Một cách nhìn nhận mới mẻ về hiện thực chiến tranh của nhà văn

Một phần của tài liệu Những đóng góp của Nguyễn Minh Châu trong quá trình đổi mới của văn học Việt Nam hiện đại T (Trang 57)

1. Quan niệm nghệ thuật mới mẻ về con người

2.1.2.Một cách nhìn nhận mới mẻ về hiện thực chiến tranh của nhà văn

khuất trong mảng hiện thực về chiến tranh và ông đã dũng cảm xông vào cái hiện thực đang còn bị che lấp ấy.

2.1.2. Một cách nhìn nhận mới mẻ về hiện thực chiến tranh của nhà văn Nguyễn Minh Châu. Nguyễn Minh Châu.

Là một người lính đã từng lăn lộn ở chiến trường, nhà văn Nguyễn Minh Châu đã chiêm nghiệm ra rằng chiến tranh không chỉ là những chiến công, không chỉ có anh hùng và lòng quả cảm- những điều mà ông đã phản ánh cụ thể, kỹ lưỡng và tỉ mỉ trong những tác phẩm viết về chiến tranh trước năm 1975. Chiến tranh không phải hoàn toàn hào hùng, lãng mạn như được mô tả trong Mảnh trăng cuối rừng, Cửa sông, Dấu chân người lính…Với

Luận văn thạc sĩ Trần Thị Thái

56

Nguyễn Minh Châu chiến tranh cách mạng còn chìm khuất với biết bao nỗi đau, mất mát, hy sinh, sự đa đoan của cuộc đời và của mỗi số phận con người. Giờ đây, với Nguyễn Minh Châu, viết về chiến tranh không còn là một công việc bình thường nữa mà nó như một “món nợ” phải trả. Bởi với Nguyễn Minh Châu: “Viết về chiến tranh…mấy tiếng ấy không chỉ đơn thuần là chuyện một đề tài văn chương, mà còn gì đây? Có máu thịt của mình. Kẻ còn sống và người đã chết. Có kỷ niệm: đồng đội, đồng chí của mình. Có cuộc đời mình và cuộc đời dân tộc” [37, 50].

Viết về chiến tranh, trước hết nhà văn đã nhận ra những gì còn khiếm khuyết của nền văn xuôi viết về cuộc kháng chiến chống Mỹ của nhân dân ta “quả thật là những trang viết về cuộc kháng chiến chống Mỹ của chúng ta còn thiếu một cái gì thực là mặt giáp mặt với kẻ thù, với cuộc sống sôi nổi, quyết liệt và khẩn trương đang là nhịp sống chung từ tiền tuyến đến hậu phương trong những ngày tháng này. Chúng ta vẫn còn thiếu một cái gì vừa cật lực vừa trí tuệ. Chúng ta chưa có tình yêu thương vợ con, vợ chồng, đồng chí thật lớn của nhân dân trong những năm này. Chúng ta cũng chưa có một cái gì thực chất là lạc quan cách mạng khiến nhân dân hết sức vui sướng trong những điều kiện sống vẫn còn gian khổ vất vả. Chúng ta cũng chưa có lòng căm thù giặc đến tận độ khiến mọi người không thể ngồi yên” [37, 32]. Và “Hình như cuộc chiến đấu anh hùng sôi nổi hiện nay đang được văn xuôi và thơ ca đôi khi tráng lên một lớp men “trữ tình” hơi dày” [37, 33]. Và điều mà nhà văn cần tránh và mong muốn các nhà văn khác cùng làm chính là

“Đừng bao giờ biến cuộc sống kháng chiến thành một cảnh “non bộ” xinh xẻo, tĩnh mịch” [37, 32]. Và “hãy cứ ôm cho hết vòng tay của mình đi, nếu không ôm được một trái núi hãy ôm lấy một cành cây mộc trên sườn núi ấy. Nếu sức ta chưa khái quát được những vấn đề rộng lớn của cuộc kháng chiến thì hãy ghi lấy một dáng dấp, một khung cảnh, một nét rung động của ngòi bút” [37, 34].

