Nghệ thuật xây dựng tình huống

Một phần của tài liệu Những đóng góp của Nguyễn Minh Châu trong quá trình đổi mới của văn học Việt Nam hiện đại T (Trang 92)

Tình huống (hay còn được gọi là tình thế) là một trong những yếu tố nghệ thuật cơ bản của tác phẩm văn xuôi tự sự. Các nhà văn Việt Nam cũng rất coi trọng vai trò của tình huống trong truyện ngắn hiện đại.

Nguyễn Kiên cho rằng: “Điều quan trọng đối với truyện ngắn là phải lựa chọn được cái tình thế, nó bộc lộ ra nét chủ yếu của tính cách và số phận, tự nó đặc trưng cho một hiện tượng xã hội” [65].

Nhà văn Nguyên Ngọc: “Truyện ngắn dầu sao cũng phải ngắn, do đó thủ thuật của truyện ngắn là thủ thuật điểm huyệt. Trên cơ thể con người

Luận văn thạc sĩ Trần Thị Thái

91

cũng như trên cơ thể cuộc đời, có những huyệt điểm nào đó, có thể làm rung động tất cả. Truyện ngắn nhằm vào đó. Truyện ngắn điểm huyệt bằng cách nắm bắt trúng những tình huống cho phép phơi bày cái chủ yếu nhưng lại bị che dấu trong muôn mặt cuộc sống hằng ngày. Nhìn chung mỗi truyện ngắn bao giờ cũng được xây dựng trên một tình huống, khai thác tình huống ấy” [67].

Nguyễn Thành Long rất tâm đắc với hướng tìm tòi tình huống trong sáng tạo truyện ngắn: “Nhà văn tự vận dụng những suy nghĩ của mình vốn sống của mình tự mình ra những mô măng, trong mỗi mô măng cho châu tuần lại những con người vốn xa cách, cho họ tham gia vào chủ đề anh hằng suy nghĩ, từ sự tham gia đó và những quan hệ giữa họ với nhau sẽ nảy ra tính cách của họ. Đây là cách đặt con người vào những tình huống” [65].

Nhà nghiên cứu Bùi Việt Thắng đã kết luận một cách tổng quát về bản chất của tình huống như sau : Mỗi truyện ngắn chỉ chứa đựng một tình huống, vì thế tình huống tiêu biểu phải cùng lúc thực hiện các nhiệm vụ nghệ thuật:

“- Gắn kết các nhân vật cùng tham gia một sự kiện, biến cố có ý nghĩa nào đó.

-Bộc lộ quan hệ và tính cách nhân vật. -Thể hiện chủ đề” [66].

Có thể nói, tình huống được coi là một khâu then chốt của sáng tác văn xuôi mà đặc biệt nhất là truyện ngắn. Từ các nhà nghiên cứu đến những người sáng tác đều thừa nhận vai trò quan trọng của tình huống.

Nguyễn Minh Châu là nhà văn luôn có ý thức sâu sắc về con đường sáng tạo nghệ thuật của mình. Chính vì vậy mà khi sáng tác ông rất quan tâm và chú trọng đến việc sáng tạo tình huống (hay còn gọi là tình thế). Theo Nguyễn Minh Châu, tình thế “Đó là sự tác động qua lại giữa con người với hoàn cảnh. Những nhà văn có tài là những người có tài tạo ra những tình thế xảy ra truyện vừa rất cá biệt vừa mang tính phổ biến, hoặc tượng trưng. Có những nhà văn lại cố tình đưa nhân vật vào những va chạm bình thường hàng ngày, những tình thế giao tiếp bình thường hàng ngày, ai cũng đã nhiều lần

Luận văn thạc sĩ Trần Thị Thái

92

trải qua và cái tình thế xảy ra truyện lại nằm trong tâm trạng, tính cách của nhân vật” [37, 324]. Và nhà văn cũng đặc biệt nhấn mạnh vai trò của tình huống trong tác phẩm. Một tình thế hay sẽ quyết định trực tiếp đến sự hình thành tác phẩm văn học mà cụ thể là đối với truyện ngắn. “Với truyện ngắn và với một tác giả có kinh nghiệm viết, tôi nghĩ rằng đôi khi người ta nghĩ ra được một cái tình thế xảy ra câu chuyện thật hay, thế là coi như xong một nửa

[37, 320].

