Tiếp tục ưu tiên sử dụng ODA vào các lĩnh vực Anh quan tâm

Một phần của tài liệu luận văn quản trị kinh doanh Giải pháp nâng cao khả năng thu hút nguồn vốn ODA của Anh vào Việt Nam (Trang 39)

Anh là một trong những nhà tài trợ quan trọng của Việt Nam trong lĩnh vực hợp tác phát triển. Những nguồn ODA của Anh dành cho Việt Nam đến nay chủ yếu trong lĩnh vực xoá đói giảm nghèo, y tế giáo dục, phát triển bền vững, phát triển nông thôn, bảo vệ môi trường (hiện nay, cùng với các tổ chức như Cơ quan Phát triển Quốc tế Thuỵ Sỹ (SIDA), Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP), Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), Ngân hàng

Thế giới (WB) thì Anh là một trong số các nhà tài trợ lớn cho lĩnh vực xóa đói giảm nghèo ở Việt Nam).

Trong giai đoạn 2005- 2010 các dự án ODA của Anh đã góp phần hỗ trợ tích cực cho chính phủ Việt Nam thực hiện hiệu quả chính sách đối ngoại; đầu tư hạ tầng kinh tế xã hội phục vụ xoá đói giảm nghèo, bảo vệ môi trường ở các địa phương cơ sở theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước; tiếp nhận và áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật của nước ngoài vào xử lý, bảo vệ môi trường trong nước. Bên cạnh đó, cần xem xét hướng nguồn lực ODA này hỗ trợ phát triển quan hệ nhiều mặt với Anh, kể cả hỗ trợ xây dựng các phòng thí nghiệm, kiểm nghiệm, chuyển giao công nghệ, tăng cường năng lực quản lý... phục vụ gián tiếp hoặc trực tiếp cho công tác đẩy mạnh xuất khẩu

Hướng các dự án ODA của Anh vào mục tiêu phát triển toàn diện cơ sở hạ tầng kinh tế nông thôn như giao thông kết hợp thủy lợi, nước sạch sinh hoạt, điện khí hóa nông thôn, phát triển công nghệ bảo quản, chế biến nông sản, xây dựng trường học, trạm xá, trung tâm y tế xã, chương trình xóa đói giảm nghèo, đào tạo nghề. Sử dụng hợp lý nguồn ODA kết hợp với các nguồn vốn khác tiếp tục cải tạo và phát triển hệ thống trên địa bàn tỉnh (trạm biến thế, truyền tải, điện khí hóa nông thôn), cung cấp nước sạch cho nông thôn, các khu dân cư mới, khu công nghiệp tập trung.

Ngoài ra vấn đề nổi cộm hiện nay là các vấn đề nảy sinh sau khi Việt Nam là thành viên của WTO như: cải cách thể chế, giúp đỡ Việt Nam trở thành nước có nền kinh tế thị trường,…Hay khắc phục hậu quả sau cuộc khủng hoảng tài chính thế giới 2007-2009 cũng cần được giúp đỡ.

Vì vậy Nhà nước cần có kế hoạch tổng thể hướng các nguồn vốn này vào những chương trình trọng điểm nhằm hỗ trợ cho tiến trình đẩy nhanh tốc độ phát triển bền vững, nhất là trong lĩnh vực nông nghiệp, kết cấu hạ tầng... Chính phủ cần quản lý chặt chẽ nguồn vốn này và yêu cầu các cơ quan tiếp

nhận nguồn vốn phải đẩy nhanh tốc độ giải ngân, thực hiện có hiệu quả đối với việc phát triển kinh tế và cải thiện đời sống nhân dân theo hướng phát triển bền vững.

Một phần của tài liệu luận văn quản trị kinh doanh Giải pháp nâng cao khả năng thu hút nguồn vốn ODA của Anh vào Việt Nam (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(46 trang)
w