Nói đến chiến tranh là phải có tiếng súng, có khói lửa đạn bom, có hy sinh mất mát. Nhưng chiến tranh không chỉ có ở chiến trường mà nó còn lan

Luận văn thạc sĩ Trần Thị Thái

57

đến cả những nơi yên lành, còn đánh vào miền sâu thẳm trong mỗi cuộc đời cá nhân, số phận con người. Nhà văn Nguyễn Minh Châu đã âm thầm, lặng lẽ mà rất dũng cảm mở một lối đi cho riêng mình về đề trài chiến tranh cách mạng.

Viết về chiến tranh, Nguyễn Minh Châu đặc biệt chú ý đến con người mà sự hiện diện của họ trên trang sách vừa là bằng chứng về sự nhào nặn ghê gớm của chiến tranh vừa là một bằng chứng về lòng vị tha cao cả và những bí ẩn của tâm hồn con người. Ông quan tâm đến trong môi trường đó con người đã sống ra sao. Ông nhận ra một điều rằng “Con người vừa chịu sự chi phối của hoàn cảnh vừa tìm mọi cách tác động lên nó. Quá trình vật lộn giữa con người và hoàn cảnh cũng là quá trình con người làm xuất hiện những quy luật mới của đời sống” và “cách mạng và chiến tranh là một thử thách khắc nghiệt nhất đối với con người. Nó có một sức lay động rất sâu xa. Cách mạng và chiến tranh là một cuộc xét duyệt trên tất cả các mặt xã hội, tâm lý, đạo đức…Trong bão tố của cách mạng và chiến tranh, con người phải phơi bày cái bản chất của mình ra nhanh chóng hơn lúc bình thường. Trong cách mạng và chiến tranh không có sự ve vuốt để yên tâm, thói lịch sự để che đậy, mọi con người đều là chính mình nhất” [37, 56-57]. Đúng như khi bàn về mảng văn xuôi viết về chiến tranh của Nguyễn Minh Châu nhà văn Hồ Phương đã có lần viết: “Giờ đây viết về chiến tranh, dường như anh chỉ coi đó là một bối cảnh đặc biệt mà ở đó những con người đã sinh sống, vật lộn ra sao, đã đúng, đã sai ra sao, đã đem lại cho nhau hạnh phúc và làm khổ nhau thế nào. Giờ đây từng con người và mỗi người phải cùng nhau xoá bỏ cái xấu, chống lại cái ác, dã từ mọi sai lầm để cùng nhau có thể sống tốt hơn, đẹp hơn”.

Tác phẩm viết về chiến tranh của Nguyễn Minh Châu từ sau năm 1975, trước hết phải kể đến tiểu thuyết Miền cháy. Cái khoảnh khắc mà ông lựa chọn để phản ánh chính là lúc mà đất nước vừa bước ra khỏi cuộc chiến tranh với biết bao khó khăn và bộn bề. Trung tâm của cuốn tiểu thuyết này là hình ảnh mẹ Êm. Một người mẹ suốt đời đã âm thầm cống hiến, lặng lẽ hy sinh

