Độc thoại nội tâm

Một phần của tài liệu Những đóng góp của Nguyễn Minh Châu trong quá trình đổi mới của văn học Việt Nam hiện đại T (Trang 74)

1. Nghệ thuật xây dựng nhân vật

1.1.1 Độc thoại nội tâm

Nhà văn đi vào khai thác tâm lý nhân vật, có nhiều cách khác nhau để thể hiện. Có thể là thông qua ngôn ngữ của người kể chuyện. Nhưng để đạt được hiệu quả và có tính thuyết phục cao, nhà văn thường sử dụng độc thoại nội tâm.

Độc thoại nội tâm “là phát ngôn của nhân vật nói với chính bản thân mình, trực tiếp phản ánh quá trình tâm lý bên trong; kiểu độc thoại thầm (hoặc lẩm bẩm), mô phỏng hoạt động suy nghĩ, cảm xúc của con người trong dòng chảy trực tiếp của nó” [3, 127].

Trong lịch sử phát triển của nền văn học thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng, độc thoại nội tâm được sử dụng như một thủ pháp nghệ thuật có từ lâu đời. Ta đã từng bắt gặp trong kịch của Sêchxpia thế kỷ XVI, trong sáng tác của L. Tônxtôi nổi tiếng với tiểu thuyết sử thi Chiến tranh và hoà bình. Hay nhắc tới Hêminway, chúng ta thường nghĩ ngay đến Ông già và biển cả, với hơn một trăm trang sách là cả một chuỗi những độc thoại. Văn học Việt Nam cũng đã có nhiều tác giả thành công trong việc sử dụng độc thoại nội tâm. Từ Nguyễn Du với Truyện Kiều, đến Nam Cao với Lão Hạc,

Chí Phèo, đến Đào Vũ với Cái sân gạch, Nguyễn Thế Phương với Đi bước nữa, Nguyễn Đình Thi với Vỡ Bờ…Các nhà văn đã sử dụng độc thoại nội tâm với một số lượng dày đặc và khá thành công. Độc thoại nội tâm được dùng để mổ xẻ tâm lý – một thế giới vô cùng phức tạp và đầy biến động của nhân vật. Thông qua độc thoại nội tâm, các nhà văn để cho nhân vật của mình tự phơi bày bản thân ra, rồi tự nói, tự nhận xét, tự đánh giá về mình, để hướng đến sự hoàn thiện.

Luận văn thạc sĩ Trần Thị Thái

73

Từ sau năm 1975, nền văn học Việt Nam tập trung vào việc thể hiện, khai thác cái tôi cá nhân thì việc sử dụng độc thoại nội tâm lại được các nhà văn chú ý hơn bao giờ hết. Và độc thoại nội tâm đã được các nhà văn sử dụng như một thủ pháp cực kỳ quan trọng trong nghệ thuật xây dựng nhân vật của nhà văn. Độc thoại nội tâm cũng được sử dụng một cách phong phú và linh hoạt hơn rất nhiều. Độc thoại nội tâm có thể là lời tự vấn tự bạch được dùng để bộc bạch những ý kiến thầm kín của nhân vật, nhân vật tự nói với chính mình. Có khi nó là sự đối thoại giữa tiếng nói của bản thân nhân vật và tiếng nói của người khác trong con người mình. Chúng ta gọi là đối thoại trong độc thoại nội tâm. Đây được xem là một hình thức mới mẻ trong văn xuôi sau năm 1975.

Cuộc sống luôn luôn thay đổi, mỗi ngày được trao dồi thêm sự phong phú và phức tạp. Chính vì vậy mà đời sống nội tâm của nhân vật văn học cũng mỗi ngày một phong phú hơn và con đường để tiếp cận, thể hiện đời sống tâm lý nhân vật có thêm phần đa dạng hơn.

