IV. MÔ HÌNH TOÀN CẦU VÀ MÔ HÌNH KHÍ HẬU KHU VỰC ĐƯỢC LỰA CHỌN THỬ NGHIỆM
6 ECHO-G = ECHAM4 + HOPE-G
4.3.2. Chạy với CCAM
Với CCAM, miền tính cho khu vực Việt Nam được chọn từ kinh độ 100E đến 120E và từ vĩ độ 5N đến 25N (Hình 4.6). Độ phân giải ngang của mô hình là 26 km. Do đó số điểm lưới tính là 81 x 81 điểm.
Đầu tiên, CCAM chạy như một mô hình toàn cầu với phân giải 1.125 độ. Dữ liệu biên cho cả thời kỳ chuẩn và thời kỳ tương lai đều xuất phát từ mô hình GFDL CM2_1 (Geophysical Fluid Dynamics Laboratory, xem Bảng 4.1), bao gồm:
• nhiệt độ mặt biển: ts_1960-2100.gfdlcm21 cho thời kỳ chuẩn, A1B và A2 • tỉ lệ băng biển: fi_1960-2100.gfdlcm21
• lượng phát thải nhà kính cho thời kỳ chuẩn và cho các kịch bản A1B và A2.
Bước thứ hai, CCAM lại đóng vai trò là một mô hình khu vực, chạy với phân giải và miền tính như ở Hình 4.6, với điều kiện biên là đầu ra của bước chạy ở trên. Kết quả thu được sau đó được chiết xuất ra định dạng NETCDF, cho 5 mực khác nhau là 1000hPa, 850hPa, 700hPa, 500hPa và 300 hPa.
Hình 4.6. Miền tính cho khu vực Việt Nam của CCam phân giải ngang 26 km.
Cũng giống như RegCM3, CCAM cho phép thiết lập phép chạy mô phỏng trong khoảng thời gian dài, trong đó có thể dừng lại và tiếp tục mà không vướng một trở ngại nào. Kết quả khi chạy liên tiếp không thay đổi so với việc chạy liền mạch.
Việc xử lý hậu mô hình của CCAM cũng tương tự như đối với RegCM3. Sau khi có kết quả tính toán, nhóm tác giả sử dụng công cụ GrADS để hiển thị đồ họa. Các sản phẩm sau khi đưa ra phân tích và đánh giá được tổng hợp lại thành các hình vẽ và bảng biểu.