Vấn đề: Lay vật dụng một cách kích động trước khi nghe lệnh hoặc chuẩn bị giải pháp.
Bối cảnh tổng quát: Bé trai 6 tuổi có hành vi hầu như bình thường nhưng hơi chậm về ngôn ngữ
cảm thụ và biểu cảm. Là một trẻ hợp tác muốn thành công, trẻ luôn vội vã bắt đầu công việc, không có thời gian nghe và suy nghĩ. Dù ta tập cho trẻ để tay dưới bàn khi ta giải thích, trẻ không chú ý được những gì ta nói cũng không suy nghĩ được giải pháp trước khi bắt đầu. Hành vi hấp tấp này trái ngược với tiến bộ của trẻ trong những bài học ngôn ngữ cảm nhận và cũng gây khó khăn tại nhà khi ta giải thích bằng lời cho trẻ thực hiện.
Phân tích: Trẻ rất năng động muốn thành công nhưng trẻ không để ý đến việc cần thiết là phải
nghe kỹ, phối hợp thông tin và thiết lập giải pháp trước khi tiến hành. Bảo trẻ “đợi”, “nghe” và “suy nghĩ” không cải thiện được sự làm chủ bản thân. Mỗi lần trẻ sao lãng lắng nghe và suy nghĩ, trẻ phải rút kinh nghiệm thất bại. Sự nản lòng ngay này dạy trẻ kiểm tra sự chú ý của chính trẻ.
Mục tiêu: Lắng nghe, chờ đợi và làm dàn bài trước khi nắm bắt một đồ vật. Can thiệp:
- Bạn đặt 4 tách bằng bìa cứng và dán dưới đáy mỗi tách một hình ảnh tượng trưng một cấu trúc ngôn ngữ mà bạn dạy (bé trai chạy, bé trai nắm bắt, chó chạy, chó sủa).
- Lật tách lên và xếp tất cả theo hàng.
- Bạn đặt một đồng xu dưới tách khi trẻ không nhìn (hình 10.7). Bây giờ bạn hỏi trẻ đồng xu được giấu ở đâu bằng cách chỉ hình ảnh “ con chó chạy”. Nếu trẻ lật tách đó thì trẻ nhận được đồng xu. Nếu trẻ lật tách khác thì trẻ không nhận gì hết. Bạn bảo trẻ có thể làm lại.
- Bạn tiếp túc bằng cách này cho đến khi trẻ nhận được 5 dồng xu.
- Bạn đừng bảo trẻ lắng nghe và chờ đợi. Mục đích của bạn là làm cho trẻ hiểu điều đó cần thiết nếu trẻ muốn tìm được đồng xu.
Hình 10.7 – Bốn tách, hình ảnh và phần thưởng được giấu VÍ DỤ NGẮN VỀ VIỆC CAN THIỆP TRÊN HÀNH VI
B – 14 TỰ HỦY HOẠI Hành vi: Tự đập đầu lên bàn. Hành vi: Tự đập đầu lên bàn. Can thiệp:
- Trẻ đập đầu khi trẻ giận. Đôi khi trẻ giận vì dụng cụ để trên bàn, đôi khi vì bạn bắt đầu trò chơi mới hoặc thay đổi nhẹ thói quen cách sắp xếp đồ vật, và đôi khi chúng ta không biết tại sao trẻ giận. Dù sao cũng phải chấm dứt hành động đập đầu để trẻ khỏi bị đau.
- Bạn ngồi cạnh trẻ trong lúc học. Khi trẻ nghiêng về phía trước và đập đầu, bạn kéo ngay ghế của trẻ ra phía sau để thân trẻ mất thăng bằng. Bạn giữ tư thế này từ 2 đến 5 giây. Sau đó bạn cho trẻ ngồi thẳng.
- Lặp lại tiến trình này mỗi lần trẻ tự đập đầu. Bạn đừng la trẻ và đừng nói với trẻ trong lúc ghế bị nghiêng.
Lý do thành công: Khi ghế bị nghiêng về phía sau, trẻ không thể dùng đầu vươn tới bàn và như
vậy sự đập đầu bị gián đọan ngay. Trẻ không thích bị mất thăng bằng, điều đó không làm trẻ hài lòng. Sau nhiều lần lặp lại, trẻ nhận ra ghế bị nghiêng vì trẻ tự đập đầu.Vậy trẻ bắt đầu hãm khuynh hướng của trẻ. Ta không nói vì trẻ không có khả năng ngôn ngữ thụ cảm.
B – 15 TỰ HỦY HOẠI Hành vi: Tự tát. Hành vi: Tự tát.
Can thiệp:
- Hành vi của trẻ tự tát có thể là một loại tính khí xấu.
