Giọng điệu

Một phần của tài liệu Những đóng góp của Nguyễn Minh Châu trong quá trình đổi mới của văn học Việt Nam hiện đại T (Trang 101)

Trong sáng tác văn nghệ nói chung và văn xuôi nói riêng, giọng điệu được xem như là “một phạm trù thẩm mỹ” có vai trò rất lớn trong việc tạo nên phong cách nghệ thuật của nhà văn. Khrapchencô cho rằng: “Đề tài, tư tưởng, hình tượng chỉ được thể hiện trong một môi trường giọng điệu nhất định, trong một phạm vi, một thái độ cảm xúc nhất định đối với đối tượng sáng tác, đối với mặt khác của nó, hiệu suất cảm xúc, lối kể chuyện…của lời lẽ trữ tình trước hết thể hiện ở giọng điệu chủ yếu vốn là đặc trưng của tác phẩm văn học với tư cách là một thể thống nhất hoàn chỉnh”.

Giọng điệu của tác phẩm được khơi nguồn trước hết từ cảm hứng chủ đạo của nhà văn. Ở mỗi thời kỳ văn học, tương ứng với quan niệm về hiện thực, về con người, văn xuôi lại có một giọng điệu riêng.

Cùng với sự thay đổi trong quan niệm về con người, giọng điệu trong những sáng tác sau năm 1975 của Nguyễn Minh Châu cũng có sự đổi khác. Cái giọng điệu trang trọng, ngợi ca với chất trữ tình ấm áp của thời kỳ chống Mỹ đã nhường chỗ cho cái chất giọng tự vấn lo âu, trầm tư sâu lắng và mang đậm chất triết lý, chiêm nghiệm về con người và cuộc sống.

Luận văn thạc sĩ Trần Thị Thái

100

Chúng ta bắt gặp trong những sáng tác trước năm 1975 của Nguyễn Minh Châu cái giọng điệu ngợi ca. Bởi ở giai đoạn đó con người được nhìn nhận phần nhiều ở vẻ đẹp ngoại hình và tâm hồn. Như Cửa sông, Dấu chân người lính, Những vùng trời khác nhau… Sau năm 1975, cuộc sống của chúng ta phức tạp hơn rất nhiều. Ở con người hội tụ cả tốt và xấu, cao cả và thấp hèn…Chính vì thế mà giọng điệu tác phẩm cũng trở nên đa thanh và phức điệu hơn.

Truyện ngắn Bức tranh được đánh giá là tác phẩm có nhiều giọng điệu nhất. Trong tác phẩm này thật khó để chúng ta phân biệt được đâu là giọng tác giả, đâu là giọng nhân vật. Toàn bộ tác phẩm dường như là cuộc đối thoại trong độc thoại nội tâm của người hoạ sĩ. Ở đó chúng ta thấy có giọng điệu vừa mỉa mai giễu cợt, có lúc lại đanh thép hùng hồn. Nhưng nổi bật lên trên tất cả vẫn là cái giọng thâm trầm, khắc khoải của một tâm hồn đang quằn quại trong sự giằng xé bởi những sai lầm đã mắc phải trong quá khứ. Đó là cái điều chỉ có thể xảy ra khi con người ta biết ăn năn, đau khổ trước những lỗi lầm của mình. Và điều này cũng chỉ có thể xảy ra ở những sáng tác sau năm 1975 của Nguyễn Minh Châu mà thôi, khi nhà văn đã có những thay đổi trong cách nhìn nhận đánh giá con người.

Nếu trước đây, con người mà đặc biệt là người cách mạng luôn được nhà văn Nguyễn Minh Châu nhìn nhận ở một chiều tốt đẹp thì bây giờ con người đã được ông nhìn nhận trong sự phức tạp của nó với cả tốt, xấu lẫn lộn. Chính cách nhìn mới về con người đã đem lại cơ sở nhất định cho Nguyễn Minh Châu tạo được nhiều giọng điệu hơn cho những sáng tác sau này của ông.

Giọng điệu thâm trầm, giàu triết lý là một đặc điểm mới trong những sáng tác sau năm 1975 của Nguyễn Minh Châu. Sau chiến tranh, nhà văn cũng viết về chiến tranh cách mạng và người lính, nhưng thay vì giọng điệu ngợi ca đầy hào sảng, chúng ta lại bắt gặp trong những sáng tác của Nguyễn Minh Châu cái giọng điệu xót xa trăn trở. Bởi những vấn đề mà ông đặt ra trong những sáng tác giai đoạn này chính là những vấn đề của đất nước và

Luận văn thạc sĩ Trần Thị Thái

101

con người sau khi bước ra khỏi cuộc chiến tranh. Bao trùm lên các tác phẩm

Miền cháy, Những người đi từ trong rừng ra, Cơn giông, Cở lau, Mùa trái cóc ở Miền Nam, Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành, Khách ở quê ra…là giọng điệu phức hợp, vừa có giọng ngợi ca lại vừa mang đạm nét khắc khoải, trầm buồn, đau xót…

