Tổ chức giới thiệu sản phẩm

Một phần của tài liệu Giáo trình thu hoạch và tiêu thụ sản phẩm mđ05 trồng cây lâm sản ngoài gỗ song, mây trám trăng táo mèo (Trang 46)

C. Ghi nhớ:

2. Tổ chức giới thiệu sản phẩm

2.1. Xác định đối tượng

+ Người trực tiếp có nhu cầu: sử dụng hàng ngày + Người bán lẻ tại các chợ

+ Các thương lái thu mua (chủ dựa) + Các cơ sở chế biến sản phẩm táo mèo

Các đối tượng được phân phối từ nhà sản xuất

2.2. Phương tiện giới thiệu

Sơ đồ 5.4.1

Nhà sản xuất Nhà sản xuất Nhà sản xuất

Nhà bán lẻ

Đại lý

Nhà bán buôn Nhà sản xuất

Nhà bán lẻ:

Là những người bán với số lương ít, nhỏ lẻ cho người tiêu dùng thường là cá nhân. Sau bán lẻ, hàng hoá phần lớn chấm dứt quá trình lưu thông.

Nhà bán lẻ có đặc điểm sau:

- Có khả năng tiêu thụ nhiều loại hàng hoá khác nhau cho nhiều nhà sản xuất khác nhau.

- Số lượng người tham gia bán lẻ đông đảo

- Có khả năng giới thiệu và quảng cáo rộng rãi cho sản phẩm của doanh nghiệp. - Cung cấp thông tin về thị trường cho nhà sản xuất

- Thoả mãn được nhu cầu phong phú đa dạng và hay thay đổi của người mua về số lượng, chủng loại hàng hoá và thời gian địa điểm người mua

- Hoạt động bán lẻ đa dạng về qui mô và hình thức

Nhà bán buôn:

Là những nhà bán hàng với số lượng lớn. Sau bán buôn hàng hoá tiếp tục bán ra hoặc đi vào tiêu dùng cho sản xuất

Nhà bán buôn có đặc điểm sau:

- Có nhiều vốn, phương tiện kinh doanh hiện đại - Phạm vi buôn bán rộng lớn

- Có khả năng chi phối nhà bán lẻ (Có khả năng chi phối thị trường, có xu hướng trở thành nhà độc quyền

- Ít năng động hơn nhà bán lẻ - Có thể kinh doanh:

+ Một số mặt hàng nhất định

+ Hoặc kinh doanh nhiều mặt hành khác nhau

Nhà đại lý:

Là người không có sở hữu hàng hoá. Nhân doanh nhà sản xuất làm nhiệm vụ bán hàng cho nhà sản xuất để hưởng một khoảng thù lao gọi là hoa hồng

Nhà đại lý có đặc điểm sau

- Là cá nhân hoặc doanh nghiệp có vị trí thuận lợi

- Có năng lực bán hàng nhưng không có nhiều vốn để kinh doanh - Đại lý có thể:

+ Đại diện cho một công ty + Đại diện cho nhiều công ty

Muốn làm đại lý phải ký kết những văn bản thoả thuận

Từ những đặc điểm trên tuỳ theo mô hình và qui mô sản xuất các nhà vườn cần xác định đúng đối tượng tiêu thụ sản phẩm của mình

2.2. Phương tiện giới thiệu

- Các phương tiện nghe nhìn: thông qua đài, báo, tập san, trang tin nông nghiệp nông thôn của trung ương và địa phương

- Tài liệu giới thiệu giới thiệu về cơ sở, về giống, kỹ thuật canh tác…

2.3. Xác định nội dung và hình thức giới thiệu

- Nội dung:

+ Tuyên truyền về chất lượng trái, mẫu mã.

+ Số liệu về chất lượng từ các đơn vị và cá nhân sử dụng trái cây có múi. + Sự đảm bảo về chất lượng sản phẩm.

