còn trong thời kỳ mùa xuân thì mức độ sai khác giữa nhiệt độ quan trắc và mô hình là nhỏ nhất. Xem xét xu thế tuyến tính của cả mô hình và quan trắc ta thấy có sự tương đồng đó là trong khoảng thời gian từ năm 1971-2000, nền nhiệt độ trung bình năm của tất cả 4 mùa đều có xu thế tăng lên rõ rệt. Điều này cho thấy mô hình đã nắm bắt được tốt về
xu thế biến đổi tuy nhiên xét về giá trị thì có thời kỳ chênh lệch âm, có thời kỳ chênh lệch dương. Nhìn chung, tốc độ tăng nhiệt độ của mô hình là lớn hơn so với thám sát, thể hiện ở hệ số a1 lớn hơn của phương trình hồi qui tuyến tính một biến.
Hình 5.11. Biến trình nhiệt độ trung bình năm từ 1971 đến 2000 ở khu vực Trung Trung Bộ
Xem xét xu thế biến đổi của lượng mưa trung bình trong các tháng được biểu diễn trên Hình 5.12. Trên hình vẽ này ta thấy nhìn chung trong các tháng mùa hè, mùa xuân, mùa đông mô hình thường có lượng mưa trung bình lớn hơn so với thám sát trong khi vào mùa thu lại ngược lại. Trong các tháng mùa thu và mùa xuân, mưa mô hình và mưa quan trắc đều có xu thế tăng lên (hệ số a1 dương) theo thời gian, ngược lại trong các tháng mùa hè thì cả mô hình và quan trắc lại thể hiện xu thế giảm (hệ số a1 âm). Riêng trong các tháng mùa đông, lượng mưa mô hình có xu thế giảm còn lượng mưa quan trắc lại có xu thế ngược lại. Về cơ bản, lượng mưa quan trắc có sự biến đổi
mạnh hơn so với lượng mưa mô hình.
Hình 5.12. Biến trình theo thời gian của lượng mưa trung bình năm từ 1971 đến 2000 cho 4 mùa ở khu vực Trung Trung Bộ
Ngoài việc phân tích chung cho toàn khu vực Trung Bộ, chúng tôi lựa chọn một vài trạm tiêu biểu ở miền Trung để phân tích, các trạm tiêu biểu được lựa chọn là Đà Nẵng, Kontum, Quy Nhơn và Nha Trang.
Nhiệt độ
Biến trình của nhiệt độ trung bình năm tại trạm Đà Nẵng được biểu diễn trên Hình 5.13. Nhìn chung, trong các tháng mùa đông và mùa xuân, nhiệt độ của mô hình thường lớn hơn so với nhiệt độ quan trắc. Ngược lại, trong các tháng mùa hè và mùa thu thì nhiệt độ của quan trắc lớn hơn nhiều so với nhiệt độ mô hình mô phỏng được.
Điều này cũng phù hợp với xu thế chung của toàn vùng như đã phân tích ở trên. Tuy nhiên, xu thế tuyến tính tại trạm Đà Nẵng có một số thời kỳ là giảm, ví dụ như xu thế mùa đông của mô hình, xu thế mùa hè của quan trắc, xu thế mùa xuân của quan trắc.
Hình 5.13. Biến trình theo thời gian của nhiệt độ trung bình năm từ 1971 đến 2000 cho 4 mùa tại trạm Đà Nẵng
Biến đổi nhiệt độ theo thời gian của trạm Kontum được biểu diễn trên Hình 5.14. Tại trạm này, nhiệt độ của mô hình luôn nhỏ hơn so với quan trắc vào mọi thời điểm trong năm, đặc biệt trong những tháng mùa hè, mùa xuân, mùa thu sự chênh lệch này là khá lớn ~2 độ C. Tuy nhiên, xu thế chung của cả mô hình và quan trắc đều có nhiệt độ tăng lên theo thời gian, ngoại trừ thời kỳ mùa xuân của quan trắc là có xu thế giảm.
