Vai trò của nhà nƣớc với nhà ở cho công nhân KCN

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả sử dụng đất ở cho công nhân tại khu công nghiệp Thăng Long trên địa bàn xã Kim Chung, huyện Đông Anh, Thành phố Hà Nội (Trang 25)

6. Cấu trúc luận văn

1.3Vai trò của nhà nƣớc với nhà ở cho công nhân KCN

Trong mục tiêu phát triển nhà ở của nước ta thì một phần quan trọng là phải ưu tiên, đảm bảo phát triển nhà ở xã hội, đặc biệt là nhà ở cho công nhân các KCN trong điều kiện hiện nay.

Vai trò của Nhà nước đối với nhà ở cho công nhân KCN được thể hiện chủ yếu như sau:

- Quy hoạch xây dựng và quy hoạch sử dụng đất là một nhiệm vụ của nhà nước, nhằm thống nhất việc quản lý đất đai cho các mục đích khác nhau và các công trình xây dựng theo quy hoạch và pháp luật. Thông qua công tác quy hoạch, nhà nước thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế, văn hoá xã hội… ngăn chặn những tiêu cực trong việc sử dụng đất đai và xây dựng hình thành các công trình, nhà ở xã hội, đặc biệt là nhà ở cho công nhân KCN.

- Nhà nước ban hành và tổ chức thực hiện pháp luật nhà ở, tạo môi trường pháp lý cho sự phát triển và khắc phục các hạn chế của quá trình phát triển nhà ở cho công nhân KCN. Qua hệ thống pháp luật, quy định các yêu cầu phát triển, tiêu chuẩn thiết kế, yêu cầu đối với chủ đầu tư dự án phát triển, xây dựng và quản lý vận hành quỹ nhà ở…

- Nhà nước khuyến khích các tổ chức, các chủ thể kinh tế, các cá nhân sử dụng đầy đủ, hợp lý đất đai nhằm nâng cao khả năng sinh lợi của đất đai, xây dựng và phát triển nhà ở hợp lý. Dựa trên những chính sách chung về nhà ở, nhà nước còn ban hành những chính sách liên quan đến nhà ở cho công nhân các KCN, đó là các chính sách về phát triển KCN.

- Nhà nước phải thực hiện vai trò kiểm tra, giám sát, quản lý việc sử dụng nhà ở công nhân KCN. Nhà nước phải giám sát việc sử dụng nhà dành cho công nhân có thực sự được đưa vào sử dụng đúng mục đích hay không…

- Nhà nước phải đóng vai trò trực tiếp trong việc xây dựng và phát triển nhà ở cho công nhân các KCN. Để đáp ứng được nơi ăn chốn ở cho người lao động, trên thực tế số doanh nghiệp có đủ tiềm lực, năng lực để đầu tư nhà ở cho công nhân còn hạn chế. Vì vậy, sự tham gia của nhà nước kết hợp với các doanh nghiệp là hết sức quan trọng trong việc phát triển nhà ở xã hội, đặc biệt là nhà ở cho công nhân KCN. [12]

1.4. Khái quát về các KCN ở Việt Nam và thực trạng nhà ở cho công nhân tại các KCN

1.4.1. Khái quát về các KCN ở Việt Nam

Sau gần 20 năm phát triển kể từ khi ra đời KCN đầu tiên (khu chế xuất Tân Thuận – thành lập ngày 24/9/1991), cho đến giữa năm 2010, cả nước ta đã có 225 KCN được thành lập ở 54 tỉnh, thành phố trong cả nước với tổng diện tích đất tự nhiên 58.220ha, trong đó có 162 KCN đã đi vào hoạt động, 74 KCN đang giải phóng mặt bằng, diện tích đất công nghiệp có thể cho thuê là 38.075 ha, chiếm 65,5% tổng diện tích đất tự nhiên. Con số khu công nghiệp vẫn chưa dừng lại ở đó. Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, trong quy hoạch đến năm 2020, Việt Nam sẽ có khoảng 106 khu công nghiệp mới và 26 khu công nghiệp được mở rộng thêm. [30]

Tính đến tháng 9 năm 2010 các KCN ở nước ta đã thu hút 1,17 triệu lao động trực tiếp làm việc trong KCN và khoảng 1,5 triệu lao động trong lĩnh vực xây dựng, cung cấp dịch vụ cho các KCN tại các cơ sở kinh doanh ngoài KCN. Tỷ lệ bình quân thu hút lao động tại các KCN trên một đơn vị diện tích hiện nay là 90-100 người/ ha . Nếu KCN tập trung các ngành nghề như dệt may, lắp ráp điện tử có quy mô bình quân ở Việt Nam hiện nay là 100-150 ha thì một KCN sẽ có khả năng thu hút 10.000-15.000 lao động. Với KCN có quy mô diện tích lớn tới 2.700 ha như KCN Nhơn Trạch (Đồng Nai) thì khi lấp đầy lượng lao động làm việc tại đây đạt mức 300.000 người và sẽ tạo nên ở đây một đô thị công nghiệp mới. [25]

