Nhu cầu về nhà ở cho công nhân tại KCN Thăng Long

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả sử dụng đất ở cho công nhân tại khu công nghiệp Thăng Long trên địa bàn xã Kim Chung, huyện Đông Anh, Thành phố Hà Nội (Trang 45)

6. Cấu trúc luận văn

2.2.1.2.Nhu cầu về nhà ở cho công nhân tại KCN Thăng Long

Hiện KCN Thăng long có 94 công ty nằm trên địa bàn huyện Đông Anh, TP Hà Nội tham gia hoạt động kinh doanh đã thu hút 55.500 lao động làm việc tại đó. Cơ sở hạ tầng được xây dựng đồng bộ và hiện đại, đạt tiêu chuẩn ngang tầm quốc tế.

Quá trình mở rộng, phát triển và thu hút mạnh đầu tư vào các KCN tạo nên sức hút về lao động làm việc tại KCN này, gồm đội ngũ công nhân, cán bộ kỹ thuật, nhân viên nghiệp vụ và cán bộ quản lý, trong đó 90% là công nhân và kỹ thuật viên. Về trình độ, có 51.775 lao động làm việc trong ở KCN này đã tốt nghiệp phổ thông trung học trở lên, trong đó lao động có trình độ đại học là 2.725 người.

Biểu đồ 2.3: Tổng số LĐ qua các năm tại KCN Thăng Long 48997 50434 54300 55500 45000 46000 47000 48000 49000 50000 51000 52000 53000 54000 55000 56000 Người LĐ 2008 2009 2010 2011

(nguồn: Ban Quản Lý KCN Thăng Long)

Số lao động làm việc trong KCN Thăng Long đã đi vào hoạt động từ năm 2008 là 48.997 người đến năm 2011 là 55.500 người. Qua đó cũng cho thấy tốc độ thu hút lao động ở KCN Thăng Long tăng rất nhanh trong vòng 4 năm qua (trung bình mỗi năm tăng khoảng hơn 1.500 người), tính đến nay Bắc Thăng Long cũng là KCN có số lao động lớn nhất, và hiện huyện Đông Anh là nơi tập trung công nhân nhất Hà Nội. [5]

Lao động trong KCN Thăng Long nói riêng và cả nước nói chung hiện nay có đặc điểm là lao động trẻ, lao động nữ và lao động di cư chiếm tỷ lệ khá cao. Lao động ở độ tuổi từ 18 đến 35 chiếm đến 90% tổng số lao động KCN; lao động nữ chiếm trên 60% (phù hợp với các ngành dệt may, da giày, …); lao động từ địa phương khác đến làm việc chiếm 85%. Hầu như toàn bộ số người lao động từ địa phương khác đến làm việc tại KCN Thăng Long đều có nhu cầu về nhà ở. Một số lao động là người Hà Nội cũng có nhu cầu về nhà ở gần KCN, do chế độ làm việc theo ca kíp của các doanh nghiệp buộc người công nhân phải bám xưởng, bám máy

hoặc làm thêm giờ; do diện tích nhà ở của gia đình hiện có chật hẹp do giao thông trong khu vực chưa thuận tiện, tốn nhiều thời gian đi lại hoặc kém an toàn...

Nhu cầu về nhà ở của người lao động trong KCN Thăng Long rất đa dạng. Khoảng 10% lao động hiện nay là cán bộ quản lý, kỹ sư, nhân viên văn phòng, có thu nhập cao, có nhu cầu mua căn hộ chung cư hoặc nhà thấp tầng (nhà vườn, biệt thự). Song, chiếm tỷ trọng lớn nhất trong các đối tượng có nhu cầu về nhà ở tại KCN này là công nhân. Với mức thu nhập thấp của họ và tình hình thị trường nhà ở hiện nay thì hầu hết trong số họ không đủ khả năng mua nhà ở, chỉ có thể thuê nhà.

Với tốc độ tăng trưởng lao động như hiện nay thì dự kiến đến năm 2015, tổng số công nhân làm việc tại KCN Thăng Long là khoảng gần 60.000 người. Nếu ước tính 50% trong số đó có nhu cầu thuê nhà và với diện tích nhà ở tối thiểu cho một công nhân là 5m2, thì tổng diện tích nhà dự kiến cho công nhân thuê tại các KCN này cần có vào năm 2015 là khoảng 150.000m2, tương đương với khoảng 3.500 căn hộ có diện tích khoảng 40 - 45 m2. Đây là một bài toán hết sức khó khăn đang được đặt ra cho huyện Đông Anh.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả sử dụng đất ở cho công nhân tại khu công nghiệp Thăng Long trên địa bàn xã Kim Chung, huyện Đông Anh, Thành phố Hà Nội (Trang 45)