KỂ TÊN NHỮNG ĐỒ VẬT

Một phần của tài liệu Ebook Những hoạt động dạy trẻ tự kỷ Phần 2 - Éric Schopler, Margaret Lansing, Leslie Waters (Trang 51)

Khả năng bằng lời, từ vựng, 2 - 3 tuổi

KỸ NĂNG NHẬN THỨC, NGÔN NGỮ THỤ CẢM, 2 - 3 TUỔI KỸ NĂNG NHẬN THỨC, SẮP XẾP CÙNG LOẠI, 2 - 3 TUỔI CẢM NHẬN THỊ GIÁC, 1 - 2 TUỔI

KỸ NĂNG NHẬN THỨC, ĐỌC, 6 - 7 TUỔI (KHÔNG BẮT BUỘC)

Mục đích: Cải thiện khả năng bộc phát trả lời những câu hỏi và nêu tên các đồ vật.

Dụng cụ: Đồ vật thường dùng ở nhà nhóm lại từng loại (ví dụ, đồ ngon để ăn: táo, chuối, khoanh

bánh ngọt và bánh bít quy)

Tiến trình:

- Khi trẻ có khả năng xác định những đồ vật cùng một loại hoặc trẻ chỉ hoặc trẻ đi tìm những đồ vật đó (xem bài tập 175), bạn bắt đầu dạy trẻ xác định những đồ vật đó một cách biểu cảm. (Chủ yếu bạn theo dõi cùng phương pháp mà bạn sử dụng để xác định thụ cảm những đồ vật)

- Bạn để rải rác những đồ vật ở mọi nơi xung quanh phòng mà trẻ có thể thấy chúng rõ ràng từ nơi trẻ ngồi với bạn. Bạn hỏi “Con, cái gì để ăn?”. Bạn nhấn mạnh rõ ràng loại đó.

- Lúc đầu, trẻ có thể chỉ hoặc đi tìm đồ vật vì đó là công việc của bài tập trước. Lần này, bạn ngăn chặn trẻ đứng dậy để tìm đồ vật. Khi trẻ chỉ đồ vật thích hợp, bạn nói “Con ơi, cái gì đây?”. Chính bạn nêu tên đồ vật một số lần và cho trẻ lặp lại từ đó.

- Vì đa số những từ này sẽ khó đối với trẻ, bạn nên mong đợi những câu trả lời không đầy đủ. Càng lúc bạn tiếp tục bài tập, bạn khuyến khích trẻ nói một cách chính xác hơn.

- Nếu trẻ không tìm tất cả những đồ vật cùng một loại, bạn gây sự chú ý của trẻ trên những đồ vật còn lại và tiếp tục cùng một tiến trình.

- Khi bạn gia tăng nhiều loại mà trẻ có thể xác định một cách biểu cảm và thụ cảm, trẻ bắt đầu học sự phân biệt giữa “Ở đâu có cái gì màu xanh?” trẻ phải chỉ, và “Cái gì màu xanh?” trẻ phải nêu tên.

209 - HIỂU CÂU

Khả năng bằng lời, biểu cảm, 2 - 3 tuổi

KỸ NĂNG NHẬN THỨC, NGÔN NGỮ THỤ CẢM, 2 - 3 TUỔI KỸ NĂNG NHẬN THỨC, ĐỌC, 6 - 7 TUỔI (KHÔNG BẮT BUỘC) KỸ NĂNG NHẬN THỨC, SẮP XẾP CÙNG LỌAI, 2 - 3 TUỔI

Mục đích: Dùng những câu có cấu trúc đơn giản một cách biểu cảm.

Mục tiêu: Nhìn hình ảnh và mô tả hình ảnh bằng một câu 3 hoặc 4 từ gồm chủ từ và động từ. Dụng cụ: Tờ giấy cứng lớn, hình ảnh người đang làm những việc thường ngày (ví dụ, chạy, đi,

Tiến trình:

- Bạn chia tờ giấy cứng làm đôi, phân nửa với tựa đề “AI” và phân nửa với tựa đề “LÀM CÁI GÌ”. Bạn để tờ giấy cứng này trên bàn trước mặt trẻ. Bạn chuẩn bị một lô hình với ba ví dụ của một người đang hoạt động (ví dụ 3 hình ảnh một người đang đi).