Miền cháyNhững người đi từ trong rừng ra là những tác phẩm viết về quang cảnh đất nước vừa bước ra khỏi cuộc chiến tranh với những bộn bề của cuộc sống, cảnh làm kinh tế ở một đơn vị bộ đội. Tác giả đã đưa vào trong đó cái giọng điệu vừa xót xa trước những mất mát, hy sinh mà chiến tranh đã gây ra xen lẫn với niềm tự hào về tinh thần nhân đạo và những phẩm chất tốt đẹp trong truyền thống của con người Việt Nam.

Trong Cơn giôngCở lau, nhà văn Nguyễn Minh Châu lại đi vào không gian hẹp hơn, ngòi bút nhà văn như xoáy sâu hơn vào những khổ đau, những mất mát của từng gia đình, từng cá nhân và số phận con người.

Trong Cỏ lau là cuộc đời của Lực- một người lính đã bị chiến tranh chém ngang cuộc đời ra làm hai nửa. Niềm hạnh phúc không thể nào tả xiết của Lực chính là anh may mắn được sống sót trở về. Nhưng niềm vui ấy cũng không thể nào khoả lấp được những mất mát, đau đớn mà anh ta phải đối mặt. Cái gia đình mà anh đã từng gắn bó bây giờ đã đổ vỡ, người vợ của anh đã đi lấy chồng khác sống trong một gia đình mới. Lực đứng trong sự giằng xé ghê gớm của tâm trạng. Anh phải đòi lại những gì thuộc về mình đã mất mà không cần để ý đến những người khác sẽ ra sao, mà cụ thể là đòi lại vợ mình, kéo Thai về với anh. Hay anh sẽ là một người cao thượng, đầy lòng vị tha, hy sinh cho hạnh phúc của bản thân để Thai được sống bình yên trong cái gia đình mới ấy. Chọn con đường nào cũng không thể dễ dàng đối với Lực. Ngòi bút Nguyễn Minh Châu đã đặt con người ta vào một thử thách ghê gớm quá. Nhưng cuối cùng thì nhà văn đã để cho Lực lựa chọn cách hy sinh hạnh phúc của mình để Thai tiếp tục cuộc sống mà nàng đang có. Phải lựa chọn Lực dằn vặt, trăn trở đến đau đớn, quặn thắt cõi lòng. Bởi vì Lực cũng là một con người rất đỗi bình thường như bao con người khác. Lực cũng muốn cho người

Luận văn thạc sĩ Trần Thị Thái

102

khác được hạnh phúc nhưng anh cũng cần phải có hạnh phúc riêng cho mình, anh rất muốn được hy sinh nhưng anh cũng phải dành lấy những gì tốt đẹp cho mình. Ở Lực hội tụ tất cả những gì cũng rất người nhất. Chính vì vậy mà anh không dễ dàng để lựa chọn, anh phải dằn vặt, phải đau đớn. Để rồi từng câu văn, từng chữ, Nguyễn Minh Châu như xoáy vào lòng người đọc một niềm cảm thương sâu sắc. Giá như Lực là nhân vật của thời kỳ văn học trước, khi mà giọng điệu ngợi ca đang bao trùm, nhân vật được thi vị hoá thì có lẽ Lực đã hy sinh cái hạnh phúc riêng của mình mà không chút đắn đo, dằn vặt. Và nhân vật của Nguyễn Minh Châu có lẽ cũng không làm khắc khoải trái tim người đọc đến thế.

Trong Mùa trái cóc ở Miền Nam, cái giọng điệu trầm buồn không chỉ bao trùm lên những mất mát đau thương mà chiến tranh đã gây ra mà còn là sự xót xa, lo lắng trước sự tha hoá về nhân cách, xuống cấp về đạo đức, nhân phẩm, cách ứng xử của con người.

Tính thâm trầm của giọng điệu trong những sáng tác của Nguyễn Minh Châu được thể hiện dưới nhiều sắc thái cụ thể. Vào đầu những năm 80, sáng tác của Nguyễn Minh Châu có xu hướng đi vào những triết lý. Xu hướng này chi phối rất lớn đến giọng điệu của truyện. Dù ở lĩnh vực nào, chiến tranh cách mạng hay đời tư thế sự thì tính thâm trầm của văn xuôi Nguyễn Minh Châu đều thể hiện qua những triết lý. Triết lý mà nhà văn đưa ra trong tác phẩm thường được thể hiện, được rút ra từ chính cuộc đời, suy nghĩ đầy chiêm nghiệm của nhân vật.