+ Một số khuyến mãi trong mua bán, ví dụ:

Giảm giá khi mua với số lượng lớn hoặc ký hợp đồng đặt hàng trước. Trả chậm không tính lãi hoặc với lãi thấp.

Khuyến mãi bằng vật chất khác. - Hình thức

Trực tiếp và gián tiếp, thông thường áp dụng cả hai hình thức này.

+ Trực tiếp: cho dùng thử tiếp thị với các đối tượng đã xác định, trưng bày, giới thiệu mẫu mã, thông tin về chất lượng

+ Gián tiếp bằng thông qua các phương tiện truyền thông của địa phương: đài phát thanh, báo chí...

3. Lựa chọn và xác định thị trƣờng, đối tác tiêu thụ

3.1. Lựa chọn thị trường và đối tác tiêu thụ

3.1.1. Chọn thị trường

- Khảo sát và tổng hợp số lượng sản phẩm song mây, trám trắng, táo mèo tiêu thụ trên cơ sở kết quả khảo sát thị trường.

- Đánh giá và đưa ra con số về số lượng sản phẩm song mây, trám trắng, táo mèo có khả năng tiêu thụ trong từng khu vực

- Trên cơ sở đó xác định thị trường tiêu thụ sản phẩm 3.1.2. Chọn đối tác

- Xác định các đối tác có khả năng tiêu thụ: dựa vào năng lực kinh doanh, khả năng tài chánh...

- Chọn đối tác tiêu thụ dựa trên cơ sở thỏa thuận giá cả buôn bán và đưa ra quyết định bán hàng cho một doanh nghiệp nào đó.

3.1.3. Thỏa thuận giá cả

Giá là thành phần tạo nên doanh thu. Vì vậy cần xác định đúng giá trên cơ sở tổng hợp và thống kê các địa chỉ khảo sát và cần chú ý sản phẩm của mình có những đối thủ cạnh tranh (những nhà vườn trồng song mây trám trắng,táo mèo).

Xác định giá một sản phẩm dựa trên căn cứ thu thập các thông từ các cơ sở dữ liệu, nhưng cũng cần phải chú ý các vấn đề sau:

-Dựa trên cơ sở chi phí

-Dựa trên cơ sở giá trị của sản phẩm -Dựa vào đối thủ cạnh tranh

Khái niệm giá thành sản phẩm là biểu hiện bằng tiền của tất cả các chi phí cho

quá trình sản xuất ra sản phẩm.

Tính giá thành sản phẩm :

- Tổng chi phí = cộng tất cả các khoản chi phí.

- Thống kê xác định số lượng, chủng loại sản phẩm có được trong mùa vụ, trong năm đạt tiêu chuẩn tiêu thụ.

Xác định giá bán sản phẩm:

- Giá bán = giá thành + chi phí lưu thông + chi phí bán hàng + lợi nhuận sản xuất. - Giá bán phải phù hợp với giá bình quân chung tại thị trường khu vực.

3.2. Xác định thị trƣờng

3.2.1. Ký kết hợp đồng

Nội dung cơ bản của bản hợp đồng

HỢP ĐỒNG MUA BÁN

Được hiểu là một văn bản mang tính pháp lý có sự tham gia của ít nhất hai thành phần, trong đó xác lập các mối quan hệ ràng buộc giữa các thành phần tham gia về một vấn đề, một công việc cụ thể mà các bên cùng quan tâm. Hợp đồng kinh tế được thiết lập và thực hiện trong một khoảng thời gian và không gian nhất định.

Phần 1: Phần mặc định

- Tên hợp đồng (ví dụ hợp đồng mua bán táo mèo). - Những căn cứ lập hợp đồng.

- Thời điểm lập hợp đồng.

- Các bên tham gia hợp đồng, địa chỉ, tài khoản, số CMND, điện thoại, mã số thuế...

Phần 2: Phần thiết lập các mối quan hệ của các bên về một vấn đề mà các bên cùng

quan tâm

- Vấn đề hay công việc thực hiện và tiêu chuẩn thực hiện. - Thời gian thực hiện.

