Thách thức từ chính khả năng của Việt Nam trong việc giải ngân

Một phần của tài liệu luận văn quản trị kinh doanh Giải pháp nâng cao khả năng thu hút nguồn vốn ODA của Anh vào Việt Nam (Trang 27)

Tốc độ giải ngân của Việt Nam vẫn chậm hơn các nước có cùng điều kiện. Trong khi thời gian giải ngân dự án cùng loại ở các nước khác là 5 năm thì tại Việt Nam mất tới 6-7 năm. Mức giải ngân của năm 2009 ước đạt hơn 3 tỷ USD, cao hơn năm 2008 nhưng tính đến nay, tỷ lệ giải ngân của các dự án ODA mới chỉ đạt 17-19%.

Thời gian giải ngân cho mỗi dự án sử dụng vốn ODA, đặc biệt là các dự án xây dựng cơ bản, thường phải mất 5 năm kể từ khi nhà tài trợ cam kết cho đến khi kết thúc dự án. Như vậy, giai đoạn 2006-2010 chủ yếu sẽ giải ngân phần vốn ODA cam kết trong thời kỳ 2001-2005. Cái khó cho việc giải ngân vốn ODA trong thời gian tới là tỷ lệ vốn đối ứng của Việt Nam sẽ càng ngày càng tăng, có thể chiếm trên 30% tổng vốn đầu tư. Đây là sức ép rất lớn cho ngân sách nhà nước trong bối cảnh nhu cầu vốn cho đầu tư phát triển từ nguồn này ngày càng căng thẳng. Nguốn vốn đã được đảm bảo chắc chắn, vấn đề còn lại là những nỗ lực giải ngân của chúng ta.

2.1.3 Phương hướng thu hút ODA của Anh trong giai đoạn 2010 – 2015.

Giai đoạn 2010 – 2015 là giai đoạn được dự báo có nhiều sự thay đổi của nền kinh tế thế giới, đồng thời đây cũng là giai đoạn được dự báo phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế Việt Nam. Việc đưa ra một định hướng tốt trong thu hút ODA đúng một vai trò quan trọng trong chiến lược phát triển của Việt Nam trong giai đoạn này, trong đó bao gồm cả định hướng trong thu hút ODA của Anh. Nhìn chung trong giai đoạn 2010 – 2015 Việt Nam cần tiếp tục thúc đẩy hoạt động thu hút ODA từ Anh Quốc, bời lẽ trong giai đoạn này đây vẫn là một nguồn vốn quan trọng trong công cuộc phát triển kinh tế của nước ta. Chính Phủ Anh luôn hướng ODA của mình vào mục tiêu xóa đói giảm nghèo, bởi vậy điểm quan trọng trong phương hướng thu hút ODA của Anh là hướng nguồn vốn này vào các hoạt động trong nội dung xóa đói giảm nghèo như y tế, giáo dục, phát triển nông thôn..v..v. Nguồn vốn ODA của Anh hiện nay vào Việt Nam chủ yếu là hình thức viện trợ không hoàn lại, để tiếp tục tăng lượng ODA cần mở rộng thêm các hình thức tiếp nhận khác ví dụ như vay ưu đãi.v..v. Tuy nhiên cần tiếp nhận ODA một cách tỉnh táo và chọn lọc để đảm bảo việc tiếp nhận nguồn vốn ODA không đi đôi sự phụ thuộc về chính trị.

2.2.1 Giải pháp chung cho thu hút ODA của Việt Nam

Một phần của tài liệu luận văn quản trị kinh doanh Giải pháp nâng cao khả năng thu hút nguồn vốn ODA của Anh vào Việt Nam (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(46 trang)
w