tiền vào những bàn tay đáng tin cậy.
*Phối hợp giữa các Bộ, ngành có liên quan: Biện pháp thu hút đối với các dự án ODA bao gồm thiết lập mối quan hệ với các ngành TW, nhất là với Bộ Kế hoạch và Đầu Tư, Vụ kinh tế đối ngoại của các bộ trong việc trợ giúp thông tin, kỹ thuật soạn thảo dự án, các định chế tài chính phù hợp với yêu cầu của địa phương theo từng giai đoạn.
2.2.1.6 Tăng cường các cuộc tiếp xúc đối thoại giữa Chính phủ và nhà viện trợ trợ
Sự xuất hiện của Thủ tướng Chính phủ trực tiếp đối thoại với các nhà tài trợ trong Hội nghị thường niên nhóm các nhà tài trợ (CG) (tháng 12/2009) đã tạo niềm tin, sự hợp tác, gắn kết các nhà tài trợ với Chính phủ. Đây là điều khác biệt nhất so với những gì diễn ra tại các Hội nghị CG trước đây. Các vấn đề được đưa ra trong các Hội nghị vẫn là cải cách hành chính, môi trường đầu tư, chống tham nhũng, xóa đói giảm nghèo, tạo ra hài hòa gắn kết xã hội. Nhưng nhà viện trợ đã được người đứng đầu Chính phủ đứng ra giải thích cặn kẽ từng vấn đề. Từ đó họ có niềm tin lớn vào những hành động của Chính phủ Việt Nam.
Kể từ khi tiến hành mở cửa nền kinh tế đến nay, Việt Nam đã có quan hệ rộng rãi với các tổ chức quốc tế như: UN, WB, IMF, EU, ASEAN,… diễn đàn APEC, ASEM,…các nước lớn trên thế giới: Nhật Bản, Mỹ, Trung Quốc… về tất cả các lĩnh vực. Bởi vậy có thể khẳng định khi tham gia vào các diễn đàn quốc tế, Việt Nam có cơ hội đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế và phát triển nền kinh tế thị trường từ đó nâng dần năng lực cạnh tranh; mở rộng thị trường xuất, nhập khẩu; tăng khả năng thu hút vốn ODA và đầu tư trực tiếp nước ngoài; tiếp thu công nghệ hiện đại, tham khảo kinh nghiệm, rút ngắn
khoảng cách phát triển giữa nước ta với các nước ASEM; đẩy mạnh kinh tế du lịch; tăng cường năng lực hội nhập quốc tế.