- Nghĩa vụ và trách nhiệm mỗi bên.

*Cách soạn hợp đồng

Các căn cứ để soạnthảo hợp đồng - Theo pháp luật qui định của nhà nước - Theo thỏa thuận của 2 bên

- Theo tình hình thực tế

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự Do - Hạnh Phúc

..., ngày... tháng..., năm 2012

THỎA THUẬN MUA BÁN

v/v - Mua bán táo mèo.

- Căn cứ Bộ luật Dân sự nước CHXHCNVN số 33/2005 QH11 và Luật Thương mại số 36/2005 - QH11 ban hành ngày 14/6/2005.

- Căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ và khả năng, nhu cầu táo mèo của hai bên. Hôm nay, ngày 01 tháng 6 năm 2011, đại diện hai bên gồm có:

BÊN A <Bên bán>

- Do bà: Vàng Thị Mo

- Địa chỉ: Bản chiềng , xã Tà Xùa, Bắc Yên - Tỉnh Sơn La. - Điện thoại: 1234138717

- CMT số: 150992244 Ngày cấp: 20/8/2002, Nơi cấp: CA Sơn La.

BÊN B <Bên mua>

- Do ông: Đinh Văn An

- Địa chỉ: Thu Cúc- Thanh Sơn – Phú Thọ. - Điện thoại: 0904 677 677

- CMT:0123451239, Ngày cấp:01/01/1995, Nơi cấp, Phú Thọ. Hai bên cùng thống nhất ký hợp đồng với các điều khoản sau:

ĐIỀU 1: Tên hàng - Số lƣợng - Đơn giá

Bên A bán cho bên B sản phẩm sau - Tên hàng: Táo mèo loại I.

- Số lượng: 200 kg. - Đơn giá: 80.000đ/kg.

ĐIỀU 2: Tiêu chuẩn – Kỹ thuật - Quy cách - Phẩm chất

- Đúng giống, quả chín, màu sắc đồng đều - Quả không bị sâu bệnh, dập nát.

- Quả được đóng trong bao PE, có nhãn mác đầy đủ

ĐIỀU 3: Địa điểm và thời gian giao nhận

- Địa điểm giao nhận: Tại nhà xưởng chế biến của bên A - Bốc xếp bên nào bên đó chịu.

ĐIỀU 4: Phƣơng thức thanh toán

Bên B thanh toán cho bên A bằng tiền mặt - Bên B đặt cọc trước cho bên A là 5.000.000đ.

- Bên B thanh toán cho bên A phần còn lại ngay sau khi nhận hàng .

ĐIỀU 5: Điều khoản chung

- Hai bên cam kết việc thực hiện đầy đủ các điều khoản ghi trong hợp đồng. Nếu bên B không thực hiện hợp đồng thì không được nhận lại số tiền đặt cọc trước. Ngược lại, nếu bên A không thực hiện hợp đồng thì phải bồi thường gấp đôi số tiền bên B đã đặt cọc trước.

- Trong quá trình thực hiện, nếu có gì trở ngại, hai bên phải cùng bàn bạc, thống nhất giải quyết bằng văn bản mới có giá trị. Nếu một bên tự ý vi phạm hợp đồng thì phải bồi thường những thiệt hại đã gây ra cho bên kia.

- Hợp đồng được lập thành 4 bản, có giá trị pháp lý như nhau, mỗi bên giữ 2 bản.

ĐẠI DIỆN BÊN A ĐẠI DIỆN BÊN B

3.2.2. Thanh lý hợp đồng

a. Nội dung bản thanh lý hợp đồng

- Tiến hành tại thời điểm mà nghĩa vụ của các bên tham gia ký kết hợp đồng đã được thực hiện về cơ bản. Mỗi bên đều muốn giải quyết vấn đề còn tồn tại và thoát ra khỏi sự ràng buộc đối với nhau về mặt pháp lý.