Các KCN phân bố ở tất cả các tỉnh thành trong cả nước tuy nhiên nó tập trung chủ yếu ở những vùng kinh tế trọng điểm của ba miền Bắc, Trung, Nam. Với tổng diện tích đất tự nhiên lên tới 49.232 ha, 149 KCN này chiếm gần 80,9% tổng diện tích các KCN trong cả nước. Theo thống kê tại các địa phương gửi báo cáo và ước tính từ các nguồn thông tin khác, hiện nay có khoảng hơn 1 triệu lao động đang làm việc tại các KCN và các khu kinh tế trên toàn quốc. Trong số những lao động này có chủ yếu là người tỉnh ngoài hoặc huyện ngoài và có nhu cầu thuê nhà ở trong thời gian lao động tại các KCN. Trong các khu nhà tập trung (xây dựng từ nguồn ngân sách nhà nước hoặc từ phía các doanh nghiệp) cũng chỉ đủ cung cấp chỗ ở, sinh hoạt cho khoảng 7 - 10% số lao động đang làm việc tại đây và có nhu cầu về nhà ở. Trên 90% công nhân còn lại phải tự thu xếp chỗ ở, thuê trọ rải rác trong các khu dân cư gần nơi họ làm việc hay các KCN. [23]

Với sự phát triển hiện nay của các KCN ở Việt Nam thì đến tháng 6/2010 các KCN này đã thu hút trên cả nước được 3.363 dự án có vốn đầu tư nước ngoài với tổng vốn đầu tư trên 36,760 tỷ USD và gần 3.416 dự án đầu tư trong nước với tổng số vốn đầu tư đăng ký gần 232,416 nghìn tỷ đồng. Hiện đã có 2.412 dự án có vốn đầu tư nước ngoài và 2.292 dự án đầu tư trong nước tại các KCN cả nước đã đi vào sản xuất kinh doanh với tổng vốn đầu tư thực hiện đạt hơn 15,8 tỷ USD và 99, 415 nghìn tỷ đồng (tương ứng với 38% và 49% tổng số vốn đăng ký vào KCN). [30]

Việc phát triển các KCN đã và đang góp phần quan trọng giải quyết việc làm cho lao động tại chỗ và lao động nhập cư. Trong thời gian tới, lực lượng lao động trong các KCN gia tăng mạnh mẽ cùng với sự phát triển của các dự án hoạt động trong các KCN. Tính đến tháng 9/2010 , các KCN của cả nước đã thu hút được khoảng 1,17 triệu lao động trực tiếp với tỷ trọng lao động có chuyên môn kỹ thuật tăng lên và đạt gần 40%. Ngoài ra nếu tính cả số lao động gián tiếp thì tổng số việc làm được tạo ra từ chương trình phát triển KCN tập trung nhiều nhất là tại TP Hồ Chí Minh với khoảng 260 nghìn lao động làm việc tại hơn 100 xí nghiệp trong 15 KCN trong số này có khoảng 70% lao động là người từ các địa phương khác đến làm việc tại TP Hồ Chí Minh và đại đa số

công nhân ở đây đều có nhu cầu nhà trọ. Hiện mới chỉ có một số ít KCN có nhà lưu trú cho công nhân như KCX Linh Trung I, Tân Thuận; các KCN Tân Tạo, Tân Bình… nhưng số phòng chỉ đủ cho chưa tới 4% nhu cầu, còn lại đều không có hoặc là công nhân phải sống trong các khu nhà tạm bợ, thiếu thốn điều kiện sinh hoạt tối thiểu.

Riêng tại Hà Nôị, quá trình mở rộng phát triển và thu hút mạnh đầu tư vào các KCN đã tạo lên sức hút mạnh về lao động tại đây, bao gồm đội ngũ cán bộ kỹ thuật, công nhân, nhân viên nghiệp vụ và cán bộ quản lý trong đó 90% là công nhân và kỹ thuật viên. Trong số những lao động đang làm việc tại Hà Nội có cả người Việt Nam và người nước ngoài chủ yếu là cán bộ quản lý hay kỹ thuật viên cao cấp. Tại Đà Nẵng có 6 KCN với tổng diện tích đất khoảng 2,160 ha và thu hút khoảng 50 nghìn lao động. Trong số đó có khoảng 60% là người ngoại tỉnh cần chỗ trọ. Riêng quận Liên Chiểu, dân số sở tại khoảng 91 nghìn người. Trong khi đó số lao động ngoại tỉnh khoảng 30 nghìn người. Cùng lúc đó trên địa bàn quận còn có khoảng 30 nghìn sinh viên của các trường đại học. [18]