Luận văn thạc sĩ Trần Thị Thái

58

cho cách mạng. Mẹ đã hiến dâng cho cách mạng bốn đời chồng và hầu hết những đứa con của mẹ. Mỗi lần chồng hay con hy sinh là như một nhát dao cứa vào tim mẹ. Để rồi không biết đã bao lần trái tim mẹ bị xé ra và ứa máu. Không chỉ đau xót vì mất chồng, mất con, trái tim mẹ Êm đã nhiều lần quặn thắt, đớn đau vì mất đi những người đồng chí, đồng đội. Mẹ đau đớn như mất đi một phần cơ thể của mình. Đời mẹ chỉ còn lại một niềm vui, niềm an ủi duy nhất chính là Nghĩa- người con trai của mẹ. Ấy vậy mà ngay sau lúc khói súng của chiến tranh vừa tan, Nghĩa cũng bỏ mẹ mà ra đi. Suốt năm tháng chiến tranh, lặn lội khắp chiến trường thế mà giờ đây Nghĩa lại hy sinh chỉ vì một viên đạn bắn lén. Bao giờ cũng vậy, sự hy sinh của con cũng là một nỗi đau, một sự mất mát quá lớn cho người mẹ. Mất con là mẹ mất đi một phần khúc ruột, máu mủ của mình. Cái chết oái oăm của Nghĩa còn làm cho cõi lòng người mẹ thêm tê tái hơn. Còn gì có thể đau đớn hơn thế nữa? Quê hương, đất nước, cả dân tộc mừng vui chiến thắng. Mẹ vui với cái niềm vui chung ấy nhưng lòng mẹ cũng tan nát, mẹ vật vã trong nỗi đau mất con.

Không dừng lại ở đó, tính chất ác liệt của cuộc chiến tranh còn được nhà văn thể hiện ghê gớm hơn gấp bội phần. Lại là mẹ Êm chứ không ai khác nuôi bé Sinh- con trai của kẻ đã bắn lén con trai mẹ. Trong cơn hoảng loạn khi chạy trốn, tên trung tá ngụy đã đánh rơi đứa con trai của hắn. Đồng đội của Nghĩa đã nhặt được rồi thay nhau nuôi đứa bé. Và rối chính trị viên Hiển đã trao đứa bé cho chính mẹ Êm nuôi. Lúc đầu mẹ Êm chưa biết bé Sinh chính là con trai của kẻ đã giết con trai mình, mẹ nhận nuôi đứa bé bằng tấm lòng yêu thương của mẹ. “Bà mẹ không còn giữ được bình tĩnh nữa. Bà cuống quýt. Tình thương đứa trẻ lại khiến bà xuýt xoa, bà vội vã dành lấy đứa trẻ đang sốt, đang ốm trên tay Hiển, cái người lính bao giờ cũng vụng về”. Dù rằng chưa biết gốc tích của đứa bé nhưng nhận nuôi đứa bé cũng là một thách thức đối với mẹ. Một thân mẹ già làm sao có thể nuôi nổi đứa bé trong hoàn cảnh này. Và hơn nữa, liệu rằng khi biết được sự thật đau đớn rằng Sinh chính là con trai của kẻ đã giết con trai mẹ thì mẹ có thể ghìm được lòng mình trong cơn tức giận, căm thù? Tạo hoá đang “đùa giỡn” trên nỗi đau của mẹ hay

Luận văn thạc sĩ Trần Thị Thái

59

muốn thử sức lòng mẹ? Chiến tranh quả là tàn ác mà ở đó con người ta không thể lường trước được điều gì. Mọi thứ vẫn có thể xảy ra để gieo giắc nỗi đau cho con người.

Tưởng rằng bi kịch vẫn mãi là bi kịch. Thế nhưng, nhà văn Nguyễn Minh Châu lại hướng ý tưởng của ông đến một ý nghĩa khác. Khi biết được sự thật về đứa bé, trong lòng người mẹ đã diễn ra một tấm bi kịch tâm lý:

“…Thằng Sinh từ trong xó vườn chui ra. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

-“Mệ”! Thằng bé thốt kêu lên, đang chạy rán tới chực lục trong bó rong xem có cà cuống hay con châu chấu mà bà nó vẫn thường hay mang về như mọi ngày hay không, thì bà mẹ đã vội vã bước giật lùi lại, không cho nó sờ mó vào người mình. Trong bóng hoàng hôn nhập nhoạng sắp tối hẳn; một đôi mắt lạ lùng và giá lạnh chòng chọc nhìn thẳng vào nó:

- Mệ con chi! Bà quát lên, nét mặt hầm hầm…

Thằng Sinh sợ cuống quýt, không hiểu ra sao cũng không biết làm thế nào, lúc bà mẹ Êm giơ tay túm lấy mái tóc thằng bé, lật ngửa cái mặt ra thì thằng bé liền khóc oà lên.

