7– HÀNH VI PHÁ HỦY

Một phần của tài liệu Ebook Những hoạt động dạy trẻ tự kỷ Phần 2 - Éric Schopler, Margaret Lansing, Leslie Waters (Trang 91)

Vấn đề: Bất thình lình ra khỏi bàn trong giờ ăn.

Bối cảnh tổng quát: Bé trai 4 tuổi rưỡi, phối hợp tốt và rất tích cực. Trẻ hiểu những câu ngắn

nhưng rất lo ra và tích cực nghe những lời giải thích. Những bữa ăn gia đình thường xuyên bị quấy rầy bởi hành vi của trẻ. Trẻ lấy thức ăn trong các dĩa khác, thường xuyên đứng dậy và chạy đi rồi trở lại để lấy thức ăn. Cha mẹ trẻ đã đét đít, rầy la trẻ, đã thảo luận và thử cột trẻ vào ghế. Phương pháp sau cùng này đã gây cho trẻ sự tức giận.

Phân tích: Trẻ chịu trách nhiệm về sự căng thẳng thường xuyên trong bữa ăn hoặc bởi sự thấy

trước hành vi xấu hoặc bởi sự cắt đứt do trẻ gây ra. Trẻ là trung tâm cảnh cũng rất vui vì lợi ích tiêu cực cũng như lợi ích tích cực. Để bẻ gãy vòng này bạn chỉ phải chú ý đến trẻ khi trẻ hành động tốt và giữ thức ăn lại khi trẻ không muốn ngồi vào bàn và ăn trong dĩa của trẻ.

Mục tiêu: Dạy trẻ ngồi ở bàn trong giờ ăn. Can thiệp:

- Điều quan trọng nên nhớ là bạn phải thưởng hành vi tốt bằng cách bạn thích thú với hành vi đó và khen trẻ, trong khi đó bạn đừng để ý gì đến hành vi xấu.

- Cho trẻ ngồi vào vị trí mà trẻ không thể với tới dĩa khác ngoài dĩa của trẻ. Khi trẻ đứng lên, bạn hoàn toàn đừng để ý, đừng nhắc nhở trẻ và cũng đừng nhìn trẻ. Khi trẻ trở lại và ngồi xuống, bạn nhìn trẻ, mỉm cười và nói “Giỏi, chúng ta cùng ngồi ăn”.

- Nếu trẻ thử lấy thức ăn, không ngồi xuống, bạn không bàn luận. Bạn để dĩa trẻ xa ra, vào chính giữa bàn và chỉ trả dĩa cho trẻ khi trẻ ngồi xuống.

- Khi gia đình ăn xong (khoảng sau 20 phút), bạn thu dọn thức ăn. Bạn không cho trẻ phần ăn nhanh sau bữa ăn ngoài trừ sữa hoặc nước trái cây. Trẻ phải chờ bữa ăn kế tiếp để ăn vì thế phương pháp này sẽ hiệu nghiệm.

- Bạn ghi nhận số lần trẻ rời khỏi bàn. (hình 10.5)

Ngày Bữa ăn Số lần rời khỏi bàn

Bữa ăn qua loa được cho sau

Bữa ăn sáng Táo

10.5 - Bảng liên quan đến việc trẻ ra khỏi bàn trong bữa ăn.

B - 8 – LẶP LẠI

Bối cảnh tổng quát: Bé gái đờ đẫn 8 tuổi, hành động khờ khạo nhẹ nhưng có trí nhớ tốt về thói

quen và có khả năng tự đọc cao hơn tuổi của trẻ. Dù việc đọc của trẻ như thế nhưng sự hiểu về ngôn ngữ rất chậm. Trong khi xem truyền hình, họat động yêu thích của trẻ là xé và nhai những mảnh giấy, nhựa, chỉ của trường kỷ, v.v… Ở ngoài vườn, trẻ cho vào miệng cọng cây, hoa hoặc lá. Những bữa ăn gia đình bị quấy rầy bởi thói quen của trẻ lấy đá trong ly để nhai. Trẻ hoàn toàn bị xáo trộn khi những thói quen của trẻ bị cắt đứt. Những thói quen kiên trì của trẻ rất khó để thay đổi. Ta thử rầy trẻ, đánh trẻ, nhốt trẻ trong phòng, khen trẻ khi trẻ không nhai mà không thành công. Trẻ hiểu luật và ngưng khi ta nói với trẻ, nhưng trẻ chóng quên khi trẻ ở trước truyền hình hoặc chơi bên ngoài.

Phân tích: Trẻ có thể đừng nhai đồ vật khi ta gợi ý với trẻ, nhưng không có sự khích động của mẹ,

trẻ trở nên vô thức về những gì trẻ làm. Hành vi này chứa đựng nguy hiểm với lý do những quả mọng có chất độc và những chất phun hóa học trong vườn. Trẻ cần sự nhắc lại luật “không ở miệng” khi mẹ trẻ vắng. Khả năng đọc của trẻ có thể dùng cho sự nhắc lại bằng mắt.

Mục tiêu: Dạy trẻ đừng nhai đồ vật không có sự khích động của mẹ.