Số lao động trong các KCN tăng nhanh với các điều kiện và đặc điểm nêu trên dẫn đến cầu về nhà ở tăng mạnh tại các khu vực KCN (nhà ở cho người địa phương khác đến làm việc, nhà ở cho gia đình trẻ mới hình thành …). Hầu như toàn bộ số người lao động từ địa phương khác đến làm việc tại các KCN đều có nhu cầu về nhà ở. Một số lao động là người địa phương cũng có nhu cầu về nhà ở gần KCN do chế độ làm việc theo ca kíp của các doanh nghiệp buộc người dân phải bám xưởng bám máy hay làm thêm giờ. Do diện tích nhà ở của gia đình hiện có chật hẹp, do bản thân người lao động thích sống tự lập không muốn phụ thuộc gia đình, bên cạnh đó cũng do giao thông trong khu vực chưa thuận tiện, tốn nhiều thời gian hoặc kém an toàn nên một số công nhân tuy trong cùng huyện với những KCN song ở các địa điểm khó khăn về giao thông vẫn có nhu cầu về nhà ở gần KCN…

1.4.2. Thực trạng nhà ở công nhân tại các KCN

Bênh cạnh sự phát triển mạnh của các KCN ở nước ta hiện nay thì tình hình giải quyết nhu cầu nhà ở cho công nhân nhìn chung trong cả nước là bị buông lỏng. Nguyên nhân chủ yếu là do thay đổi cơ chế từ bao cấp về nhà ở sang cơ chế thị trường. Bên cạnh đó năm 1993 Luật Đất đai ra đời cũng làm thay đổi đáng kể đến giá trị quyền sử dụng đất, đẩy giá nhà đất tăng cao so với thu nhập trung bình của người công nhân. Về phía Nhà nước không còn bao cấp về nhà ở, doanh nghiệp chạy theo lợi nhuận không quan tâm đến nhà ở cho công nhân, bản thân công nhân với thu nhập thấp nên không thể tự mua nhà - đặc biệt là các công nhân trẻ từ các vùng nông thôn về các thành phố làm việc. Do đó, tình hình xây dựng nhà ở và các công trình phục vụ sinh hoạt ở cho công nhân rất hạn chế.

Hầu hết các dự án về khu đất ở cho công nhân ở các KCN hiện nay đều do nhà nước bỏ vốn đầu tư và giao cho các doanh nghiệp xây dựng. Các khu ở này (hay còn gọi là khu cư xá) thường là nhà tập thể thấp tầng (5-6 tầng, không sử dụng thang máy) dành cho công nhân độc thân chưa lập gia đình, có điều kiện an ninh và điều kiện sinh hoạt tốt hơn hẳn các khu nhà do dân tự xây dưng. Bên trong khu đất ở này được bố trí các hoạt động giải trí ngoài giờ lao động như sân chơi thể thao và công viên...

Số lượng nhà ở phụ thuộc vào số lượng công nhân làm việc trong các KCN. Nhưng hiện nay, khi tốc độ thu hút lao động của các KCN không ngừng tăng lên thì việc xây dựng và phát triển nhà ở cho công nhân vẫn không theo kịp được tốc độ phát triển đó.

a, Nhà ở do doanh nghiệp và nhà nước xây dựng

Nhu cầu của công nhân về nhà ở do nhà nước và doanh nghiệp xây dựng là rất lớn, nhưng số lượng các khu cư xá cho công nhân hiện nay còn rất ít. Điển hình, tình hình xây dựng nhà ở công nhân ở các tỉnh có các KCN tập trung nhiều nhất cả nước thông qua bảng số liệu sau:

Bảng 1.1: Tỷ lệ công nhân ở nhà do nhà nƣớc và doanh nghiệp sản xuất xây dựng tại các tỉnh, thành phố năm 2010

Tỉnh, thành phố Tổng số công nhân Số công nhân ở nhà do nhà nuớc và DN xây Tỷ lệ (%) Tỉnh Bình Dương 208.557 41.553 19 Tỉnh Đồng Nai 335.000 12.000 8 TP Hồ Chí Minh 260.000 18.200 4 Tỉnh Cần Thơ 31.600 375 2 TP Đà nẵng 45.000 3500 8 TP Hà Nội 43.000 16.300 38 (nguồn : www.nhandan.com.vn)

Trong 6 tỉnh thành phố trên, Bình Dương là tỉnh có tỷ lệ công nhân được ở trong khu cư xá do nhà nước và doanh nghiệp xây dựng là lớn nhất, 19% lao động (đáp ứng khoảng gần 41.553 số lao động ngoại tỉnh). Theo sau là tỉnh Đồng Nai với tỷ lệ chưa bằng một nửa của tỉnh Bình Dương. Theo điều tra thực tế tại TP Đà Nẵng và TP Hà Nội chỉ mới đáp ứng được 2% nhu cầu của công nhân tại các KCN. [23]