Bà mẹ buông tay ra.

Tiếng khóc của đứa bé làm người mẹ như sực tỉnh. Bà đứng im như đã kiệt sức trước mặt nó, hai tay buông thõng xuống. Một tiếng thở dài từ từ trút hết cơn giận ra. Bà đứng yên một hồi lâu, rồi tuân theo bản tính thường ngày, sau một thoáng ngập ngừng bà cúi xuống ôm lấy cái đứa trẻ, niềm yêu thương và nỗi căm ghét của chính mình, bà ép vào ngực - “Nín đi, nín đi!”- bà dỗ dành an ủi nó” [9].

Trong lòng người mẹ giằng xé nỗi đau đớn, xen lẫn giữa căm hận với lòng xót thương. Nhưng rồi mẹ đã nén nỗi đau vào trong lòng và nuôi đứa bé bằng tình yêu thương và lòng bao dung, độ lượng của mẹ. Mẹ nghĩ một điều thật đơn giản rằng “Dù sao nó vẫn là một đứa trẻ, nó vô tội” [9, 71-72]. Quả đúng như lời mẹ. Xét cho cùng thì đứa bé nào có tội gì đâu. Kẻ có tội ở đây chính là tên trung tá nguỵ- cha đứa bé. Bé cũng chỉ là một trong số những nạn

Luận văn thạc sĩ Trần Thị Thái

60

nhân của cuộc chiến tranh tàn khốc mà những người như cha nó đã gây nên mà thôi.

Không dừng lại ở đó, cuộc đời còn thử thách tấm lòng người mẹ. Nhà văn đã để mẹ Êm giáp mặt với kẻ đã giết con trai mình: “Giữa đám người mang đầy mình tội lỗi đang đứng im lặng, bà mẹ chợt nhận ra chính hắn- một người đàn ông cao lớn từ giữa đám người bên kia bờ hố bom chạy nhào sang, hai tay chấp trước ngực, đầu cúi xuống. Y quỳ sụp dưới chân người mẹ và đứa con trai. Bà mẹ vẫn không nói một lời nào, cũng không chú ý nhìn kỹ tên sát nhân đã giết con mình. Người ta chỉ thấy trên khuôn mặt nhăn nheo khắc khổ của bà mẹ những nếp nhăn chằng chịt từ đầu xô đến như những lớp sóng, và một nỗi đau đớn không sao kể xiết từ những nếp nhăn từ từ hiện lên.

Có lẽ đây là cuộc giáp mặt đầy ý nghĩa của một đất nước đã trải qua ba mươi năm chiến tranh để bước sang giai đoạn phục hồi và xây dựng.

“Con đến với ba đi!”- Chỉ đến khi thằng bé Sinh sợ quá níu chặt lấy bà, bà mẹ mới nói rất nhỏ một cách khó nhọc, rồi bước lên một bước, giơ tay nâng tên sĩ quan nguỵ đứng dậy.

Bằng bàn tay run rẩy, bà mẹ cầm lấy bàn tay to lớn của tên sĩ quan, đưa mắt nhìn thoáng qua rồi đặt vào đó cái bàn tay trẻ con thật mềm mại, ấm nóng, quen thuộc” [9].

Cuối cùng thì mẹ Êm đã trả lại đứa con cho tên lính nguỵ sau lần sám hối của hắn mà không một yêu cầu gì. Người mẹ thật khoan dung, nhân cách người mẹ thật cao cả.

