Xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất khu ở cho công

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả sử dụng đất ở cho công nhân tại khu công nghiệp Thăng Long trên địa bàn xã Kim Chung, huyện Đông Anh, Thành phố Hà Nội (Trang 72)

6. Cấu trúc luận văn

3.2. xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất khu ở cho công

nhân tại khu công nghiệp Thăng Long

3.2.1. Giái pháp kinh tế

+ Tuy xác định rõ việc xây dựng nhà ở cho người lao động tại khu công nghiệp là trách nhiệm của phía Nhà nước nhưng Nhà nước cần phải có chính sách để huy động các nguồn lực của các thành phần kinh tế đầu tư vào phát triển nhà ở cho công nhân tại khu công nghiệp. Nguồn vốn này một phần sẽ được hình thành từ các cơ chế chính sách của Nhà nước về đất đai, tài chính, tín dụng, đầu tư…Ngoài ra thì cũng cần phải huy động từ những nguồn vốn khác như vốn doanh nghiệp đầu tư xây dựng nhà ở, vốn tín dụng, vốn của chính người công nhân và vốn của những doanh nghiệp có sử dụng công nhân. Khi đó nguồn vốn dành cho việc xây dựng nhà ở cho công nhân tại các KCN này sẽ gia tăng, tiến độ thực hiện dự án cũng như chất lượng công trình sẽ được đảm bảo và làm cho vấn đề được từng bước giải quyết, lại giảm được gánh nặng cho cả hai bên.

+ Nhà nước cần có chính sách nhà ở áp dụng cho người làm công ăn lương trong xã hội, trước hết là những người công nhân lao động tại khu công nghiệp. Phải coi chính sách nhà ở là chính sách an ninh xã hội. Nhà nước có cơ chế chính sách ưu đãi về đất đai, thuế, tín dụng để khuyến khích các nhà đầu tư phát triển quỹ nhà chung cư cho thuê ngắn hạn hoặc dài hạn theo nhu cầu của người lao động với giá do Nhà nước quy định cho từng loại hình và đối tượng đầu tư. Cần ưu tiên cho khu vực kinh tế tư nhân xây dựng các công trình xây dựng nhà ở cho công nhân của các KCN, có bảo đảm của Nhà nước về việc giải phóng mặt bằng, đền bù đất đai và các chính sách tài chính, ngân hàng, thu hồi vốn, lợi nhuận…

bảo đảm cho các nhà đầu tư, có các biện pháp ưu tiên, ưu đãi phù hợp với từng thời kỳ, từng địa bàn đầu tư đối với khu vực kinh tế tư nhân đầu tư vào công trình nhà ở cho công nhân KCN.

3.2.2 Giải pháp về xã hội

+ Đối với các khối nhà đã xây dựng mà công nhân đã vào cư trú thì cần phải hoàn thiện ngay các hệ thống các công trình công cộng phục vụ đời sống văn hoá tinh thần của công nhân và cảnh quan đô thị nơi khu ở theo quy hoạch đã được phê duyệt (như nhà sinh hoạt văn hoá, cây xanh,….) để từng bước nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân.

+ Các cấp chính quyền địa phương cần có chính sách phân khu và phân tổ cộng đồng khu dân cư thuộc xã tại các cư xá của người dân và quản lý dựa nhân khẩu dựa trên việc phân tổ, khu này nhằm mục đích hướng người dân tại các cư xá này thành một bộ phận của địa phương. Định hướng và phát triển các tổ chức xã hội tại các tổ, khu công nhân. Mục đích của việc làm trên là nâng cao chất lượng đời sống văn hoá, tinh thần, gắn kết người công nhân lại với nhau và với cộng đồng dân cư xã và xa hơn là hướng tới mục tiêu thể hiện xu hướng không biến nơi ở của công nhân thành nơi cư trú tạm thời mà sẽ là ổn định, tránh tình trạng “ốc đảo công nhân” tại các khu cư xá không chỉ tại Bắc Thăng Long mà còn trên phạm vi cả nước hiện nay.

+ Hạn chế việc di dân từ nông thôn ra thành thị và KCN bằng các chính sách hạn chế đến mức thấp nhất việc lấy đất nông nghiệp, đặc biệt là đất trồng lúa để phát triển KCN. Đối với những địa phương không còn quỹ đất nào khác ngoài đất nông nghiệp thì phải có kế hoạch phát triển nhanh hạ tầng KCN và quan trọng hơn là thu hút đầu tư tăng nhanh tỷ lệ huy động đất công nghiệp tạo điều kiện cung cấp việc làm cho người dân và con em họ. Đồng thời chính quyền địa phương cũng phải có những chính sách để phối hợp với doanh nghiệp trong việc tuyển dụng ưu tiên và đào tạo tay nghề cho lao động thuộc khu vực bị lấy đất làm KCN, đảm bảo thực hiện việc “ly nông bất ly hương”.

