Khái quát về các KCN ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả sử dụng đất ở cho công nhân tại khu công nghiệp Thăng Long trên địa bàn xã Kim Chung, huyện Đông Anh, Thành phố Hà Nội (Trang 26)

6. Cấu trúc luận văn

1.4.1.Khái quát về các KCN ở Việt Nam

Sau gần 20 năm phát triển kể từ khi ra đời KCN đầu tiên (khu chế xuất Tân Thuận – thành lập ngày 24/9/1991), cho đến giữa năm 2010, cả nước ta đã có 225 KCN được thành lập ở 54 tỉnh, thành phố trong cả nước với tổng diện tích đất tự nhiên 58.220ha, trong đó có 162 KCN đã đi vào hoạt động, 74 KCN đang giải phóng mặt bằng, diện tích đất công nghiệp có thể cho thuê là 38.075 ha, chiếm 65,5% tổng diện tích đất tự nhiên. Con số khu công nghiệp vẫn chưa dừng lại ở đó. Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, trong quy hoạch đến năm 2020, Việt Nam sẽ có khoảng 106 khu công nghiệp mới và 26 khu công nghiệp được mở rộng thêm. [30]

Tính đến tháng 9 năm 2010 các KCN ở nước ta đã thu hút 1,17 triệu lao động trực tiếp làm việc trong KCN và khoảng 1,5 triệu lao động trong lĩnh vực xây dựng, cung cấp dịch vụ cho các KCN tại các cơ sở kinh doanh ngoài KCN. Tỷ lệ bình quân thu hút lao động tại các KCN trên một đơn vị diện tích hiện nay là 90-100 người/ ha . Nếu KCN tập trung các ngành nghề như dệt may, lắp ráp điện tử có quy mô bình quân ở Việt Nam hiện nay là 100-150 ha thì một KCN sẽ có khả năng thu hút 10.000-15.000 lao động. Với KCN có quy mô diện tích lớn tới 2.700 ha như KCN Nhơn Trạch (Đồng Nai) thì khi lấp đầy lượng lao động làm việc tại đây đạt mức 300.000 người và sẽ tạo nên ở đây một đô thị công nghiệp mới. [25]

Các KCN phân bố ở tất cả các tỉnh thành trong cả nước tuy nhiên nó tập trung chủ yếu ở những vùng kinh tế trọng điểm của ba miền Bắc, Trung, Nam. Với tổng diện tích đất tự nhiên lên tới 49.232 ha, 149 KCN này chiếm gần 80,9% tổng diện tích các KCN trong cả nước. Theo thống kê tại các địa phương gửi báo cáo và ước tính từ các nguồn thông tin khác, hiện nay có khoảng hơn 1 triệu lao động đang làm việc tại các KCN và các khu kinh tế trên toàn quốc. Trong số những lao động này có chủ yếu là người tỉnh ngoài hoặc huyện ngoài và có nhu cầu thuê nhà ở trong thời gian lao động tại các KCN. Trong các khu nhà tập trung (xây dựng từ nguồn ngân sách nhà nước hoặc từ phía các doanh nghiệp) cũng chỉ đủ cung cấp chỗ ở, sinh hoạt cho khoảng 7 - 10% số lao động đang làm việc tại đây và có nhu cầu về nhà ở. Trên 90% công nhân còn lại phải tự thu xếp chỗ ở, thuê trọ rải rác trong các khu dân cư gần nơi họ làm việc hay các KCN. [23]

Với sự phát triển hiện nay của các KCN ở Việt Nam thì đến tháng 6/2010 các KCN này đã thu hút trên cả nước được 3.363 dự án có vốn đầu tư nước ngoài với tổng vốn đầu tư trên 36,760 tỷ USD và gần 3.416 dự án đầu tư trong nước với tổng số vốn đầu tư đăng ký gần 232,416 nghìn tỷ đồng. Hiện đã có 2.412 dự án có vốn đầu tư nước ngoài và 2.292 dự án đầu tư trong nước tại các KCN cả nước đã đi vào sản xuất kinh doanh với tổng vốn đầu tư thực hiện đạt hơn 15,8 tỷ USD và 99, 415 nghìn tỷ đồng (tương ứng với 38% và 49% tổng số vốn đăng ký vào KCN). [30]