Hình 5.14. Biến trình theo thời gian của nhiệt độ trung bình năm từ 1971 đến 2000 cho 4 mùa tại trạm Kontum
Tại trạm Quy Nhơn (Hình 5.15) chênh lệch nhiệt độ giữa mô hình và quan trắc là không lớn. Trong các tháng hè thu, nhiệt độ của quan trắc cũng thường lớn hơn so với nhiệt độ trung bình của mô hình nhưng trong các tháng đông xuân thì ngược lại. Xu thế nhiệt độ của mô hình và quan trắc đều thể hiện chung một xu thế tăng nhiệt độ.
Hình 5.15. Biến trình theo thời gian của nhiệt độ trung bình năm từ 1971 đến 2000 cho 4 mùa tại trạm Quy Nhơn
Tại trạm Nha Trang (Hình 5.16) nhìn chung nhiệt độ mô hình thường lớn hơn quan trắc ở mọi thời điểm trong năm nhưng chênh lệch là không quá lớn như ở trạm Kontum. Xu thế tuyến tính của cả mô hình và quan trắc đều tương tự nhau là sự tăng của nhiệt độ theo thời gian.
Hình 5.16. Biến trình theo thời gian của nhiệt độ trung bình năm từ 1971 đến 2000 cho 4 mùa tại trạm Nha Trang
Lượng mưa
Đối với biến đổi của lượng mưa tại các trạm tiêu biểu được biểu diễn trên các Hình 5.17 đến 5.20. Ở trạm Đà Nẵng, lượng mưa của mô hình thường lớn hơn so với lượng mưa quan trắc, ngoại trừ trong các tháng mùa thu. Nhìn chung, xu thế của mô hình trong các tháng đông hè có xu thế giảm nhẹ lượng mưa, các tháng khác có xu thế ngược lại. Lượng mưa quan trắc có xu thế giảm trong các tháng mùa hè và mùa xuân.
Hình 5.17. Biến trình theo thời gian của lượng mưa trung bình năm từ 1971 đến 2000 cho 4 mùa tại trạm Đà Nẵng
Tại trạm KonTum lượng mưa mô hình nhìn chung đều lớn hơn lượng mưa quan trắc ở tất cả các thời điểm trong năm. Xu thế tuyến tính của mô hình trong cả 4 mùa đều có xu thế giảm của lượng mưa trung bình năm trong khi đó xu thế của quan trắc lại là tăng nhẹ của lượng mưa.
Tại trạm Quy Nhơn riêng trong thời kỳ mùa thu lượng mưa quan trắc lớn hơn so với lượng mưa mô hình, các thời gian khác trong năm lại thể hiện ngược lại. Xu thế biến đổi lượng mưa của mô hình trong các tháng mùa hè là giảm lượng mưa còn của quan trắc thì sự giảm lượng mưa xảy ra trong các tháng mùa đông.
Hình 5.18. Biến trình theo thời gian của lượng mưa trung bình năm từ 1971 đến 2000 cho 4 mùa tại trạm Kontum
Hình 5.19. Biến trình theo thời gian của lượng mưa trung bình năm từ 1971 đến 2000 cho 4 mùa tại trạm Quy Nhơn
Tại trạm Nha Trang, lượng mưa của mô hình thường lớn hơn so với lượng mưa quan trắc khá nhiều trong các tháng đông, hè, xuân. Các tháng mùa thu gần như không có sự chênh lệch lượng mưa giữa mô hình và quan trắc. Xu thế tuyến tính trong các tháng mùa đông, mùa hè, mùa thu của mô hình đều có xu thế giảm lượng mưa theo thời gian. Trong các tháng mùa xuân, mùa thu thì lượng mưa quan trắc lại có xu thế giảm.
Hình 5.20. Biến trình theo thời gian của lượng mưa trung bình năm từ 1971 đến 2000 cho 4 mùa tại trạm Nha Trang