+ Các doanh nghiệp nên có những chính sách hỗ trợ về tiền nhà ở để tạo điều kiện cho lao động của mình trong quá trình tìm kiếm nơi ăn, chốn ở, đặc biệt là đối với những lao động nữ, lao động ở địa phương xa.

3.2.3 Giải pháp về quản lý quy hoạch và khu ở cho công nhân

+ Nhà nước cần phải có cách tư duy thay đổi đối với việc xây dựng nhà ở cho công nhân. Tuy là những người thu nhập thấp nhưng khác với các hình thức thuê nhà bình thường, nơi an cư của công nhân có được lâu dài và bền vững thì sự gắn bó với doanh nghiệp và phát triển kinh tế mới được đảm bảo. Để thực hiện được yêu cầu trên, khắc phục những thiếu sót trong thời gian trên thì Nhà nước cần phải có chính sách phát triển nhà dựa trên những thiết kế mang tính đa dạng đáp ứng với việc sử dụng của các công nhân độc thân và công nhân có gia đình. Các thiết kế như vậy cần phải được tiến hành ở các khu nhà hiện đang xây dựng với cơ chế điều chỉnh hợp lý.

+ Hai khối nhà điều chỉnh quy hoạch từ 5 tầng lên 15 tầng và điều chỉnh các khu nhà ở tư nhân và biệt thự thành nhà cao tầng cho công nhân thuê về trước mắt là việc tối ưu hoá hiệu quả sử dụng đất của khu cư xá nhưng với mục tiêu lâu dài cơ quan quản lý cần phải có những hoạch định cụ thể sự phát triển của khu cư xá. Việc định hướng phát triển đó cần phải mang tính bền vững, các thiết kế quy hoạch chỉ bền vững trong một biên độ nhất định và nếu sự điều chỉnh vượt biên độ đó thì các nhân tố khác không còn đảm bảo nữa.

+ Nhà nước phải có chính sách huy động nguồn lực xã hội để giải quyết vấn đề nhà ở cho công nhân tại khu công nghiệp như là một chính sách nằm trong những mục tiêu công ích. Nhà ở cho công nhân tại khu công nghiệp là một loại nhà ở phúc lợi xã hội kết hợp với kinh doanh lãi suất thấp, điều này có nghĩa là sử dụng quỹ phúc lợi công cộng của doanh nghiệp cùng với tiền thuê nhà của công nhân khi họ sử dụng để chi trả.

+ Nâng cao hiệu quả của công tác giải phóng mặt bằng thông qua các công cụ về kinh tế, chính sách của nhà nước và các biện pháp xã hội giáo dục, thuyết phục người dân yêu cầu giải phóng mặt bằng. Để thực hiện tốt công tác

giải phóng mặt bằng thì các cấp chính quyền địa phương phải phối hợp chặt chẽ với các cơ quan đoàn thể của địa phương và các tổ chức xã hội khác.

+ Nhà nước phải có chính sách đẩy nhanh việc hoàn thiện công tác xây dựng hệ thống các công trình công cộng (bãi đỗ xe, hệ thống cây xanh, nhà trẻ ….) và các hệ thống công trình công cộng khác là các trung tâm thương mại, nhà ăn, nhà sinh hoạt cộng đồng, … thông qua các biện pháp về quản lý việc thực hiện quy hoạch, tăng cường công tác kiểm tra giám sát việc thực hiện quy hoạch, có biện pháp đôn đốc đơn vị thi công thực hiện, …

+ Bố trí hợp lý cho một số loại hình kinh doanh dịch vụ đối với tầng 1 của các khu ở thay vì việc kinh doanh tự phát như hiện nay và quản lý chặt chẽ các loại hình dịch vụ này.

+ Nhà nước cần phải có các chính sách gắn kết các doanh nghiệp sử dụng lao động với các cơ quan Nhà nước về vấn đề nhà ở cho công nhân nói chung và nhà ở cho người lao động ngoại tỉnh nói riêng. Hiện nay rất nhiều doanh nghiệp nhận thấy rằng tình trạng không giải quyết được vấn đề nhà ở thì công nhân sẽ không gắn bó làm việc lâu dài tại nhà máy và trong tương lai các nhà máy trong KCN, KCX sẽ thiếu hụt lao động. Nhìn chung, năng lực tự bản thân của doanh nghiệp để xây dựng nhà ở cho công nhân đều không có khả năng, đòi hỏi phải có sự hỗ trợ của Nhà nước. Do vậy, doanh nghiệp cần thiết phải xem xét khả năng tài chính của mình và đưa ra những đề nghị hợp lý thì mới có thể thuyết phục được Nhà nước trong việc hỗ trợ cho việc xây dựng nhà ở cho công nhân của doanh nghiệp mình.

