Khả năng bằng lời, biểu cảm,1 - 2 tuổi
KỸ NĂNG NHẬN THỨC, NGÔN NGỮ THỤ CẢM, 1 -2 TUỔI
Mục đích: Tăng ngôn ngữ biểu cảm và khả năng giao tiếp. Mục tiêu: Kể tên mỗi thành viên trong gia đình không trợ giúp
Dụng cụ: Hình của mỗi thành viên thân thuộc trong gia đình và những con thú kèm theo (chú ý sao
cho mỗi người hoặc con thú được nhận biết rõ ràng trên hình)
Tiến trình:
- Bạn chỉ đưa cho trẻ mỗi lần một hình. Bạn chỉ tấm hình, bạn bảo đảm trẻ nhìn hình và bạn nói “Má, đây là má”. Sau đó bạn nói “Ai đây con ? Đó là…”. Bạn thử để trẻ nói tiếp. Nếu trẻ lúng túng, cho trẻ quan sát miệng bạn trong khi bạn lặp lại từ đó chậm chậm. Rồi bạn giúp trẻ nói từ đó bằng cách dùng tay bạn giúp trẻ nói từ đó với cái miệng.
- Lặp lại tiến trình cho tới khi trẻ nhận định được hình thứ nhất ít nhất liên tiếp 5 lần không trợ giúp. Sau đó bạn thêm hình thứ hai.
- Lúc đầu bạn xen kẻ 2 hình một cách đều đặn nhưng dần dần bạn trộn lẫn những hình để cho trẻ không khám phá được cơ cấu.
- Khi trẻ nhận định được 2 hình ít nhất 5 lần không trợ giúp, bạn chỉ chính người đó và lặp lại câu hỏi (bạn chỉ lại hình đó nếu trẻ cần sự kích động).
- Khi trẻ học được 2 tên, bạn thêm vào tên những thành viên khác trong gia đình cùng một cách đó. Bạn bảo trẻ nói tên những người mà trẻ biết khi trẻ gặp những người ấy trong suốt một ngày.
201 – HÁT
Khả năng bằng lời, luyện âm,1 2 tuổi
CẢM NHẬN THÍNH GIÁC, 1 -2 TUỔI BẮT CHƯỚC ÂM THANH, 1 - 2 TUỔI
Mục đích: Cải thiện khả năng luyện âm và phát triển sự hiểu âm giọng. Mục tiêu: Thay đổi âm và uốn giọng bằng cách hát với người khác. Dụng cụ: Không có.
Tiến trình:
- Bạn ngồi dưới đất với trẻ và bắt đầu hát một bài hát đơn giản. Bạn làm cử chỉ và thay đổi cung giọng thường xuyên trong lúc hát để trẻ phân biệt tiếng hát với lời nói thường ngày. Với bàn tay và biểu lộ trên gương mặt, bạn làm cho trẻ hiểu rằng hát rất vui. Khi bạn thấy trẻ quan tâm đến bạn khi bạn hát, bạn lôi cuốn trẻ cùng hát.
- Ví dụ bạn có thể hát “Đi học về là đi học về” và vỗ trên tay trẻ những lúc phù hợp với bài hát.
- Khi trẻ bắt đầu tham gia trên bình diện vận động, thỉnh thoảng trong lúc hát bạn ngập ngừng, bạn sờ miệng trẻ để trẻ biết giúp bạn hát. Bạn bảo đảm trẻ quan sát miệng bạn trong khi bạn phát những âm thanh thật chậm. Bạn cũng có thể hướng dẫn miệng trẻ nhờ bàn tay của bạn.
- Một bài hát hay khác là “Con cò bé bé”. Lúc đầu bạn nhấn mạnh cách luyện giọng trong lúc hát. Khi trẻ quen với bài tập, bạn bảo trẻ dần dần có những phản ứng rõ nét hơn. Về sau bạn động viên trẻ bắt chước bạn thay đổi cung giọng và cường độ.
202 - THÊM NỮA
Khả năng bằng lời, từ vựng,1 - 2 tuổi
XÃ HỘI HÓA, TƯƠNG TÁC CÁ NHÂN, 1 - 2 TUỔI
Mục đích: Phát triển khái niệm “thêm” và cải thiện sự xã hội hóa. Mục tiêu: Xin thêm một vật được yêu thích, không trợ giúp. Dụng cụ: Bánh kẹo hoặc tất cả đồ vật trẻ muốn nhận thêm. Tiến trình:
- Bạn lấy một số lượng đồ vật quan trọng mà bạn biết trẻ thích và đặt chúng trên bàn trước mặt trẻ. Bạn đừng để trẻ lấy phần thưởng ngay, nhưng bạn giữ trẻ ngồi trong một thời gian ngắn.
- Khi bạn nắm bắt sự chú ý của trẻ, bạn cho trẻ một phần thưởng. Sau đó bạn hỏi trẻ “Con có muốn thêm nữa không?”. Bạn nhấn mạnh rõ ràng từ “thêm nữa” và lặp lại câu hỏi. Chỉ cho trẻ cử chỉ tương ứng với từ “thêm nữa” hoặc lặp lại từ đó nhiều lần.
- Nếu trẻ thử đạt được phần thưởng mà không làm phản ứng được mong đợi, bạn lấy lại phần thưởng và lặp lại câu hỏi một lần nữa. Đừng để trẻ có phần thưởng quá lâu khi trẻ chưa hiểu được âm thanh hoặc dấu hiệu. Khi trẻ có cố gắng tốt, bạn cho trẻ phần thưởng và nói “Đúng rồi
- Lặp lại tiến trình cho tới khi không còn phần thưởng. Bài tập này có thể lặp lại mỗi ngày cho tới khi trẻ xin thêm nữa mà không cần kích thích về phía bạn.
- Tuy nhiên bạn chú ý, có thể trẻ bắt đầu xin thêm tất cả những gì trẻ muốn khi trẻ hiểu thấu khái niệm. Bạn phải phản ứng về khả năng mới này một cách hợp lý và hiểu biết.