Nguyễn Minh Châu là một trong số những nhà văn tiêu biểu đã sớm đưa độc thoại nội tâm vào trong sáng tác. Những sáng tác sau năm 1975 của Nguyễn Minh Châu không sử dụng một số lượng đậm đặc độc thoại nội tâm. Thế nhưng độc thoại nội tâm đã được ông sử dụng như là một thủ pháp chính trong nghệ thuật xây dựng nhân vật, đặc biệt là biểu hiện tâm lý nhân vật. Ông đã sử dụng độc thoại nội tâm như là một phương diện chính yếu của ngôn ngữ nhân vật để nhà văn thể hiện ý tưởng và mục đích sáng tác của ông. Và những sáng tác của ông khi được sử dụng độc thoại nội tâm đã thể hiện được những thành công rõ rệt.

Bức tranh là một trong những truyện ngắn tiểu biểu mà Nguyễn Minh Châu thể hiện đối thoại trong độc thoại nội tâm để thể hiện đời sống tâm lý nhân vật. Tâm hồn nhân vật người hoạ sĩ bị lưỡng hoá và đối thoại với nhau. Lời độc thoại của nhân vật hoạ sĩ vì thế không đơn thanh mà là sự chồng chéo nhiều tiếng nói khác nhau. Tiếng nói bên trong của người hoạ sĩ bị tách ra làm đôi.

Luận văn thạc sĩ Trần Thị Thái

74

Khi người họa sĩ nhìn thấy bức tranh của mình treo trên tường, thấy một bà cụ bị loà và nhất là khi thấy người thợ cắt tóc thì người họa sĩ bỗng chột dạ và nhớ lại tất cả sự việc đã xảy ra tám năm về trước. Tất cả tưởng như đã bị chôn vùi, ấy vậy mà bỗng chốc nó lại bị đánh thức, sống dậy làm đảo lộn đời sống nội tâm của người họa sĩ. Và từ đây những dòng độc thoại nội tâm được hình thành. Qua từng dòng độc thoại nội tâm của người họa sĩ, người đọc như hiểu ra câu chuyện, giải mã được tấm thảm kịch mà do sự thiếu lương tâm và vô trách nhiệm của người hoạ sĩ đã gây ra một nỗi đau lớn cho gia đình người chiến sĩ. Người họa sĩ đã tự ví tâm trạng của mình lúc này như khi người ta dọn nhà. “Khi người ta phải thay đổi chỗ ở, có những thứ đồ đạc tưởng mất biến đi từ lâu, lục lọi, tìm kiếm khắp vẫn không thấy, thì tự nhiện lòi mặt ra tận góc tủ, dưới gầm giường. Có những thứ đồ vật vô nghĩa. Có những thứ nhắc tới một chút kỷ niệm đẹp đẽ. Có những thứ gợi lên một câu chuyện chẳng hay ho gì, tưởng đã quên hẳn cái chuyện đó thì bây giờ cái đồ vật lại từ xó xỉnh, bụi bặm, từ xó tối từ từ bò ra, cái vật vô tri lại thủ thỉ nói chuyện với anh, khiển trách anh, lên án anh” [8, 125]. Vừa đọc, chúng ta ngỡ tưởng cái chuyện gặp lại người chiến sĩ năm xưa với việc dọn nhà, thay đổi chỗ ở chẳng có gì liên quan đến nhau. Thế nhưng, xét trên phương diện chức năng thì cái thứ “đồ đạc” kia tựa như lời hứa khi xưa của người hoạ sĩ đối với người chiến sĩ mà bây giờ nó đang hiện diện.