Hiện thành phố Hà Nội mới có 3 dự án nhà ở cho công nhân với số lượng trên 3.244 căn hộ (tổng diện tích sàn xây dựng khoảng 242.280m2), đáp ứng cho ở khoảng hơn 16.300 người gồm: nhà ở cho công nhân tại xã Kim Chung (huyện Đông Anh) do Tổng Công ty Đầu tư phát triển nhà Hà Nội đầu tư xây dựng; nhà ở cho cán bộ công nhân viên đang lao động tại khu công nghiệp Bắc Phú Cát do Công ty cổ phần Đá ốp lát cao cấp Vinaconex đầu tư xây dựng; và nhà ở cho công nhân tại khu công nghiệp Phú Nghĩa do Công ty cổ phần tập đoàn Phú Mỹ đầu tư xây dựng. [23]

Tuy nhiên, cho đến nay ở Hà Nội vẫn chưa có một khu ở tập trung nào dành riêng cho công nhân do doanh nghiệp các KCN xây dựng. Nếu xét về thời gian thì các KCN này phát triển sau các KCN Bình Dương nên vấn đề chăm lo, giải quyết

chỗ ở cho người lao động cũng ít được chú trọng hơn. Mặt khác, giá đất ở Hà Nội khá đắt đỏ đã ảnh hưởng không nhỏ đến kinh phí giải phóng mặt bằng. Bên cạnh đó, lại thiếu các cơ chế về nguồn vốn để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp được vay vốn với lãi suất ưu đãi. Điều này đã làm giảm tính khả thi của các dự án xây dựng nhà ở, từ đó cũng hạn chế các doanh nghiệp tham gia vào xây dựng nhà ở cho công nhân.

Theo số liệu do các nhà thống kê đưa ra, tỷ lệ trung bình trên cả nước mới đạt được 7% - 10%[1] chỉ giải quyết được một phần nhỏ những bức xức về chỗ ở của công nhân các KCN. Thực tế là do số doanh nghiệp có đủ tiềm lực và năng lực để đầu tư nhà ở công nhân chỉ mới đếm được trên đầu ngón tay. [23]

b, Nhà ở do tư nhân xây dựng và cho thuê (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tỷ lệ công nhân được ở trong các ngôi nhà dạng ký túc xá, khu lưu trú do nhà nước và doanh nghiệp xây dựng nói chung còn rất thấp. Vậy một câu hỏi được đặt ra “số lao động còn lại họ sẽ ở đâu?”. Trong điều kiện những chính sách về nhà ở cho công nhân chưa được thực hiện một cách thật tốt, thì giải pháp trước mắt cho những công nhân ngoại tỉnh là tự tìm chỗ ở cho chính bản thân họ. Nhận thức được nhu cầu đó, một số hộ dân đã xây dựng nhà ở cho công nhân thuê, và hình thức nhà này đang phát triển nhanh chóng với một số lượng lớn trên pham vi cả nước, đặc biệt là ở các tỉnh thành phố sau: TP Hà Nội, TP Đà Nẵng, tỉnh Cần Thơ.

Hiện tại TP Hà Nội là nơi đáp ứng lượng nhà ở do tư nhân xây dựng cho thuê nhiều nhất bởi vì trong quá trình giải quyết nhà ở cho công nhân thì hình thức nhà ở do doanh nghiệp xây dựng chưa được chú trọng phát triển nên đã tạo điều kiện cho loại nhà này hình thành và phát triển ồ ạt. Ngược lại, là tỉnh Bình Dương và TP Hồ Chí Minh có tỷ lệ chỉ bằng 2/3 của nhóm 3 tỉnh, thành Hà Nội, Đà Nẵng, Cần Thơ.

Các dạng nhà dân tự xây để cho thuê rất đa dạng và đang phát triển tự phát nhanh chóng, do được xây dựng một cách tự phát nên các khu nhà ở cho thuê rất đa dạng về các bố cục thành phần không gian kiến trúc, đa số đều có chất lượng xây dựng thấp, không đảm bảo về các tiêu chuẩn vệ sinh môi trường, mất an ninh trật tự xã hội,...Do tính chất tạm bợ và vốn đầu tư thấp nên các khu nhà ở này thường được

xây dựng bằng các loại vật liệu rẻ tiền, mau hư hỏng, xuống cấp như mái lợp lá,

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả sử dụng đất ở cho công nhân tại khu công nghiệp Thăng Long trên địa bàn xã Kim Chung, huyện Đông Anh, Thành phố Hà Nội (Trang 25)