Con người cô đơn tìm đến với thế giới tâm linh

Một phần của tài liệu Những đóng góp của Nguyễn Minh Châu trong quá trình đổi mới của văn học Việt Nam hiện đại T (Trang 44)

1. Quan niệm nghệ thuật mới mẻ về con người

1.2.2. Con người cô đơn tìm đến với thế giới tâm linh

Tiếp cận, giải mã cuộc đời con người, Nguyễn Minh Châu tập trung đi sâu vào mọi biến đổi trong đời sống nội tâm của con người. Ông cảm nhận

Luận văn thạc sĩ Trần Thị Thái

43

được nỗi buồn đau, sự cô đơn trong mỗi cuộc đời, mỗi số phận. Trong hiện thực cuộc sống, con người ta đang cố gắng nén chịu một cách âm thầm những phong ba bão táp của cuộc đời. Cuộc sống xô bồ không có chỗ để con người ta san sẻ bớt những khổ đau. Một lúc nào đó con người ta cũng muốn tìm đến một thế giới khác, khác với hiện thực mà mình đang sống-thế giới tâm linh. Dường như Nguyễn Minh Châu đã đi rất đúng hướng với sự phát triển của tâm lý con người. Với Nguyễn Minh Châu, ông “Thích trình bày những vấn đề đạo đức xã hội dưới dạng tâm lý, tập trung sự chú ý vào những diễn biến sâu kín mang tính chất quy luật bên trong của tâm lý con người ta…” [37, 112].

Thế nhưng cho đến nay vẫn chưa có một định nghĩa nào cụ thể, đầy đủ và sáng rõ về tâm linh. Theo từ điển tiếng việt thì “Tâm linh là khả năng đoán trước những điều sắp xảy ra theo quan niệm duy tâm”. Trong cuốn Văn hoá tâm linh thì được hiểu “Tâm linh là cái thiêng liêng cao cả trong cuộc đời thường, là niềm tin thiêng liêng trong cuộc sống tín ngưỡng tôn giáo”, một số người lại hiểu tâm linh “như đời sống tinh thần đầy bí ẩn của con người, đối lập với “ý thức” kiểu lý tính thuần tuý. Nó bao gồm cái phi lý tính, cái tiềm thức, vô thức, bản năng thiên phú…Có thể nhấn mạnh phần trực cảm, linh giác, những khả năng bí ẩn” (Nhưng vẫn có ý thức của con người) [18]. PGS.TS Tôn Phương Lan lại cho rằng “Thế giới tâm linh là một thế giới vừa cụ thể vừa siêu thoát, nó đối trọng với tất cả những gì phàm tục, phản trắc. Nó là chỗ cho con người lấy lại lòng tin, lấy lại thế cân bằng, thoát ra khỏi sự cô đơn” [36, 65].

Nhiều tác giả văn xuôi thời kỳ đổi mới cũng đã đi sâu vào khai thác thế giới tâm linh. Mỗi nhà văn đều tiếp cận với những mức độ và biểu hiện khác nhau. Với Nguyễn Minh Châu ông quan niệm thế giới tâm linh chính là một chỗ dựa tinh thần cho nhân vật.

Trong Miền cháy nhà văn Nguyễn Minh Châu đã tạo ra một cách giải thích về khả năng chịu đựng của con người bằng việc để cho nhân vật mẹ Êm sống với thế giới tâm linh. Mẹ Êm vẫn hàng ngày nhìn thấy người chồng và

Luận văn thạc sĩ Trần Thị Thái

44

những đứa con lãng đãng đi về. “Đã từ lâu bà mẹ ấy hằng tin đinh ninh một điều: giữa người còn sống và người đã chết, giữa những người ở đây và những người ở tận thế giới bên kia có thể gặp gỡ trò chuyện với nhau. Cái cửa trổ ra trong khu vườn dương thế nhìn về phía cõi âm, người đàn bà ấy, có thể nhìn qua thông thống và từ phía bên kia, biết bao khuôn mặt ruột rà thân quen đã thường lãng đãng đi về tìm gặp bà để trò chuyện bằng sự im lặng” [9].

Trong Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành, sau khi người trung đoàn trưởng mất, Quỳ trở thành người đàn bà mộng du đưa ký ức lang thang trên những chuyến tàu tốc hành, trò chuyện với vong linh của những người từng yêu chị. Cuộc đối thoại giữa người sống và người đã chết vẫn thường diễn ra.

Trong Mảnh đất tình yêu nhà văn đã để cho nhân vật Quy tìm lại hình bóng người bà đã mất qua mối dây gắn kết với thiên nhiên: “Tôi đứng nghe tiếng lá reo quanh ào ào. Tôi nhìn lên vòm lá, muốn hỏi từng cái cây trong vườn- loài thảo mộc từng sống cùng thời với bà tôi- những cây nào đã từng đổ bóng xuống cái dáng đi đứng một mình trong vườn của bà tôi, đã từng để rơi lá xanh hay lá vàng xuống vai bà tôi?” [13]. Cõi tâm linh với sự hiện hữu của bóng dáng người bà được gợi lên từ vườn cây ấy bởi có lẽ khi còn sống người bà của Quy đã rất gắn bó với những cây trong vườn. Và ở đây thiên nhiên đã trở thành chiếc cầu nối giữa người sống với tâm linh của người đã mất.

