công tác kiểm tra dự án
*Vấn đề chống tham nhũng đã có những biến chuyển lớn và có hướng giải quyết. Chính phủ đã có quyết tâm và đường đi đúng khi đưa ra Chiến lược chống tham nhũng của VN trong kế hoạch 5 năm tới là cải cách mạnh mẽ nền hành chính quốc gia, cải cách thể chế cũng như hệ thống tư pháp theo hướng nhà nước pháp quyền, chú trọng hơn tới việc sử dụng hiệu quả nguồn tài chính công để ngăn ngừa hành vi tham nhũng. Bộ Kế hoạch và Đầu tư sẽ có một thông tư hướng dẫn về cơ cấu tổ chức và quy chế hoạt động của Ban quản lý dự án.
Về những kết quả của Việt Nam đạt được trong công tác chống tham nhũng, Đại sứ Phần Lan (nước hiện giữ chức Chủ tịch Liên minh châu Âu) Kari Alanko - cho rằng: “Việt Nam vẫn còn nhiều việc phải làm trong lĩnh vực phòng, chống tham nhũng. Việt Nam được đánh giá thấp trong tỷ lệ minh bạch. Nhưng điều chúng tôi lạc quan là lãnh đạo Việt Nam rất nghiêm túc trong vấn đề này”. Để làm tốt điều này, theo ông Alanko, Việt Nam cần tập trung mạnh hơn nữa vào việc cải cách tư pháp, pháp luật, công tác kiểm toán độc lập.
Theo kế hoạch của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, để giữ vững cam kết của các nhà tài trợ dành cho Việt Nam bằng và vượt mức cam kết năm 2006, tổng mức giải ngân năm 2007 dự kiến đạt 2,036 tỷ USD, cao hơn 14% so với kế hoạch năm 2006, một yêu cầu quan trọng đối với các bộ, ngành và địa
phương là phải chủ động xây dựng danh mục các chương trình, dự án yêu cầu tài trợ bằng ODA. Đồng thời, phải chỉ đạo sát sao, có kế hoạch cụ thể, đôn đốc và giám sát chặt quá trình thực hiện dự án, đảm bảo bố trí kịp thời vốn đối ứng, đơn giản hóa các thủ tục trình duyệt, tổ chức tốt công tác giải phóng mặt bằng và tái định cư, đấu thầu mua sắm... Tăng cường kiểm soát quá trình sử dụng vốn, tránh thất thoát và thường xuyên đánh giá tính hiệu quả xét cả về mặt kinh tế và xã hội của các dự án ODA đang được triển khai. Chỉ thực hiện dự án khi hiệu quả sử dụng vốn ODA cao hơn sĩ với các nguồn tài trợ khác. Trong khâu đàm phán nên xác định rõ cơ quan chịu trách nhiệm quản lý vốn vay và nguồn trả nợ.
Những năm vừa qua, mặc dù tiến độ giải ngân ODA của Việt Nam được đánh giá là khá tích cực, song chưa thể đáp ứng được yêu cầu của công cuộc phát triển cũng như mong muốn của các bên đối tác. Thấy rõ thực trạng này, các cơ quan của Việt Nam và các nhà tài trợ đã đi đến một nhận thức chung rằng, cần phối hợp nhiều hơn nữa nhằm làm hài hòa thủ tục, giảm bớt các chi phí giao dịch. Để nâng cao hiệu quả sử dụng viện trợ đáp ứng yêu cầu phát triển trong giai đoạn mới với những đòi hỏi cao hơn, Chính phủ Việt Nam đã đưa ra sáng kiến về một chương trình “Tăng cường năng lực toàn diện quản lý ODA”, trong đó nhấn mạnh 3 nội dung chủ chốt là: Xây dựng năng lực pháp lý để tạo ra một môi trường thông thoáng, minh bạch cho công tác quản lý ODA; Nâng cao năng lực tổ chức để có được một bộ máy quản lý ODA hữu hiệu; Phát triển nguồn lực con người được trang bị những kiến thức cần thiết để quản lý ODA mang tính chuyên nghiệp.
* Sớm hoàn thiện cơ sở pháp lý cũng như xác lập cơ chế phối hợp giữa cơ quan lập pháp và cơ quan hành pháp trong việc quản lý, sử dụng, giám sát vốn ODA. Việt Nam sẽ đẩy mạnh cải thiện môi trường pháp lý, tạo ra các thủ tục phù hợp cho các nhà tài trợ cũng như tạo ra môi trường đầu tư, kinh doanh thuận lợi.
Hiện nay, Chính phủ đang xem xét để thông qua nghị định về việc phân cấp tối đa ở khâu thực hiện cho các bộ, ngành, địa phương, đồng bộ hoá với các văn bản pháp quy liên quan khác và hài hồ thủ tục với các nhà tài trợ. Đây là văn bản rất được các nhà tài trợ mong đợi. Trong thời gian tới, Bộ Kế hoạch Đầu tư sẽ triển khai chủ trương phân cấp thẩm quyền phê duyệt vốn ODA, nhằm tạo ra động lực thi đua giữa các địa phương, theo hướng tinh giản thủ tục hành chính, nâng cao năng lực cán bộ và trách nhiệm của các bộ ngành, địa phương trong việc sử dụng hiệu quả nguồn vốn ODA. Chủ trương này không chỉ tạo ra động lực thi đua mạnh mẽ và lành mạnh giữa các địa phương trong thu hút vốn ODA, mà còn thúc đẩy việc giải ngân ODA.
*Kiện toàn bộ máy, đội ngũ cán bộ làm công tác chuyên trách về ODA. Trong lĩnh vực quản lý và sử dụng ODA chúng ta đã nói nhiều về năng lực hiện còn nhiều yếu kém. Do vậy, Chính phủ và các nhà tài trợ đang hợp tác tích cực để tăng cường năng lực con người trong lĩnh vực này thông qua nhiều hình thức khác nhau như đào tạo, chia sẻ kinh nghiệm trong nước và quốc tế, truyền thông những thực tế tốt trong hoạt động quản lý và sử dụng ODA… Hỗ trợ của các nhà tài trợ để tăng cường năng lực con người trong lĩnh vực quản lý và thực hiện ODA khá toàn diện, bao quát hầu như cả vòng đời của chương trình và dự án.
Có thể nhận xét đào tạo tăng cường năng lực quản lý dự án, trong đó có dự án ODA lâu nay ta và các nhà tài trợ có làm, song việc đào tạo này thiếu bài bản, không chuyên nghiệp và thiếu thường xuyên. Về mặt này, Chương trình tăng cường năng lực toàn diện quản lý ODA hiện đang thực hiện là sự nỗ lực của Chính phủ và nhà tài trợ nhằm khắc phục những khiếm khuyết nói trên.
*Công tác kiểm toán tập trung nhiều vào các dự án ODA: Kiểm toán là công cụ cần thiết minh bạch hóa các vấn đề quản lý kinh tế. Nó rất quan trọng trong bước phát triển tới đây? Thủ tướng Chính phủ đã nói cần phải đẩy mạnh