Nguồn: Phòng Tổ chức lao động

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XI MĂNG BÚT SƠN (Trang 38 - 41)

Theo bảng trên thì tiền lương dành cho giáo viên chiếm nhiều nhất là 858,10 triệu đồng (31,85%). Bên cạnh đó chi phí dành cho công tác quản lý, tổ chức đào tạo như còn chiếm tỷ lệ cao tới 25,93% tổng kinh phí đào tạo. Đây là điều chưa hợp lý mà công cần xem xét để có sự điều chỉnh cho phù hợp.

2.7.2. Cơ sở vật chất trang thiết bị phục vụ đào tạo

Cơ sở vật chất trang thiết bị phục vụ cho công tác đào tạo ở công ty được đánh giá là tốt, công ty đã bố trí 2 phòng học với 45 chỗ ngồi được trang bị đầy đủ các thiết bị phục vụ cho đào tạo như, bảng, phấn, bàn ghế, máy vi tính, máy chiếu, loa....Ngoài ra ở mỗi phân xưởng đều bố trí 1 phòng học có bàn ghế, bảng và một số dụng cụ học tập.

Qua phiếu điều tra thì có tới 78% trả lời là cơ sở vật chất đầy đủ, 70% có chất lượng tốt và 80% có nhận xét là chất lượng cơ sở hạ tầng đáp ứng được yêu cầu đào tạo.

2.8. Khâu đánh giá hiệu quả của công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực. lực.

Mục tiêu của đào tạo và phát triển nguồn nhân lực nâng cao trình độ cho người lao động, bù đắp bổ sung những thiếu hụt về kiến thức, kỹ năng cho người lao động, cập nhật những kiến thức mới, những phương pháp sản xuất kinh doanh mới, những tiến bộ của khoa học kỹ thuật nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện công việc của người lao động, nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty. Vì vậy, hàng năm cần phải tiến hành đánh giá hiệu quả của công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực là để rút ra xem những gì đã làm được, những gì chưa làm được và nguyên nhân tại sao để đề ra những giải pháp khắc phục nhằm nâng cao hiệu quả của công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực trong những lần sau.

Ở công ty cổ phần xi măng Bút Sơn, việc đánh giá hệu quả công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực vẫn chưa được quan tâm đúng mức. Chất lượng của các khóa đào tạo chỉ được đánh giá qua kết quả các bài kiểm tra, bài thi. Nếu kết quả đạt từ 5 điểm trở lên thì được coi là đạt, nếu dưới 5 điểm sẽ phải thi lại. Đối với những khóa học tập, trao đổi kinh nghiệm ở nước ngoài thì sau khi kết thúc trưởng nhóm phải viết báo cáo và nộp về phòng tổ chức lao động.

Những chỉ tiêu trên chỉ phản ánh phần nào hiệu quả của công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực. Điều quan trọng nhất đó là việc vận dụng các kiến thức, kỹ năng được đào tạo vào thực tế công việc như thế nào, sự thay đổi về trình độ chuyên môn nghiệp vụ, kết quả thực hiện công việc, thái độ, hành vi nhận thức của người được đào tạo ra sao thì công ty chưa đánh giá. Các kết quả đánh giá thực hiện công việc chỉ được dùng để xem xét tính lương thưởng cuối tháng của người lao động mà không dùng để xem xét hiệu quả làm việc của người lao động thay đổi như thế nào sau khi được đào tạo.

Ngoài ra, công ty vẫn chưa tiến hành điều tra ý kiến đánh giá của những học viên trực tiếp tham gia các khóa đào tạo về mức độ ưa thích của họ đối với khóa đào tạo, về nội dung khóa đào tạo có phù hợp với mục tiêu và với người học không, về chất lượng giảng dạy của giáo viên, phương pháp đào tạo, thời gian học, cơ sở vật chất, tài liệu

phục vụ khóa học... Do đó công ty không có các căn cứ để xem xét việc tổ chức công tác đào tạo đạt được kết quả gì, còn yếu ở khâu nào để có giải pháp khắc phục.

Tóm lại, việc đánh giá hiệu quả công tác đào tạo và phát triển ở công ty còn sơ sài, bộc lộ nhiều hạn chế, các chỉ tiêu đánh giá sự thay đổi kết quả thực hiện công việc hành vi, thái độ...của người được đào tạo, ý kiến đánh giá của học viên về chương trình đào tạo vẫn chưa có. Điều đó dẫn đến tình trạng đánh giá không chính xác hiệu quả của công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực.

2.9. Các chế độ chính sách đối với người lao động được đào tạo.

Những người lao động do công ty cử đi học theo kế hoạch đào tạo của công ty nhằm trang bị lại kiến thức chuyên môn hoặc nâng cao trình độ nhằm đáp ứng yêu cầu sản xuất kinh doanh thì công ty sẽ bố trí thời gian làm việc cho phù hợp để tạo điều kiện cho người lao động tham gia khóa học. Trong thời gian học, người lao động không phải trả bất kỳ một khoản chi phí nào mà toàn bộ kinh phí của khóa đào tạo sẽ do công ty chi trả, đồng thời người lao động vẫn được hưởng nguyên lương trong thời gian học. Người lao động sau khi kết thúc khóa đào tạo sẽ được công ty bố trí công việc và xét nâng bậc lương cho phù hợp. Những đối tượng này hầu hết được công ty cử đi học các khóa đào tạo nhằm nâng cao năng lực thực hiện các công việc hiện tại đang đảm nhận, do đó những người lao động này sau khi đào tạo đều được sử dụng.

Đối với những người lao động có nguyện vọng tự đi học, công ty sẽ cấp giấy xác nhận đồng ý cho đi đào tạo, còn toàn bộ chi phí của khóa đào tạo do bản thân người lao động tự chi trả. Tuy nhiên trong thời gian học tập, người lao động phải đảm bảo hoàn thành công việc. Nếu thời gian học trùng vào thời gian làm việc thì người lao động sẽ được tạo điều kiện để đi học nhưng sẽ không được hưởng lương thời gian đó. Việc bố trí lại công việc cho đối tượng này sau khi đào tạo công ty không đặt ra, việc xếp lại lương do Hội đồng lương xem xét quyết định.

Như vậy, công ty đã tạo điều kiện khuyến khích người lao động học tập nâng cao trình độ đáp ứng yêu cầu công việc cũng như nhu cầu của công ty. Tuy nhiên các chế độ, chính sách của công ty chưa khuyến khích được người lao động chủ động tự học tập ở các trường các trung tâm, mà chỉ tham gia vào các đào tạo do công ty tổ chức và cử đi học. Công ty vẫn chưa có những chế độ, chính sách sử dụng lao động để chỉ rõ cho

người lao động thấy sau khi họ đi đào tạo sẽ có thể thăng tiến vào các vị trí làm việc nào.

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XI MĂNG BÚT SƠN (Trang 38 - 41)