- Vì trẻ không nói, bạn có thể đoán lý do tuyệt vọng của trẻ. Nhưng trẻ đỏ mặt và hành vi hình như tăng thêm nỗi lo hãi của trẻ.
- Khi trẻ bắt đầu, bạn đưa bàn tay ra, giữ má trẻ giữa bàn tay bạn và nói lớn tiếng “Không đánh”. Sau đó bạn thả trẻ ra và giúp trẻ bận rộn với dụng cụ bài học.
Lý do thành công: Giữ khuôn mặt trẻ lại sẽ ngăn cản trẻ tiếp tục tự tát. Lệnh nói lớn tiếng “không
đánh” làm trẻ giật mình và góp phần ngưng lại hành vi. Giúp trẻ ngay việc làm thủ công trên bàn, bạn giúp trẻ tạo thuận lợi hành vi xen kẻ, xung khắc với việc tự tát.
B – 16 HUNG BẠO Hành vi: Cắn. Hành vi: Cắn. Can thiệp:
- Khi trẻ đột ngột cắn bạn hoặc cắn một người nào khác gần trẻ, bạn đứng dậy ngay, nâng trẻ lên (nắm trẻ dưới cánh tay) và mang trẻ nhanh chóng đến ghế trong góc. Bạn đặt trẻ vào ghế quay mặt vào tường, sau đó bạn rời bỏ trẻ ngay không nói gì hết. Bạn không quan tâm tiếng khóc của trẻ. - Sau 10 đến 15 giây, bạn trở lại và đem trẻ quay lại bàn và tiếp tục làm việc coi như không có chuyện gì xảy ra.
- Bạn hãy nhớ: trẻ không hiểu tiếng nói của bạn, và cố gắng của bạn để la rầy trẻ, lý luận với trẻ hoặc đánh trẻ không có kết quả.
Lý do thành công: Mặc dù điều đó không làm trẻ đau, trẻ không thích sự nâng lên và sự di chuyển
đột ngột này. Sau nhiều lần lặp lại, trẻ hiểu điều đó chỉ xảy ra vì trẻ cắn người. Vì trẻ tập trung ngắn, điều quan trọng là đừng để trẻ ngồi lâu trên ghế đến nỗi trẻ quên tại sao trẻ ở đó. Sự di chuyển có hệ thống mỗi lần trẻ cắn là cơ bản cho sự thành công của tiến trình này.
B – 17 HUNG BẠO Hành vi: Kéo tóc. Hành vi: Kéo tóc. Can thiệp:
- Trẻ thật sự bị quyến rũ bởi tóc nhất là tóc dài. Có thể trẻ không để ý hành động kéo tóc làm đau người khác.
- Bạn giúp trẻ giảm hành vi này: 1/ gạt bỏ khả năng kéo tóc bằng cách cột tóc bạn sau gáy khi bạn làm việc với trẻ; 2/ chú ý khi trẻ ngồi trên đầu gối bạn hoặc sau lưng bạn và đưa bàn tay ra để ngăn cản trẻ kéo tóc bạn; 3/ dạy trẻ chơi vuốt ve cánh tay bạn như một phương pháp tốt để có sự tiếp xúc cơ thể với bạn.
Lý do thành công: Trẻ được kích động và kích thích quá mức bởi tóc để có thể tự kiểm soát,
nhưng khi tóc ít được với tới, trẻ không cố gắng hung bạo để đạt được tóc. Cùng lúc trẻ lấy làm vui khi tiếp xúc cũng như khi chú ý và trẻ học cách tương tác khi chơi trò chơi vuốt ve, vỗ tay và cù lét với người lớn.
B – 18 HÀNH VI PHÁ HỦY Hành vi: Tính khờ khạo. Hành vi: Tính khờ khạo. Can thiệp:
- Bạn không biết tính khờ khạo của trẻ: tiếng cười mạnh mẽ, cử chỉ lạ lùng và mỉm cười. Bạn giả vờ làm như không thấy chúng.
- Bạn tiếp tục bài tập nhưng lặp lại lệnh của bạn một cách đơn giản hơn.
- Bạn chỉ sử dụng một hoặc hai từ, dùng cử chỉ và khích động với động tác đúng bằng cách sờ cánh tay trẻ.
- Khen trẻ khi trẻ bắt đầu làm việc nhưng bạn rất bình tĩnh trong biểu lộ.
Lý do thành công: Khi trẻ cảm thấy mệt hoặc lúng túng trẻ biểu hiện điều đó bằng hành vi khờ
khạo. Ra lệnh đơn giản hơn và trợ giúp nhiều hơn để giảm rối loạn của trẻ và khuyến khích trẻ tiếp tục cố gắng. Việc giữ bình tĩnh và không để ý kích động của trẻ làm thụt chí hành vi này.