V. ĐÁNH GIÁ, PHÂN TÍCH KẾT QUẢ CHO THỜI KỲ CHUẨN 1971-
5.1.1. So sánh không gian
Từ số liệu quan trắc ta thấy các trạm ven biển có nhiệt độ trung bình năm khoảng 26-27oC trong khi các trạm nằm sâu hơn trong lục địa có nền nhiệt độ thấp hơn 1-2oC. Riêng trạm Đà Lạt và Bảo Lộc nằm trên cao nguyên Lâm Đồng có nhiệt độ thấp hơn hẳn so với xung quanh. Các giá trị nhiệt độ tương ứng của hai trạm này là khoảng 18oC và 22oC. Nhìn chung, nhiệt độ của RegCM3 thấp hơn quan trắc khoảng 2-3oC một cách khá hệ thống (Hình 5.1). Tại 2 trạm Đà Lạt và Bảo Lộc, chênh lệch nhiệt độ giữa mô hình và quan trắc là dương và giá trị khoảng 2oC và trạm Buôn Ma Thuột ở Tây nguyên, sai số là +1oC.
Trong trường hợp tổng lượng mưa tháng (Hình 5.2), sai số không mang tính hệ thống rõ rệt như trường hợp nhiệt độ nhưng nhìn chung, mô hình RegCM3 đã tái tạo khá tốt lượng mưa tại các trạm. Tổng lượng mưa mô hình rất gần với quan trắc như tại các trạm Nam Đông, Trà My, Bảo Lộc hoặc chỉ khác biệt nhau trung bình chỉ 30mm/tháng. Các trạm ven biển, ngoại trừ trạm Ba Tơ, đều có lượng mưa mô phỏng cao hơn thực tế 30-60mm/tháng, nghĩa là chỉ 1-2mm/ngày. Tình hình ngược lại xảy ra tại các trạm nằm sâu trong lục địa, nghĩa là mô hình thiên thấp 1-2mm/ngày. Ngoại trừ trạm Đà Lạt, lượng mưa quan trắc chỉ khoảng 150mm/tháng trong khi lượng mưa của mô hình là 335mm/tháng.
RegCM3 Quan trắc
Hình 5.1. Nhiệt độ (oC) trung bình thời kỳ 1971-2000 của RegCM3 (trái) và quan trắc (phải)
RegCM3 Quan trắc
Hình 5.2. Lượng mưa (mm/tháng) trung bình thời kỳ 1971-2000 của RegCM3 (trái) và quan trắc (phải)