Thông qua việc thể hiện cuộc đời thật trớ trêu của mẹ Êm, nhà văn Nguyễn Minh Châu đã cho chúng ta chứng kiến những hậu quả nặng nề của chiến tranh trên từng số phận, cuộc đời mỗi con người. Cùng với đó là sự ca ngợi về tấm lòng nhân hậu, vị tha của con người Việt Nam. Miền cháy đã đặt ra những vấn đề của đất nước vừa bước ra khỏi cuộc chiến tranh mà trong đó khẩn thiết nhất vẫn là vấn đề khoan dung và hoà hợp dân tộc. Với hình tượng mẹ Êm, nhà văn Nguyễn Minh Châu như muốn góp vào cho văn học Việt Nam thêm một chân dung người mẹ anh hùng.

Luận văn thạc sĩ Trần Thị Thái

61

Với Miền cháy, Nguyễn Minh Châu như còn muốn đi tìm một nguyên nhân để lý giải cho cội nguồn của những chiến thắng của dân tộc. Chúng ta đã thắng giặc bằng chính sức mạnh của mình, bằng ý chí quyết tâm và lòng dũng cảm. Nhưng chiến thắng của chúng ta còn có cội nguồn sâu thẳm từ truyền thống đạo đức, nhân cách của con người Việt Nam ta, từ tấm lòng khoan dung và độ lượng “thương người như thể thương thân”. Nhà văn Nguyễn Minh Châu là một trong số ít những nhà văn đã trở lại nét đẹp của truyền thống văn hoá này của người Việt Nam. Chúng ta như đang đuợc sống lại cái tinh thần của thời kỳ cha ông ta dựng nước năm xưa:

“Đem đại nghĩa để thắng hung tàn Lấy trí nhân để thay cường bạo”.

Đến Cỏ lau, Nguyễn Minh Châu cũng viết về những mất mát, đau khổ, những bi kịch của con người nhưng nhà văn lại thể hiện ở một chiều sâu nhân bản mới. Từ điểm nhìn về lòng chung thuỷ nghĩa tình của con người qua sự trớ trêu của hoàn cảnh, ngòi bút Nguyễn Minh Châu đã đi vào được tận cùng của nỗi mất mát, khổ đau và cả những phẩm chất tốt đẹp của con người.

Người lính cách mạng tên Lực ấy đã cống hiến hai mươi tư năm tuổi xuân của mình cho cách mạng. Suốt những năm kháng chiến anh luôn mang trong mình những kỷ niệm không thể nào quên về những ngày ngắn ngủi sống bên người vợ trẻ nhưng rất hạnh phúc và trọn vẹn giữ một tình yêu với người vợ ở quê nhà.

Dù rằng khi anh trở về không có cờ mở, mọi người đón rước như những ngày đồng đội của anh trở về sau ngày đất nước thắng lợi. Nhưng được trở về với một thân hình lành lặn và sắp được gặp người thân có lẽ cũng là niềm vui, niềm hạnh phúc lớn đối với Lực. Tưởng rằng sự trở về của Lực sẽ là niềm vui, niềm háo hức của bản thân anh, của gia đình, họ hàng, làng xóm. Nhưng Lực “vẫn chỉ là một người khách lạ - của cái cuộc sống luôn luôn biến động nhưng bao giờ cũng như đã được sắp sẵn xong đâu đấy” [8, 470].

Khi về đến quê nhà thì cuộc sống thật trớ trêu đã cướp đi niềm hạnh phúc vừa loé lên của Lực. Mọi thứ diễn ra trước mắt mà ta có cảm tưởng như

Luận văn thạc sĩ Trần Thị Thái

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

62

trái đất đang sụp đổ dưới chân anh. Người em trai của Lực đã hy sinh, Thai- vợ anh đã đi lấy chồng khác, an bài trong một gia đình mới, bố anh thì đã phải sống dựa vào gia đình người con dâu đã tái giá. Những người còn sống, cả xóm làng, cha anh, vợ anh đều nghĩ rằng anh đã chết. Đau đớn hơn khi Lực

Một phần của tài liệu Những đóng góp của Nguyễn Minh Châu trong quá trình đổi mới của văn học Việt Nam hiện đại T (Trang 57)