và hài hồ các thủ tục viện trợ
Năm 2006, Chính phủ VN đã ban hành Nghị định 131/2006/NĐ-CP về quản lý và sử dụng vốn ODA; đồng thời sửa đổi, bổ sung Nghị định 16/2005/NĐ-CP về quản lý đầu tư xây dựng công trình (Nghị định 112/2006/NĐ-CP). Bộ Tài chính cũng đã ra Thông tư 61/2006/TT-BTC về định mức chi tiêu của các chương trình, dự án có sử dụng ODA… UBND TP. Hà Nội vừa ra Quyết định 6727/QĐ-UB thành lập Ban chỉ đạo giải quyết các
vướng mắc trong quá trình thực hiện các chương trình, dự án ODA. Ngoài ra, hiện nay Chính phủ đang soạn thảo Quy chế Ban quản lý dự án ODA, Đề án Định hướng thu hút và sử dụng ODA thời kỳ 2010-2015…
Trong thời gian tới, Bộ Kế hoạch Đầu tư sẽ triển khai chủ trương phân cấp thẩm quyền phê duyệt vốn ODA, nhằm tạo ra động lực thi đua giữa các địa phương, theo hướng tinh giản thủ tục hành chính, nâng cao năng lực cán bộ và trách nhiệm của các bộ ngành, địa phương trong việc sử dụng hiệu quả nguồn vốn ODA. Chủ trương này không chỉ tạo ra động lực thi đua mạnh mẽ và lành mạnh giữa các địa phương trong thu hút vốn ODA, mà còn thúc đẩy việc giải ngân ODA.
Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, nguyên tắc quản lý và sử dụng ODA được xây dựng trên cơ sở Chính phủ thống nhất quản lý ODA thông qua các cơ quan đầu mối với sự tham gia của các cơ quan quản lý nhà nước theo sự phân công, phân cấp gắn với quyền hạn và trách nhiệm, đảm bảo quản lý, kiểm tra và giám sát trong quá trình sử dụng ODA theo chức năng được giao.
Việc thu hút ODA phải đi đôi với nâng cao hiệu quả sử dụng và đảm bảo khả năng trả nợ, phù hợp với năng lực tiếp nhận và sử dụng ODA, phải đảm bảo tính rõ ràng, minh bạch và nhất quán với sự tham gia rộng rãi của các bên liên quan.
Việc hướng dẫn thi hành Nghị định về quản lý ODA ban hành lần này có một thông tư liên tịch chung thay vì từng cơ quan chức năng ban hành một thông tư riêng như trước đây. Dự thảo lần này thể hiện rất rõ chủ trương phân cấp quản lý ODA thông qua việc hoàn thiện các quy định liên quan tới công tác chuẩn bị, thẩm tra, thẩm định, phê duyệt nội dung chương trình, dự án ODA. Cụ thể, Nghị định đã xác định rõ về chủ chương trình dự án và điều kiện để làm chủ chương trình, dự án. Theo đó, chủ dự án đầu tư phải là người trực tiếp quản lý, khai thác sử dụng kết quả đầu tư của dự án, trực tiếp quản lý, duy tu, bảo dưỡng, khai thác sử dụng công trình và hoàn trả vốn vay ODA.
Chủ đầu tư phải có năng lực chuyên môn và các điều kiện pháp lý về sở hữu và quản lý vốn theo quy định hiện hành.
Các cơ quan hành chính nhà nước như bộ, cơ quan ngang bộ và UBND các cấp chỉ thực hiện chức năng quản lý nhà nước về đầu tư, không được làm chủ đầu tư các dự án từ nguồn vốn ODA mà phải giao cho đơn vị trực tiếp quản lý, sử dụng khai thác dự án lâu dài làm chủ đầu tư. Trong những trường hợp đặc thù khác cơ quan chủ quản phải trình Thủ tướng quyết định.
Việc thành lập ban quản lý dự án cũng có sự thay đổi về nguyên tắc, thay vì cơ quan chủ quản ra quyết định thành lâp ban quản lý dự án, trong dự thảo chủ đầu tư các dự án đầu tư và cơ quan chủ quản trong các dự án hỗ trợ kỹ thuật ra quyết định thành lập.
Việc phân cấp cũng đi kèm với phân định rõ nhiệm vụ, trách nhiệm và quyền hạn của cơ quan chủ dự án. Chủ dự án có nhiệm vụ và quyền hạn kể từ giai đoạn chuẩn bị dự án, thực hiện dự án đến khi nghiệm thu bàn giao, đưa công trình vào khai thác, sử dụng. Ban quản lý dự án giúp chủ dự án tổ chức quản lý dự án và chịu trách nhiệm trước chủ dự án, pháp luật. Theo đánh giá, quy định này sẽ tránh được tình trạng khép kín, tăng trách nhiệm và giảm thiểu kẽ hở làm phát sinh các tiêu cực trong quá trình thực hiện.
2.2.1.4 Hài hồ quy trình thủ tục
Vấn đề hài hòa quy trình thủ tục là một trong các nội dung chính được đề cập tại các CG hàng năm. Đây là yêu cầu quan trọng, giúp rút ngắn thời gian triển khai dự án, giảm sự khác biệt về thủ tục giữa các nhà tài trợ và đơn vị tiếp nhận dự án. Công tác này trong năm nay cũng có nhiều tiến bộ, điển hình là hài hồ thủ tục về hệ thống và mẫu biểu báo cáo, xây dựng mẫu nghiên cứu khả thi chung giữa Việt Nam và Nhóm 5 ngân hàng phát triển (Ngân hàng Thế giới - WB, Ngân hàng Phát triển châu Á - ADB, Ngân hàng Hợp tác quốc tế Nhật Bản - JBIC, Ngân hàng Tái thiết Đức - KFW và Cơ quan Phát triển Pháp - AFD), hài hòa quy trình, thủ tục đấu thầu...
Đặc biệt, việc gần 50 tổ chức viện trợ sử dụng cơ sở dữ liệu về viện trợ phát triển (DAD Việt Nam) với địa chỉ www.dad.mpi.gov.vn, để báo cáo tình hình ký kết và giải ngân từ năm 2005 trở lại đây, là một minh chứng quan trọng cho việc hài hòa trên diện rộng trong cộng đồng tài trợ ODA cho Việt Nam.