Trong lần đầu tiên gặp lại người chiến sĩ, người họa sĩ cảm thấy xấu hổ và thật tội lỗi. Anh thấy dằn vặt lương tâm mà cảm tưởng như đang sắp phải đối diện với sự đay nghiến của người chiến sĩ năm xưa. Người chiến sĩ đay nghiến anh hay chính anh tự đay nghiến chính mình:

-Đồ dối trá, mày hãy nhìn coi bà mẹ tao khóc đã loà cả hai mắt kia! Bây giờ thì tấm hình tao đã được trưng lên các tạp chí hội hoạ của khắp các nước. Người ta đã trân trọng ghi tên mày bên dưới, bên cạnh máy chữ: “Chân dung chiễn sĩ giải phóng”. Thật là danh tiếng quá!

- Tôi là một nghệ sĩ chứ có phải đâu là một thợ vẽ truyền thần, công việc người nghệ sĩ là phục vụ cả một số đông người, chứ không phải là chỉ

Luận văn thạc sĩ Trần Thị Thái

75

phục vụ một người. Anh chỉ là một cá nhân, với một cái chuyện riêng của anh, anh hãy chịu để cho tôi quên đi, để phục vụ cho cái đích lớn lao hơn. Anh đã thấy đấy, bức “Chân dung chiến sĩ giải phóng” đã đóng góp đôi chút vào công việc làm cho thế giới hiểu cuộc kháng chiến của chúng ta thêm.

- “A ha! Vì mục đích phục vụ số đông của người nghệ sĩ cho nên anh quên tôi đi hả…có quyền lừa dối tôi hả? Thôi, anh bước khỏi mắt tôi đi. Anh cút đi!” [8, 127]. Cuộc độc thoại nội tâm của người hoạ sĩ diễn ra quả là căng thẳng và gay gắt.

Cuộc đối thoại lần thứ hai trong nội tâm của người hoạ sĩ diễn ra khi anh quay trở lại cái quán cắt tóc. Khi từng mảng tóc trên đầu rớt xuống mà người hoạ sĩ có cảm giác như anh đang bị người thợ giải phẫu não mà không đánh thuốc mê. Lần độc thoại này có vẻ như không gay gắt như lần trước nhưng nó thực sự là cuộc tra tấn lương tâm vô cùng quyết liệt trong lòng người họa sĩ.

“Bây giờ trước mặt tôi, anh nghĩ thế nào về cái luật công bằng ở đời của anh: Cho thế nào thì nhận thế ấy?”

“Tôi xin nhận đã gây thêm đau khổ cho bà mẹ anh. Tôi đã lừa dối anh. Tôi đã thu thêm được tiền và tiếng tăm trên sự đau đớn của anh. Bây giờ anh cứ trừng phạt tôi. Anh xử tôi thế nào cũng được!”

“Không bao giờ! Nếu tôi xử phạt anh, nếu tôi thực hiện cái quan niệm về luật công bằng ở đời của anh, thì cái hôm đó, tám năm trước đây, khi quay lại đón anh giữa suối, tôi đã xốc ngược anh lên rồi vứt tõm vào khúc suối giữa bãi đá tai mèo rồi!”

“Lần này anh lại đối xử với tôi như lần trước đây”. “Phải”.

“Anh cũng không trách móc, chỉ trán chỉ mặt tôi?”

“Không! Anh cứ yên tâm. Trước sau tôi vẫn coi anh là một nghệ sĩ tài năng, đã có nhiều cống hiến cho xã hội.”

Luận văn thạc sĩ Trần Thị Thái

76

“Tôi vẫn thường gặp mặt anh ở ngoài đường luôn luôn đấy chứ! Một lần tôi đứng xem anh ký hoạ khu phố cổ. Một lần tôi đến xem phòng trưng bày tranh của anh. Một lần khác tôi đi theo mấy người bạn làm xưởng vô tuyến truyền hình đến quay chỗ xưởng làm việc và gian phòng riêng của anh. Anh không nhận ra được tôi đấy mà thôi!”

“Bây giờ anh nói với tôi một điều gì đi, khuyên tôi một nhời đi!” “Không”.

“Tôi có phả cút khỏi đây không?”

“Không. Anh cứ đến đây. Tôi cắt cho anh kỹ lắm, anh biết đấy!”[8, 133-134].