+ Nhà nước phải thực hiện phát triển KCN theo hướng đô thị hóa, hình thành các khu đô thị, đồng thời bổ sung quy hoạch các khu dân cư gắn với các KCN hiện có và bảo đảm các điều kiện cần thiết để xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật- xã hội các khu dân cư này, trước mắt là cần ưu tiên phát triển nhà ở cho công nhân lao động nhằm giảm áp lực cho các khu dân cư hiện có. Đây là giải pháp có ý nghĩa kinh tế, chính trị và xã hội sâu sắc, thể hiện đầy đủ quan điểm

phát triển của Đảng được khẳng định trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội 2001 -2010 mà đại hội IX của Đảng đã thông qua.

+ Cùng với sự định hướng chung phát triển khu công nghiệp nói riêng và toàn thành phố nói chung, các cấp chính quyền phải định hướng và quy hoạch các khu dân cư mới dành cho người thu nhập thấp cho đối tượng là người công nhân để tạo điều kiện cho người công nhân ổn định cuộc sống. Định hướng cho người công nhân với tư cách là chủ thể của sự phát triển xã hội và nâng cao chất lượng của đời sống cộng đồng.

KẾT LUẬN

1, Sau gần 20 năm phát triển, các khu công nghiệp trên cả nước có đóng góp to lớn trong việc thu hút đầu tư nước ngoài, gia tăng kim ngạch xuất khẩu và giải quyết việc làm cho người lao động, khẳng định là mô hình đem lại hiệu quả kinh tế - xã hội cao. Bên cạnh những đóng góp to lớn về tăng trưởng, phát triển kinh tế, đời sống người lao động được cải thiện thì vẫn tồn tại một bộ phận những công nhân còn đang gặp rắc rối trong vấn đề nhà ở. Do các chính sách đãi ngộ của Nhà nước và nơi làm việc chưa đảm bảo đầy đủ việc chăm lo nơi ăn, chốn ở cho công nhân nên việc giải quyết chố ở cho công nhân đang trở nên bức xúc.

2, Đề tài nghiên cứu xoay quanh mục tiêu cơ bản đó là phân tích thực trạng và đề xuất những giải pháp để nâng cao hiệu quả sử dụng đất khu ở cho những người lao động ngoại tỉnh tại KCN mà điển hình là khu đất ở của công nhân tại khu công nghiệp Thăng Long, xã Kim Chung, huyện Đông Anh, TP Hà Nội. Kết quả nghiên cứu đề tài đã cho thấy việc sử dụng đất khu ở cho

công nhân tại KCN Thăng Long chưa đảm bảo, còn nhiều khó khăn, tồn tại cần giải quyết.

3, Về mặt lý luận, đề tài đã nghiên cứu làm sáng tỏ vai trò đặc biệt của nhà ở đối với công nhân KCN, đã chỉ ra được những chính sách của nhà nước, các cơ chế chính sách đặt ra cho việc giải quyết vấn đề nhà ở cho công nhân tại các KCN đó là phải từ từ, từng bước và giải quyết một cách đồng bộ, tránh vội vàng hấp tấp. Từng bước vận dụng những cơ chế chính sách về đất đai, về tài chính, ưu đãi thuế… để cho những chủ thể tham gia vào quá trình giải quyết vấn đề nhà ở cho công nhân tại các KCN được từng bước tháo gỡ từ thấp đến cao.

4, Về mặt thực tiễn, kinh nghiệm của các nước trên thế giới đều chỉ ra rằng, vấn đề nhà ở cho công nhân phải được đặt đồng thời song song với việc hình thành và phát triển các KCN. Ngoài ra thì vấn đề cải tạo hay xây dựng nhà ở cho công nhân là một điều kiện cần thiết để nâng cao năng suất lao động, tạo động lực và nó cũng chính là một nhân tố quan trọng thúc đẩy quá trình hình thành và phát triển bền vững cho các KCN ở Việt Nam.

5, Từ khu ở dành cho công nhân tại KCN Thăng Long đề tài đã chỉ ra thực trạng và đánh giá việc sử dụng đất ở cho công nhân tại KCN Thăng Long.