- Nếu bạn cũng sử dụng bài tập này để đọc, bạn viết vào mỗi hình điều tương ứng.

- Chỉ cho trẻ một hình và mô tả hành động. Bạn nói “Con nhìn này, người đàn ông đi”. Đặt hình đó phía trên tờ giấy cứng khi bạn chắc chắn là trẻ nhìn hình.

- Bạn lấy tiếp một hình khác cùng hoạt động (chú ý nhân vật phải cùng giới tính với hình) và đặt hình đó phía bên “AI” của tờ giấy cứng.

- Hướng sự chú ý của trẻ về phía hình thứ hai và nói “Con nhìn này, ai?”. Cố gắng cho trẻ nói “người đàn ông”. Nếu trẻ không trả lời, hướng sự chú ý của trẻ về phía hình thứ nhất và lặp lại câu “người đàn ông đi”, rồi hướng sự chú ý của trẻ vào hình thứ hai và lặp lại câu đó. Sau đó bạn nói “Ai? Người đàn ông”.

- Lặp lại tiến trình đó với hình thứ ba và phía bên “LÀM CÁI GÌ” của tờ giấy cứng. Bạn hỏi trẻ “Ông đó làm gì?”. Sau cùng cho trẻ phối hợp hai ý để làm một câu.

- Lặp lại tiến trình đó với những hoạt động khác đơn giản như chạy, leo lên ngựa, lái xe hơi, bơi hoặc nhảy. (Bạn đảm bảo là trẻ biết họat động và giới tính của 3 nhân vật trên hình được dễ dàng nhận biết.)

210 - KÍCH CỠ

Khả năng bằng lời, từ vựng, 3 - 4 tuổi

KỸ NĂNG NHẬN THỨC, NGÔN NGỮ THỤ CẢM, 2 - 3 TUỔI

Mục đích: Phát triển cách dùng chính xác tính từ và cải thiện sự hiểu biết khái niệm kích cỡ. Mục tiêu: Nói hoặc chỉ “lớn” hoặc “nhỏ” để trả lời câu hỏi “Kích cỡ này bao nhiêu?”

Dụng cụ: Hai đồ vật giống nhau với kích cỡ khác nhau (ví dụ hình khối hoặc hạt chuỗi) Tiến trình:

- Khi trẻ có khả năng cảm thụ những đồ vật theo kích thước của chúng, bạn bắt đầu yêu cầu trẻ xác định một cách biểu cảm kích cỡ của đồ vật. Bạn đặt 2 hình khối kích cỡ khác nhau rõ ràng trên bàn, trước mặt trẻ và nói: “Cho cô cái lớn”. Nếu trẻ đưa cho bạn cái lớn hơn. Bạn nói “Giỏi lắm, cái lớn”. Rồi chỉ cho trẻ hình khối bạn hỏi: “Kích cỡ thế nào?”. Những lần đầu bạn phải tự trả lời. Bạn nói “Con nhìn, nó lớn; bây giờ con nói nó lớn”. Kích thích trẻ chỉ hoặc nói từ đó thật nhiều.

- Thưởng trẻ ngay khi trẻ có khuynh hướng nói từ đó.

- Để trẻ không cảm thấy lúng túng, bạn tiếp tục dạy trẻ cảm thụ về lớn và nhỏ nhưng chỉ làm việc cùng lúc với khái niệm biểu cảm cho tới khi trẻ học cả hai từ lớn nhỏ. Rồi bạn tiếp tục hỏi trẻ xác định 2 khái niệm một cách xen kẻ.

Một phần của tài liệu Ebook Những hoạt động dạy trẻ tự kỷ Phần 2 - Éric Schopler, Margaret Lansing, Leslie Waters (Trang 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)