- Để thanh lý hợp đồng phải nắm được, giải thích được các nội dung chi tiết trong hợp đồng. Phải nêu được các bước thực hiện để xúc tiến thanh lý một hợp đồng mua bán sản phẩm táo mèo.

b. Cách soạn bản thanh lý

Các căn cứ để sọan thảo bản thanh lý - Theo pháp luật qui định của nhà nước - Theo nội dung hợp đồng

Bản thanh lý mẫu dùng tham khảo

Đơn vị hợp đồng:

...

...

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦNGHĨA VIỆT NAM Độc lập- Tự do - Hạnh phúc BIÊN BẢN THANH LÝ HỢP ĐỒNG - Căn cứ vào hợp đồng số:..., ngày...tháng...năm..., về việc...

………

- Căn cứ vào biên bản nghiệm thu ngày...tháng...năm 200...

Hôm nay, ngày... tháng... năm 200..., tại ……….

chúng tôi gồm có: I. ĐẠI DIỆN BÊN A: 1- Ông: ……….. Chức vụ:...

2- Ông: ……….. Chức vụ:...

II. ĐẠI DIỆN BÊN B: 1- Ông: ……….. Chức vụ:...

2- Ông: ……….. Chức vụ:...

Hai bên đã cùng tiến hành thanh lý hợp đồng như sau: A. Khối lượng và giá trị hợp đồng được giao nhận: - Khối lượng: ...

- Giá trị:………(viết bằng chữ……….)

B. Khối lượng và giá trị hợp đồng bên B đã thực hiện được: - Khối lượng: ...

- Giá trị thực hiện: ...

- Yêu cầu kỹ thuật, chất lượng: ...

Tổng hợp đồng bên A thanh toán cho bên B Là: ..

C. Số tiền bên B đã ứng cuả bên A: Ứng đợt 1: :…..……… (viết bằng chữ……….)

Ứng đợt 2:………..(viết bằng chữ……….) D. Trừ phần đã ứng trước, phần còn lại bên B được thanh toán:

- Số tiền còn lại bên A sẽ thanh toán lại cho bên B:……… (viết bằng chữ……….) Thời hạn thanh toán hạn chót vào ngày... tháng.... .năm 201...

Hai bên nhất trí thanh lý hợp đồng số:..., ngày.. ..tháng...năm 201...

Biên bản thanh lý hợp đồng được lập thành 02 bản, mỗi bên giữ 01 bản có giá trị như nhau.

ĐẠI DIỆN BÊN B ĐẠI DIỆN BÊN A

4. Hạch toán và nhận định kết quả hợp đồng mua bán

+ Chi phí trực tiếp + Chi phí gián tiếp + Chi phí khác - Tổng thu hợp đồng

- Hiệu quả hợp đồng = Tổng thu hợp đồng - Tổng chi phí hợp đồng - Nhận định kết quả hợp đồng mua bán căn cứ vào hiệu quả hợp đồng.

Ví dụ: Chi phí hợp đồng thu mua táo mèo:

Trong đó: Chi phí trực tiếp hết 50.000.000 Chi phí gián tiếp hết 10.000.000 Chi phí khác hết 3.000.000 Tổng thu hợp đồng: 85.000.000

85.000.000 – 63.000.000 = 22.000.000

B. Câu hỏi và bài tập thực hành 1. Các câu hỏi:

2. Các bài thực hành:

2.1. Bài thực hành số 5.4.1: Thảo bản hợp đồng mua bán các loại sản phẩm như:

Song mây, trám trắng, táo mèo.

- Mục tiêu: Củng cố kiến thức và rèn luyện kỹ năng để thực hiện công việc thảo bản hợp đồng mua bán các loại sản phẩm như: Song mây, trám trắng, táo mèo.

- Nguồn lực: Giấy A0, A4, bút,...