Trong Mùa trái cóc ở Miền Nam, nhà thờ Tin lành chính là nơi nương tựa duy nhất cho cuộc đời lúc về già của người mẹ. Để rồi cho đến lúc lên thăm người con trai, người mẹ trong cơn đau khổ cũng đã để lòng mình lắng nghe tiếng chuông nhà thờ. “Khắp tinh không đang rung lên những hồi chuông ngân nga trong ánh chiều đang tắt dần, trong lúc khắp cõi mặt đất đang đắm chìm trong bóng tối, tất cả mọi người của không biết bao nhiêu tôn giáo và không tôn giáo, đang kính cẩn chấp tay lên ngực hoặc giơ thẳng cả hai cách tay, ngửa mặt lên trời để cầu xin lòng xót thương và lòng tha thứ,

Luận văn thạc sĩ Trần Thị Thái

45

đang gào lên trước cái ác cùng sự dửng dưng trước cái ác của con người” [8, 536].

Thế giới tâm linh được các nhà văn xuôi hiện đại khai thác với những biểu hiện, sắc thái khác nhau. Chúng ta có thể bắt gặp trong Chim én bay của Nguyễn Trí Huân, Ăn mày dĩ vãng của Chu Lai, Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh, Mảnh đất lắm người nhiều ma của Nguyễn Khắc Trường, Thời gian của người của Nguyễn Khải, Thương nhớ đồng quê của Nguyễn Huy Thiệp, Mảnh vỡ của đàn ông của Hồ Anh Thái…

Một số nhà văn để nhân vật của mình sống trong thế giới tâm linh bằng việc đưa họ trở về với quá khứ, sống với quá khứ như Chu Lai với Ăn mày dĩ vãng, Nguyễn Trí Huân với Chim én bay, Bảo Ninh với Nỗi buồn chiến tranh…Trong Ăn mày dĩ vãng của nhà văn Chu Lai, nhân vật Hai Hùng “không nguôi hướng về dã vãng”. Hai Hùng thấy trong cõi lòng mình tiếng trách móc của đồng đội, vang lên từ những nấm mồ trong nghĩa trang; là tiếng oán trách của Viên, tiếng lên án của Bảo… Cái thế giới tưởng như là chập chờn, mông lung ấy lại đang hàng ngày giày vò trái tim yêu thương của người lính. Anh còn sống nhưng đồng đội của anh đã hy sinh. Trong lòng Hai Hùng là tình yêu thương và cả nỗi niềm xót thương đau đớn.

Trong Mảnh đất lắm người nhiều ma, nhà văn Nguyễn Khắc Trường lại để cho ông Hàm sống với những giấc mơ về người vợ đã chết: “Bà ấy ghé sát vào màn, nhìn vào tận mặt tôi mà hỏi: Vậy cuối cùng ông được những gì? Hả? Tôi chết đi để xem ông được những gì?”. Sự xuất hiện cùng với những lời đay nghiến của bà vợ trong giấc mơ đã trở thành nỗi ám ảnh với ông Hàm- người đang sống.

Trong Thời gian của người, nhà văn Nguyễn Khải lại nhìn thấy nhu cầu tâm linh của con người qua việc hướng đến những lĩnh vực siêu nhiên: “Tôi vẫn suy nghĩ rằng con người là một sinh vật không bao giờ tự hạn chế trong những cơ cấu sinh lý. Luôn luôn nó muốn vươn tới cái tuyệt đối, cái vô biên, cái vĩnh cửu…trong những lãnh vực siêu nhiên này, con người đã tạo ra bằng chính nó và cho nó một hình ảnh lý tưởng về thượng đế, về đấng sáng tạo ra

Luận văn thạc sĩ Trần Thị Thái

46

vạ vật, về vũ trụ, về vĩnh cửu, thoát khỏi những chiều kích thông thường về không gian và thời gian…” [28].

Hướng vào thế giới tâm linh, không phải các nhà văn đưa con người ta vào một cõi vô thức, mà ngược lại, ở đó tâm hồn con người ta được thanh thản. Ngày nay cũng chưa có một lý giải khoa học nào về thế giới tâm linh, thế nhưng những điều mà chúng ta biết chính là con người hướng đến tâm linh để thanh lọc tâm hồn. Ở đó con người ta được quyền nghĩ đến cái gì mà họ cho là thiêng liêng nhất. Khám phá đời sống tâm linh của con người chính là các nhà văn xuôi hiện đại đi vào khám phá thể, hiện cái đời sống tinh thần phong phú và cũng nhiều phức tạp của con người.

Khi đất nước chưa đổi mới tâm linh vẫn là một vấn đề cấm kỵ của văn học nghệ thuật. Nhà văn Nguyễn Minh Châu đã dũng cảm hướng ngòi bút của mình vào khai thác thế giới tâm linh trong đời sống của tâm hồn con người ngay từ khi đất nước mới hoà bình trở lại. Điều đó không có nghĩa là ông đã đi trái với cái quy luật của xã hội. Có lẽ Nguyễn Minh Châu đã sớm nhận ra rằng, khi đất nước đã độc lập thì nhu cầu tâm linh cũng chính là một nhu cầu rất chính đáng của con người. Và điều quan trọng là ông không dẫn con người ta đi đến một sự mê tín mù quáng mà hướng họ đến một sự bình tâm, thanh thản trong tâm hồn.

Thế giới tâm linh cũng đã được một số nhà điện ảnh Việt Nam khai thác vào giữa thập niên 80. Tiêu biểu là Bao giờ cho đến tháng mười của đạo diễn Đặng Nhật Minh được trình chiếu năm 1985. Trong phim có đoạn: “Bà em kể trước kia cứ ngày rằm tháng bảy ở cạnh miếu này người ta họp chợ. Những người sống và những người chết được gặp nhau” [51, 70].

Một phần của tài liệu Những đóng góp của Nguyễn Minh Châu trong quá trình đổi mới của văn học Việt Nam hiện đại T (Trang 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)