Những lời độc thoại rất đa dạng, phong phú khi nhà văn sử dụng linh hoạt những câu dài ngắn khác nhau. Từ đó nhà văn làm bật lên tâm trạng của người hoạ sĩ. Câu văn xuất hiện như có hai người, một người hỏi, một người trả lời, một người thú tội còn một người tha tội. Nhưng thực tế thì không có ai hỏi cũng không có ai trả lời, không có người thú tội cũng không có người tha tôi. Cuộc hội thoại diễn ra âm thầm trong tâm hồn người hoạ sĩ. Nhờ độc thoại nội tâm mà bản chất người hoạ sĩ cứ dần hé lộ ra. Trong con người anh ta có cả phần tốt đẹp và cả những chỗ còn khiếm khuyết, cả phần ý thức và vô thức. Nhưng nổi bật lên vẫn chính là cái cảm giác đầy tội lỗi của người hoạ sĩ. Dù rằng đã nguỵ trang dưới cái vẻ ngoài bình thản, nhưng thái độ như “chẳng biết gì” của người thợ cắt tóc khiến cho lòng người họa sĩ càng thêm dữ dội. Nhờ có độc thoại nội tâm mà cái bộ mặt thật của người hoạ sĩ “được lộ ra khỏi cái mặt nạ hàng ngày” (133). Và lương tâm của người hoạ sĩ trở nên nhẹ nhõm và thư thái dần trở lại.

Trong Cỏ lau, khi chứng kiến sự đau đớn đến tột cùng của Phi Phi- người yêu chiến sĩ là đồng đội của Lực mà chính Lực đã làm anh phải hy sinh, thì trong lòng Lực trào lên liên tục những câu hỏi tự chất vấn lương tâm mình. Sự ám ảnh của tội lỗi đã khiến Lực không thể ngồi yên lặng thinh như không biết, anh muốn dãi bày lòng mình. Dòng độc thoại cứ thế tuôn chảy

Luận văn thạc sĩ Trần Thị Thái

77

trong tâm tưởng của Lực với một thái độ dứt khoát của sự sám hối và tự lên án mình.

Tại sao tôi đã giết Phi, người chiến sĩ liên lạc của tôi và ít nhất là thêm một đồng chí của mình nữa ở cái góc thành đông nam. Giá lúc bấy giờ, trước đó chỉ mấy phút người chiến sĩ khôn ngoan hơn biết mím miệng đừng có góp lời bình luận về trận tập kích thất bại hoặc bình luận sau lưng mà không nói ra trước mặt tôi như mọi người vẫn làm, hoặc giả anh là một kẻ lính dốt nát chỉ biết tuân lệnh ngoài ra chẳng biết gì, không nói trúng vào những điều tôi đang muốn dấu: trong khi chuẩn bị trận đánh, tôi chỉ có ra lệnh mà không kiểm tra, và nhát gan sợ chết. Trong một lúc trận đánh quá ác liệt, đã để cho xe tăng địch khống chế được cái bãi tha ma, khi mà chúng ồ ạt phản kích vào lúc nửa đêm. Hoặc giả trước đó giữa tôi và người trưởng của tôi, chính uỷ trung đoàn trong tình thế chiến đấu của đơn vị đầy quyết liệt, chúng tôi không ai để bộc lộ mình ra hết, không để xảy ra những hục hặc, đòn phép, thậm chí kèn cựa địa vị, lúc bấy giờ tôi nghĩ rằng chính uỷ lấy cớ tôi được tiếng là xông xáo và am tường quân sự để phái tôi đi tổ chức và chỉ huy phản kích là một trò chơi nham hiểm nhằm nhiều mục đích một lúc” [8, 512- 513]. Trước Phi Phi, Lực thấy lòng mình day dứt. Những dòng độc thoại với những câu văn dài vang lên, dày vò anh làm lòng anh dâng trào lên một cảm giác ăn năn, hối lỗi. Ở trong Lực, cái phần tốt đẹp đang vùng lên mạnh mẽ. Để rồi cuối cùng anh quyết định nói ra hết tất cả cho dù sự thật đó là quá phũ phàng.