- Cách thức tiến hành:

+ Giáo viên nêu yêu cầu, nội dung công việc: Thảo hợp đồng sản phẩm. + Chia lớp thành nhiều nhóm, mỗi nhóm có 5-6 học viên, bầu nhóm trưởng. + Giao bài tập cho từng nhóm, cá nhân

+ Giáo viên kiểm tra, hỗ trợ và giải đáp vướng mắc. Nhắc những lưu ý trong quá trình thao tác.

- Nhiệm vụ của nhóm:

+ Các nhóm trưởng hỗ trợ giáo viên quản lý, giám sát nhóm.

+ Các nhóm triển khai thực hiện công việc: Thảo hợp đồng sản phẩm.

- Thời gian cần thiết để thực hiện công việc: 3 giờ

- Tiêu chuẩn của sản phẩm: Thảo được hợp đồng sản phẩm.

2.1. Bài thực hành số 5.4.2: Tính giá thành cụ thể cho việc sản xuất một loại sản

phẩm song mây, trám trắng, táo mèo

Sản phẩm: giá thành sản xuất 1kg trám trắng, 1kg táo mèo, 1kg song mây?

- Mục tiêu: Củng cố kiến thức và rèn luyện kỹ năng để thực hiện công việc tính giá thành cụ thể cho việc sản xuất một loại sản phẩm song mây, trám trắng, táo mèo

- Nguồn lực: Giấy A0, A4, bút,...

- Cách thức tiến hành:

+ Giáo viên nêu yêu cầu nội dung công việc: Tính giá thành sản phẩm. + Chia lớp thành nhiều nhóm, mỗi nhóm có 5-6 học viên, bầu nhóm trưởng. + Giao bài tập cho từng nhóm, cá nhân.

+ Giáo viên hướng dẫn cho học viên cách Tính giá thành sản phẩm + Giáo viên thúc đẩy, quan sát kết quả thực hiện của nhóm.

+ Giáo viên tóm tắt nội dung bài học và đánh giá kết quả.

+ Các nhóm trưởng hỗ trợ giáo viên quản lý, giám sát nhóm.

+ Các nhóm tổ chức ra hiện trường thực hiện Tính giá thành sản phẩm

- Thời gian cần thiết để thực hiện công việc: 4 giờ

- Tiêu chuẩn của sản phẩm: Tính được giá thành sản phẩm.

C. Ghi nhớ:

- Tính giá thành sản phẩm

- Hợp đồng: các điều khoản cơ bản của hợp đồng - Thanh lý hợp đồng

HƢỚNG DẪN GIẢNG DẠY MÔ ĐUN

I. Vị trí, tính chất của mô đun

- Vị trí: Mô đun 05 Thu hoạch và tiêu thụ sản phẩm là mô đun chuyên môn của nghề trong chương trình dạy nghề sơ cấp trồng cây lâm sản ngoài gỗ: song, mây, trám trắng, táo mèo. Mô đun được thực hiện sau khi người học đã được tìm hiểu về công tác chuẩn bị trong mô đun 01; trồng cây song, mây, trám trắng, táo mèo trong mô đun 2,3,4.

- Tính chất:Đây là mô đun chuyên môn, cung cấp những kiến thức và kỹ năng thực hiện các công việc: Khai thác, sơ chế, bảo quản và tiêu thụ song, mây, trám trắng, táo mèo đạt hiệu quả kinh tế và có chất lượng tốt nhất.

II. Mục tiêu

Kiến thức

- Trình bày được công việc khai thác, thu hoạch, sơ chế, bảo quản song, mây, trám trắng, táo mèo đảm bảo yêu cầu kỹ thuật.

- Liệt kê được các bước tiêu thụ được sản phẩm sau khi sản xuất.

Kỹ năng

- Thực hiện được thành thạo các công việc chính khai thác, thu hoạch, sơ chế và

Một phần của tài liệu Giáo trình thu hoạch và tiêu thụ sản phẩm mđ05 trồng cây lâm sản ngoài gỗ song, mây trám trăng táo mèo (Trang 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(67 trang)