Nguyễn Minh Châu quan niệm rằng “Tình thế truyện không cần đến những mâu thuẫn gay gắt như kịch, nhưng nó là cái cớ chắc chắn, hết sức cụ thể và mang tính riêng, ở đó cốt truyện và nhân vật nương tựa vào để thực hiện đắc lực tất cả ý định của tác giả. Ví như một cây cọc vững chắc để cho một cây bí leo lên mà ra hoa trái” [37, 321]. Với Nguyễn Minh Châu, tình huống truyện phải vừa mang tính chất cá biệt lại vừa mang tính phổ biến. Ông đã có một cách so sánh khá độc đáo. Ông ví tình thế truyện như “một cây cọc vững chắc” còn cốt truyện và nhân vật là một cây bí leo lên cái cọc ấy mà “ra hoa trái”. Tình thế là một chỗ dựa vững chắc cho cốt truyện và nhân vật nương tựa và phát triển. Nhờ có tình thế mà cốt truyện và nhân vật truyền tải được tư tưởng của tác phẩm tới người đọc một cách cụ thể, rõ ràng mà cũng không kém phần sâu sắc. Nguyễn Minh Châu không thể hiện cuộc đời con người, nhân vật ở mọi lúc, mọi nơi trong mọi hoàn cảnh, mà ông đã “chọn trong cái dòng đời xuôi chảy một khoảnh khắc thời gian mà ở đó cuộc sống đậm đặc nhất, chứa đựng nhiều ý nghĩa nhất, một khoảnh khắc cuộc sống, với một vài sự việc diễn biến sơ sài và cũng bình thường thôi (hoặc có thể dồn dập và không bình thường) nhưng bắt buộc con người ở vào một tình thế phải bộc lộ ra cái phần tâm can nhất, cái phần ẩn náu sâu kín nhất, thậm chí có khi đó là cái khoảnh khắc chứa cả một đời người, một đời nhân loại” [37, 313]. Nguyễn Minh Châu đặc biệt chú ý đến cái phần sâu kín bên trong tâm hồn con người chỉ thông qua một khoảnh khắc đậm đặc nhất trong cuộc đời con người. Và từ đó ông khái quát lên những vấn đề có ý nghĩa xã hội lớn lao.

Luận văn thạc sĩ Trần Thị Thái

93

Để làm được điều đó, Nguyễn Minh Châu luôn luôn có ý thức đưa con người vào những tình huống đời thường .

Trước năm 1975, tình huống đặt ra trong sáng tác của Nguyễn Minh Châu có thể nói là không có gì đặc biệt. Nhân vật thường được ông đặt vào các tình huống giao tranh căng thẳng giữa cái chung và cái riêng, giữa sự sống và cái chết, để rồi cuối cùng phẩm chất anh hùng trong mỗi con người bao giờ cũng chiến thắng và nổi trội lên trên hết. Tình thế có ý nghĩa như là sự thử thách của hoàn cảnh để từ đó con người bộc lộ hành động và bản chất của mình.

Từ sau năm 1975, thực tiễn văn học đã chứng minh rằng cái gây nên sự hấp dẫn lôi cuốn ở trong văn xuôi nói chung và truyện ngắn nói riêng không phải là ở những tình huống ly kỳ. Chính vì vậy mà ở giai đoạn này, Nguyễn Minh Châu đã hướng ngòi bút của mình vào đời thường để khai thác nhiều loại tình huống khác nhau, đi vào chiều sâu tâm hồn con người với những tâm tư tình cảm, diễn biến tâm lý phức tạp. Tình huống truyện của Nguyễn Minh Châu dường như không có những mâu thuẫn gay gắt, lên đến đỉnh điểm như trong kịch. Thế nhưng nó lại buộc nhân vật phải sống trong suy nghĩ, dằn vặt.