Việc phát triển các KCN đã và đang góp phần quan trọng giải quyết việc làm cho lao động tại chỗ và lao động nhập cư. Trong thời gian tới, lực lượng lao động trong các KCN gia tăng mạnh mẽ cùng với sự phát triển của các dự án hoạt động trong các KCN. Tính đến tháng 9/2010 , các KCN của cả nước đã thu hút được khoảng 1,17 triệu lao động trực tiếp với tỷ trọng lao động có chuyên môn kỹ thuật tăng lên và đạt gần 40%. Ngoài ra nếu tính cả số lao động gián tiếp thì tổng số việc làm được tạo ra từ chương trình phát triển KCN tập trung nhiều nhất là tại TP Hồ Chí Minh với khoảng 260 nghìn lao động làm việc tại hơn 100 xí nghiệp trong 15 KCN trong số này có khoảng 70% lao động là người từ các địa phương khác đến làm việc tại TP Hồ Chí Minh và đại đa số

công nhân ở đây đều có nhu cầu nhà trọ. Hiện mới chỉ có một số ít KCN có nhà lưu trú cho công nhân như KCX Linh Trung I, Tân Thuận; các KCN Tân Tạo, Tân Bình… nhưng số phòng chỉ đủ cho chưa tới 4% nhu cầu, còn lại đều không có hoặc là công nhân phải sống trong các khu nhà tạm bợ, thiếu thốn điều kiện sinh hoạt tối thiểu.

Riêng tại Hà Nôị, quá trình mở rộng phát triển và thu hút mạnh đầu tư vào các KCN đã tạo lên sức hút mạnh về lao động tại đây, bao gồm đội ngũ cán bộ kỹ thuật, công nhân, nhân viên nghiệp vụ và cán bộ quản lý trong đó 90% là công nhân và kỹ thuật viên. Trong số những lao động đang làm việc tại Hà Nội có cả người Việt Nam và người nước ngoài chủ yếu là cán bộ quản lý hay kỹ thuật viên cao cấp. Tại Đà Nẵng có 6 KCN với tổng diện tích đất khoảng 2,160 ha và thu hút khoảng 50 nghìn lao động. Trong số đó có khoảng 60% là người ngoại tỉnh cần chỗ trọ. Riêng quận Liên Chiểu, dân số sở tại khoảng 91 nghìn người. Trong khi đó số lao động ngoại tỉnh khoảng 30 nghìn người. Cùng lúc đó trên địa bàn quận còn có khoảng 30 nghìn sinh viên của các trường đại học. [18]

Số lao động trong các KCN tăng nhanh với các điều kiện và đặc điểm nêu trên dẫn đến cầu về nhà ở tăng mạnh tại các khu vực KCN (nhà ở cho người địa phương khác đến làm việc, nhà ở cho gia đình trẻ mới hình thành …). Hầu như toàn bộ số người lao động từ địa phương khác đến làm việc tại các KCN đều có nhu cầu về nhà ở. Một số lao động là người địa phương cũng có nhu cầu về nhà ở gần KCN do chế độ làm việc theo ca kíp của các doanh nghiệp buộc người dân phải bám xưởng bám máy hay làm thêm giờ. Do diện tích nhà ở của gia đình hiện có chật hẹp, do bản thân người lao động thích sống tự lập không muốn phụ thuộc gia đình, bên cạnh đó cũng do giao thông trong khu vực chưa thuận tiện, tốn nhiều thời gian hoặc kém an toàn nên một số công nhân tuy trong cùng huyện với những KCN song ở các địa điểm khó khăn về giao thông vẫn có nhu cầu về nhà ở gần KCN…

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả sử dụng đất ở cho công nhân tại khu công nghiệp Thăng Long trên địa bàn xã Kim Chung, huyện Đông Anh, Thành phố Hà Nội (Trang 26)