6, Trên cơ sở xác định những quan điểm, phương hướng, đề tài đã đề xuất một số nhóm giải pháp về kinh tế, xã hội, quản lý và quy hoạch nhằm khắc phục những vấn đề bất cập đang đặt ra. Các giải pháp đưa ra đều nhấn mạnh một điều kiện quan trọng đó là có sự tham gia của cả xã hội trong việc giải quyết vấn đề nhà ở cho công nhân trong các KCN tập trung.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO VÀ TRÍCH DẪN Tài liệu tiếng Việt:

1. Bộ xây dựng (2008), QCXDVN 01:2008/BXD về Quy chuẩn xây dựng Việt Nam về quy hoạch xây dựng, NXB Xây Dựng, Hà Nội.

2. Bộ xây dựng (2004) - Các văn bản pháp quy về quản lý kiến trúc và quy hoạch đô thị.

3. Bộ kế hoạch và Đầu tư: Định hướng phát triển công nghiệp Việt Nam đến năm 2010-2020, Viện chiến lược phát triển Hà Nội

4. Bộ xây dựng (2004) - Định hướng phát triển nhà ở đến năm 2020, Nhà Xuất Bản Xây Dựng, Hà Nội.

5. Chính phủ, Nghị định số 36/CP ngày 24/04/1997 về quy chế KCN, KCX.

6. Chính phủ, Nghị định 52/1999/NĐ-CP ngày 08-07-1999 Về việc ban hành Quy chế Quản lý đầu tư và xây dựng

7. Chính phủ, Quyết định số 66/2009/QĐ-TTg về cơ chế, chính sách phát triển nhà ở cho công nhân tại các KCN, KCX.

8. Chính phủ, Nghị định số 90/2006/NĐ-CP ngày 6/9/2006 về quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành luật nhà ở

9. Đoàn Công Quỳ - Tạp chí địa chính (2005) – Nghiên cứu thực trạng và định hướng phân bố khu dân cư huyện Kinh Môn, tỉnh Hải Dương.

10. Hội Quy hoạch phát triển đô thị Hà Nôi - Quy hoạch phát triển đô thị Hà Nội bền vững gắn liền với giải quyết tốt nhà ở cho sinh viên, nhà ở công nhân các KCN và nhà ở cho người thu nhập thấp.

11. Nguyễn Đình Thi, “Giải quyết mối quan hệ giữa nơi ở và nơi làm việc trong quá trình phát triển các khu công nghiệp ở Hà Nội”.

12. PGS. TS. KTS. Nguyễn Tố Lăng, Một số giải pháp nhà ở cho công nhân khu công nghiệp, Tài liệu tổng kết 15 năm xây dựng và phát triển KCN ở Việt Nam.

13. Quyết định số 184/2005/QĐ-UB về việc: phê duyệt chi tiết quy hoạch Khu đất xây dựng nhà ở thí điểm phục vụ công nhân tạ xã Kim Chung - huyện Đông Anh – Hà Nội.

14. Tạp chí những vấn đề về kinh tế và chính trị thế giới (2009) - giải pháp phát triển thị trường bất động sản nhà ở cho người thu nhập thấp ở Hà Nội.

15. TS. Nguyễn Hiên, KTS. Trịnh Anh Tuấn, KTS. Trịnh Thu Hương - Viện KHCN Xây dựng - Bộ Xây Dựng (2009) – Phân tích tính chất kinh tế - kỹ thuật - xã hội của một số mẫu nhà ở cho sinh viên, công nhân và người có thu nhập thấp

16. Viện Nghiên cứu Kiến trúc - Bộ Xây Dựng (2007) - Các giải pháp đồng bộ phát triển nhà ở người thu nhập thấp tạo các đô thị Việt Nam.

17. Viện Chiến lược, chính sách tài nguyên và môi trường, Hà Nội (2008) - Báo cáo kết quả khảo sát thị trường nhà ở cho người có thu nhập thấp và nghèo đô thị.

18. Vũ Quang Hùng - Tổ chức Quy hoạch khu ở phục vụ KCNTT tại TP. Đà Nẵng.

Báo chí, Internet :

19. Báo điện tử www.baomoi.com

20. Báo điện tử Nhân dân www.nhandan.com.vn 21. Báo điện tử Người lao động, www.nld.com.vn 22. Báo điện tử www.tuoitre.vn

28. Khu công nghiệp Việt Nam, www.khucongnghiep.com.vn

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả sử dụng đất ở cho công nhân tại khu công nghiệp Thăng Long trên địa bàn xã Kim Chung, huyện Đông Anh, Thành phố Hà Nội (Trang 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)