Can thiệp: Chúng ta bắt đầu dạy trẻ đọc tờ bìa cứng có nội qui cho phép trẻ kiểm soát xung năng

của trẻ. Khi trẻ hiểu bạn muốn trẻ đọc nội qui, hơn là nghe bạn đọc, bạn có thể dùng phương pháp này trong một loạt trường hợp khác nhau.

Giai đoạn 1: Trong những buổi làm việc, bạn bày trước mặt trẻ một ly nước đá và một cái thìa.

Bạn để trước ly bìa cứng có ghi “Dùng thìa để gấp đá”. Khi trẻ quên và dùng bàn tay lấy đá, bạn không nói gì hết nhưng lấy ly ra nhanh chóng và ném hết đá. Bạn chỉ bìa cứng và bảo trẻ đọc trên bìa cứng. Bạn giải thích “Con đã quên nội qui; chúng ta sẽ làm lại sau”. Bạn cho trẻ cơ hội khác sau 5 đến 10 phút.

Giai đoạn 2: Trong những buổi làm việc, bạn để gần trẻ dụng cụ trẻ thích nhai. Bạn đặt bên cạnh

bìa cứng có ghi “Không bỏ vào miệng con”. Bạn giải thích nếu trẻ nhớ lại nội qui trong 10 phút trẻ sẽ được kẹo cao su. Đừng nhắc lại bằng lời, nhưng hãy sẵn sàng lấy lại phần thưởng kẹo cao su nếu trẻ quên.

Giai đoạn 3: Ở dưới màn hình của máy truyền hình, bạn dán bìa cứng có ghi “Không bỏ vào miệng

con”. Đừng khích động bằng lời. Bạn quan sát trẻ và mỗi lần trẻ quên và bỏ cái gì trong miệng, bạn đi nhẹ về máy truyền hình và tắt máy trong vài phút. Bạn chỉ bìa cứng và lắc đầu. Bạn đừng rầy la, và đừng nói gì hết để dỗ dành trẻ khi trẻ bị xáo trộn và nổi cáu.

B - 9 – LẶP LẠI

Vấn đề: Câu hỏi kiên trì theo loại “mấy giờ rồi?”, không để ý đến câu đáp hoặc tình huống.

Bối cảnh tổng quát: Một bé trai 10 tuổi béo phì và đờ dẫn thường có những hoạt động khờ khạo

nhẹ. Trẻ quan tâm nhiều đến những ngày sinh nhật, số điện thoại, bảng số xe và giờ với trí nhớ tuyệt vời. Những câu hỏi về giờ của trẻ là những câu hỏi thường xuyên nhất và quấy rầy nhiều nhất trong số những câu hỏi kiên trì của trẻ. Trẻ sẽ hỏi giờ ngay cả khi trẻ ngồi trước đồng hồ và có thể đọc được giờ thoải mái. Những cố gắng đã qua để giảm bớt hành vi này bao gồm: trả lời câu hỏi, không để ý đến câu hỏi, quay lưng đi, cho ra khỏi phòng, bảo trẻ im.

Phân tích: Những phương pháp trước không hiệu quả, có thể do trẻ không đặt một câu hỏi thật sự.

Trẻ đã biết câu trả lời. Trẻ nói ra bằng lời một suy nghĩ kiên trì và trả lời hoặc việc thiếu câu trả lời của người lớn cũng không quan trọng. Bảo trẻ im càng tăng thêm sự tự chủ của trẻ đã được phát triển. Sự tự chủ có thể được dạy cho trẻ bằng cách sử dụng nội qui cụ thể “con ngậm miệng lại”,

Mục tiêu: Giảm câu hỏi kiên trì trong những buổi làm việc. Can thiệp:

- Bạn bắt đầu bằng cách dạy trẻ “giữ miệng ngậm lại” trong một số thời gian làm việc. Cho trẻ một công việc không lời không khó, như kết hợp hình khối với một con số.

- Bạn đặt 6 thẻ trên bàn gần cái tách. Mỗi lần trẻ kết hợp một hình khối với môt con số, bạn khen trẻ và để một thẻ vào tách.

- Khi trẻ đặt câu hỏi cũ của trẻ “mấy giờ rồi?”, bạn nói “con ngậm miệng lại”, lắc đầu và mím môi lại. Bạn lấy thẻ từ tách ra và tỏ vẻ không hài lòng.

- Bạn ra hiệu cho trẻ tiếp tục làm việc và lại bỏ thẻ vào tách mỗi khi trẻ kết hợp một hình khối với một con số, bạn khen trẻ.

- Mỗi khi trẻ đặt câu hỏi, bạn lấy thẻ ra. Nếu bạn nhìn đồng hồ và sẵn sàng đặt câu hỏi, bạn ra hiệu báo, chỉ vào thẻ và mím môi lại.

- Bạn đừng rút thẻ lại khi trẻ kiểm soát được ý muốn đặt câu hỏi của trẻ.

- Khi bài tập được chấm dứt và tất cả thẻ ở trong tách, bạn hỏi trẻ “Mấy giờ rồi?” và để trẻ trả lời. Mục đích của bạn là dạy trẻ có một thời gian mà trẻ có thể đặt câu hỏi và một thời gian mà trẻ không thể đặt câu hỏi.

Một phần của tài liệu Ebook Những hoạt động dạy trẻ tự kỷ Phần 2 - Éric Schopler, Margaret Lansing, Leslie Waters (Trang 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)