Trong Bến quê, Dấu vết nghề nghiệp…là những trải nghiệm của con người ở cuối đời nhìn lại. “Con người ta trên đường đời thật khó tránh được những cái điều vòng vèo hoặc chùng chình” [8, 326]. “Con người ta thường xuyên không hoàn hảo nhưng có những khoảnh khắc hoàn hảo, vào những lúc ấy toàn bộ cơ thể vật chất trở thành một phép tính không có sai số, sự tỉnh táo của các giác quan, tính tiên đoán của trí tuệ và cả trực giác cùng một lúc như hoàn hảo” [8, 315]. “Ai chưa sống nhiều không thể hiểu trong đời người ta thỉnh thoảng có những lúc như thế, không còn một tí chút nào hoàn hảo,

Luận văn thạc sĩ Trần Thị Thái

103

những vụng dại yếu ớt và ngu ngốc đến mức không thể tưởng tượng được” [8, 320].

Quỳ trong Người dàn bà trên chuyến tàu tốc hành đã có rất nhiều những triết lý chiêm nghiệm về cuộc đời và tình yêu trong cuộc hành trình đi tìm một thánh nhân trong cuộc đời. “Cuộc đời không có thánh nhân, cũng như không có một người nào mà tâm hồn hoàn toàn không thể cứu chữa được nữa” [8, 195]. Nhưng cũng có khi triết lý đó lại được thể hiện một cách trực tiếp bằng ngôn ngữ của tác giả. Như trong Một lần đối chứng nhà văn đã viết: “tôi muốn rằng, chúng ta- các bạn đọc và tôi nhân danh loài người, thử làm một cuộc đối chứng với loài vật- một cuộc đối chứng giữa thiện và ác, giữa lý trí trí tuệ và bản năng mù quáng” (Cũng là một cuộc đối chứng giữa hai mặt nhân cách và phi nhân cách, giữa cái hoàn thiện và cái chưa hoàn thiện, giữa ánh sáng và những khoảng bóng tối vẫn còn rơi rớt bên trong tâm hồn mỗi con người- miếng đất nương náu và gieo mầm của lỗi lầm và tội ác) [8, 364].

Cũng nói lên những triết lý có tính chiêm nghiệm về cuộc sống con người, bên cạnh cái giọng điệu thâm trầm, khắc khoải, Nguyễn Minh Châu còn đưa vào trang viết của ông cái chất giọng hài hước. Giọng điệu này chúng ta bắt gặp nhiều trong các truyện cười, truyện ngụ ngôn. Trong văn xuôi hiện đại, nhà văn Nam Cao, Nguyễn Công Hoan đã sử dụng như một sở trường và trở thành nét đặc trưng trong phong cách của nhà văn. Nhưng với Nguyễn Minh Châu, đây cũng mới chỉ được xem như là một nét chấm phá trong phong cách nghệ thuật của nhà văn. Những sáng tác của Nguyễn Minh Châu viết theo giọng điệu này không nhiều, tập trung nhiều nhất trong Sắm vai,

Hạng… Trong các tác phẩm như Người đàn bà tốt bụng, Hương và Phai,

Sống mãi với cây xanh…chỉ là những câu, những đoạn hoặc những ý có sử dụng ngôn ngữ hài hước, những hình ảnh gây cười và đôi lúc mang hàm ý giễu cợt. Tuy nhiên là bao trùm lên toàn bộ những sáng tác của Nguyễn Minh Châu người đọc vẫn thấy cái giọng điệu thâm trầm. Mà đặc biệt là từ khi Nguyễn Minh Châu đi vào khám phá đời sống thường nhật của con người với nhiều tầng sâu bí ẩn của từng số phận cá nhân con người thì giọng điệu trong

Luận văn thạc sĩ Trần Thị Thái

104

sáng tác của Nguyễn Minh Châu trở nên cuốn hút hơn, ngòi bút của ông khiến người đọc phải chiêm nghiệm, phải suy ngẫm.

Trong hai tác phẩm Khách ở quê raPhiên chợ Giát, Nguyễn Minh Châu đã đi sâu vào khám phá thế giới nội tâm của người nông dân. Nhà văn như hoá thân vào nhân vật, sống cùng với nhân vật để nói lên tiếng nói của nhân vật. Giọng điệu trong hai tác phẩm này mang những sắc thái, âm điệu riêng.