Quan niệm về tình huống của Nguyễn Minh Châu được thể hiện rõ trong sáng tác của ông thông qua một vài dạng tình huống tiêu biểu như: Tình huống tự nhận thức trong Bức tranh, Dấu vết nghề nghiệp, tình huống thắt nút trong Cơ lau, Mảnh đất tình yêu, Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành, tình huống tương phản trong Hương và Phai, Mẹ con chị Hằng, tình huống luận đề trong Chiếc thuyền ngoài xa

Trong Bức tranh có hai cuộc gặp gỡ cũng chính là hai tình huống của tác phẩm. Tình huống đầu tiên là cuộc gặp gỡ thật tình cờ trong chiến tranh giữa nhân vật tôi- người hoạ sĩ và người lính. Trong cuộc gặp gỡ này, bằng hành động cụ thể của người lính là giúp người hoạ sĩ đưa tranh qua dòng lũ lớn đã làm phát lộ vẻ đẹp cao cả của tâm hồn người lính. Và rồi sau cuộc gặp gỡ ấy, hai người lại tiếp tục con đường của riêng mình. Người đọc có cảm giác câu chuyện tưởng như đã chấm dứt ở đây. Thế nhưng, sau chiến tranh

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Luận văn thạc sĩ Trần Thị Thái

94

người hoạ sĩ lại rơi vào một tình huống khác. Cuộc gặp gỡ hoàn toàn bất ngờ lần hai đã làm đảo lộn cuộc sống vốn đang rất bình yên của người họa sĩ. Người hoạ sĩ gặp lại người lính năm xưa, khi bây giờ anh là chủ một quán cắt tóc. Trong cuộc gặp gỡ này với thái độ dửng dưng như cố tình không quen biết của người thợ cắt tóc đã làm cho lương tâm của người hoạ sĩ dằn vặt, day dứt. Trước sự im lặng của người lính năm xưa, câu chuyện tưởng như không có bất kỳ một biến cố nào. Nhưng thực ra xung đột truyện lại đang lặn vào bên trong- trong tâm hồn người họa sĩ mỗi lúc một dữ dội hơn. Người hoạ sĩ với những dằng xé nội tâm gay gắt và ý thức về tội lỗi của mình. Người hoạ sĩ phải đối mặt với lương tâm để tự nhận thức những sai lầm của mình. Và bản thân người hoạ sĩ cũng không thể tha thứ cho chính những hành động trước kia của mình. Đây chính là điểm rất thành công trong nghệ thuật tạo dựng tình huống của Nguyễn Minh Châu.

Trong Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành, suốt một thời tuổi trẻ Quỳ đã đi tìm cho mình một thánh nhân trong cuộc đời, vô tư chia tay người yêu – trung đoàn trưởng Hòa, chỉ vì đôi bàn tay lúc nào cũng dấp dính mồ hôi của anh. Câu chuyện tưởng là bình thường như vậy nhưng nhà văn lại đưa Quỳ vào một tình huống thật đặc biệt. Nhà văn đã để cho Hòa – người yêu của chị hy sinh trong một trận đánh. Để rồi sau cái chết của người yêu chị mới nhận ra rằng chị yêu anh đến nhường nào. Chị sống trong đau đớn, dằn vặt. Và chính cái chết của người yêu cũng đã làm thay đổi cách suy nghĩ của chị. Chị hiểu ra trên đời không có thánh nhân, mỗi người bằng những việc làm của mình sẽ góp phần làm đẹp hơn cuộc sống. Đây là một sự nhận thức đúng đắn của một con người đầy trách nhiệm với đời.

Tình huống trong truyện Nguyễn Minh Châu dường như không có những mâu thuẫn quá gay gắt, lên đến mức đỉnh điểm, nhưng nó lại buộc nhân vật phải sống trong những suy nghĩ, dằn vặt. Chính vì vậy mà tình huống truyện của Nguyễn Minh Châu cũng trở nên độc đáo hơn, sâu sắc hơn. Đặt nhân vật vào những tình huống có tính cá biệt, Nguyễn Minh Châu chủ yếu đi phân tích cái thế giới bên trong con người làm nổi bật lên cái phong

Luận văn thạc sĩ Trần Thị Thái

95

phú, phức tạp của đời sống con người. Việc tạo ra nhiều tình huống khác nhau, nhà văn muốn hướng tới thể hiện một cuộc sống toàn diện. Đồng thời cũng thể hiện những tư tưởng của nhà văn mà ông muốn gửi đến với chúng ta, với bạn đọc.

Một phần của tài liệu Những đóng góp của Nguyễn Minh Châu trong quá trình đổi mới của văn học Việt Nam hiện đại T (Trang 92)