Đến Phiên chợ Giát, toàn bộ câu chuyện là lời độc thoại nội tâm của lão Khúng. Lão Khúng nói chuyện với con bò, với con trai lão nhưng thực ra là lão tự nói với chính mình.

Lão Khúng tự hỏi mình về giấc mơ thứ nhất: “Ai? Ai đã giết con khoang đen nhà lão, người bạn đời của lão? Lão nào? Thằng già chết tử chết tiệt nào, đứa thần trùng nào, bọn trộm cướp giết người của dân kẻ bãi hay sơn tràng nào?”. Sau đó lão Khúng tự bạch: “ Thì lão chứ ai! Đứa hung thần

Luận văn thạc sĩ Trần Thị Thái

78

là lão Khúng chứ ai! Kẻ nâng chiếc búa tạ lên đánh vào đầu con vật là lão chứ ai” [8, 570].

Lão nói chuyện với con bò về ngôi sao nhưng thực ra là nói với mình: “- Đi, đi! không có việc gì cả đâu, đi đi, không phải tao cười mày. Hì…hì tao đâu dám cười mày? Đấy là tao đang cười những ông sao trên trời! Vua chúa hoặc đại thần danh tiếng của thời nay cả đấy! Họ đang sống cả đấy! Ngôi sao nào cũng cứ ngỡ mình đang soi sáng mặt đất, không có mình thì mặt đất biến thành hũ nút, hàng nghìn, hàng triệu người mở mắt cũng không nhìn thấy lối thoát mà đi! Vậy mà khổ chưa kìa, không biết cơ man nào là sao, có ít ỏi đâu, các chư vị đang thi nhau nhấp nháy, đang toát mồ hôi hột ra để rặn ra ánh sáng như đàn bà rặn đẻ, không phải một ông mà nhiều ông, cả một trời sao đang chiếu sáng thế mà mặt đất vẫn tối thui tối mò thế này, con đường chúng mình đi xuống chợ Giát vẫn tối như hũ nút thế này?” [8, 594]

Lão nói với Dũng – con trai lão:

Con ơi, giá những ngày còn sống con mặc quân phục chụp gửi về cho bố một bức ảnh để bố bày lên bàn thờ của con lúc này. Bố sẽ xuống phố Cầu Giát thuê người ta phóng đại, tô màu, cái bức ảnh sẽ mãi mãi suốt đời đem đến cho bố nỗi khuây khoả và niềm vinh dự… Hiệu ảnh ở dưới ấy thiếu gì, mà bố cũng thiếu gì tiền?” [8, 589]. Rồi “Uống đi, con! Ngày xưa bố cấm mày nhưng rồi mày vẫn uống, húp xoàn xoạt như húp canh rồi nhăn răng ra cười, rồi sặc, rồi nói lung tung với mấy đứa em…Từ đấy mẹ mày đe tao;…ừ, mà bây giờ mẹ mày cũng chẳng đe tao nữa. Bố cũng chẳng cấm nữa! Uống đi, uống đi con!” [8, 591].

Những lời độc thoại nặng trĩu bởi tâm trạng của lão Khúng. Như một sự trách móc nhẹ nhàng hay lời nhận lỗi với đứa con trai. Nhưng vượt lên trên tất cả là một tình yêu vô bờ bến mà lão dành cho con. Và hơn lúc nào hết, lúc này lòng lão đang chùng xuống bởi nỗi đau đớn khi mất con. Mất Dũng lòng

Một phần của tài liệu Những đóng góp của Nguyễn Minh Châu trong quá trình đổi mới của văn học Việt Nam hiện đại T (Trang 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)