Nguyễn Minh Châu đã mở đầu Khách ở quê ra bằng một giọng điệu rất suồng sã. Bắt đầu câu chuyện tác giả đưa chúng ta vào cuộc gặp gỡ của hai chú cháu. Giọng điệu đó bật lên từ câu chuyện của một cuộc gặp gỡ thân mật trong mối quan hệ ruột thịt. Một người chú ở thủ đô, một người cháu là nông dân nhưng giữa họ dường như không có một khoảng cách nào. Giữa họ đã được lấp đầy bởi sự chân tình và cởi mở. Một người chú giàu tình cảm say sưa nghe lời kể của một người cháu- một người nông dân cần cù và cũng rất tự tin. Có thể dẫn ra đây một phần câu chuyện kể của người cháu với người chú để thấy được cái sự suồng sã, vô tư giữa họ. “May làm sao! Cái con Huệ nhà tôi lúc ấy cũng vừa ghánh hai thúng đá ngoài ruộng về. Đặt ghánh đá xuống, nó lao theo. Nó ôm chặt lấy thằng Dũng, giằng được con dao quắm! Tôi nghĩ thật hú vía!..., chứ không thì bồ ở nhà lão chắt Hoè bữa đó…thế nào cũng có đứa biến thành ma ông cụt. Nói vô phép chú chứ, con cái nhà nó tiếng là đông cũng chỉ có hai mống là lớn, chứ bên nhà tôi có những bốn đứa lớn cơ” [8, 371].

Thế nhưng khi thể hiện tâm lý của nhân vật lão Khúng trước cuộc sống đô thị, Nguyễn Minh Châu lại dùng giọng điệu hài hước. Không phải để giễu cợt một cách mỉa mai mà để chế nhạo một cách cảm thông cái ngờ nghệch của một nhà quê ra tỉnh. Khi đứng trước Bờ Hồ, lão Khúng đã “phát biểu cảm tưởng một cách thực thà”: “Rằng so với bức tranh treo ở vách nhà lão thì cái tháp rùa thật không giống cái tháp rùa vẽ ở nhà lão”. Nghĩa là trong hàm ý suy nghĩ của lão, lão Khúng vẫn lấy cái tháp rùa ở nhà lão làm chuẩn mực.

Luận văn thạc sĩ Trần Thị Thái

105

Lão Khúng chỉ thấy mình thực sự đã đến Hà Nội khi lão đến trước cửa chợ Đồng Xuân. Và khi nhìn thấy một đám con gái mặt hoa da phấn đang xách trên tay nước mắm, mớ rau, con cá, lão tủm tỉm cười và đưa ra lời triết lý theo kiểu của lão. “Ấy, ai sinh ra cái ông trời kể cũng tài thực __ ông trời làm ra con người “bách nhân - bách tính” nhưng ông trời lại khéo cho con người một cái nết mà ai cũng mắc phải: Đó là cái việc ăn. Hoá ra cái anh dân Hà Nội nào cũng phải ăn. Cho nên mới sinh ra cái chợ Đồng Xuân này to như thế”.

Khi đi qua những hàng tanh tưởi lão lại triết lý: “làm con người đã sống trên đời, anh nào cũng phải ăn cho nên xét cho đến cùng, ruột da đều giống nhau cả” [8, 398].

Khi loanh quanh hàng giờ hết vòng này đến vòng khác, đến mỏi rũ cả chân trước bờ hè chân tường ngôi nhà sáu tầng mái bằng ở đầu hồi có chữ B4, lão Khúng lại triết lý: “Rõ thật quân man di mọi rợ, nhà với cửa, cứ y như một cái hộp sắt tây đậy kín mít, nghe bên trong nhạc xập xình như đang có đám cưới, lại thấy cái dây quần áo đang phơi, lại thấy cả những cái mặt người ló ra y như một lũ chim bồ câu đang gù trong các tầng chuồng: có người ở chứ không phải nhà đã đi vắng hết, vậy mà tìm mãi vẫn chẳng thấy cổng ngõ đâu cả” [8, 401].

Khi đi vào bên trong ngôi nhà, đi hết lên tầng trên lại xuống tầng dưới, lão lại triết lý: “Ừ cũng lạ thật cái anh dân thành phố, sống như thế này mà cũng sống được, chẳng có vườn tược, chẳng cây cối, ăn, ở, ỉa trên đầu nhau, chỉ thấy tường và tường, chả trách người nào người nấy cứ trắng nhợt, nói khẽ, cười khẽ, đi khẽ, phải là!...” [8, 401].

Qua những triết lý của lão Khúng, chúng ta như hiểu hơn về cái người nông dân tỏ ra rất thạo thành phố ấy lại đang muốn che dấu sự lúng túng trước hiểu biết còn hạn hẹp của mình về đời sống thành phố. Giọng điệu của truyện bỗng trở nên trầm lắng dần xuống khi lão nhìn thấy thằng Dũng - thằng con của lão. Và khi đèn đã bật sáng lên từ phía các ngôi nhà mà lão vẫn chưa tìm thấy được lối về nhà ông chú giữa những bức tường chi chít và những ngõ

Một phần của tài liệu Những đóng góp của Nguyễn Minh Châu trong quá trình đổi mới của văn học Việt Nam hiện đại T (Trang 101)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)