5 NGÀY TRONG TUẦN

Một phần của tài liệu Ebook Những hoạt động dạy trẻ tự kỷ Phần 2 - Éric Schopler, Margaret Lansing, Leslie Waters (Trang 61)

Khả năng bằng lời, biểu cảm, 5 - 6 tuổi

KỸ NĂNG NHẬN THỨC, NGÔN NGỮ THỤ CẢM, 3 - 4 TUỔI

Mục đích: Cải thiện ngôn ngữ biểu cảm và sự hiểu biết khái niệm thời gian. Mục tiêu: Kể những ngày trong tuần theo thứ tự.

Dụng cụ: Bảng hoạt động trong tuần (xem bài tập 224). Tiến trình:

- Khi trẻ có thể sử dụng đúng “hôm nay”, “ngày mai” và“hôm qua” (xem bài tập 224), bạn bắt đầu chỉ cho trẻ tên ngày.

-Bạn tiếp tục bài tập mà bạn đã sử dụng để dạy từ “hôm qua” và “ngày mai” nhưng bạn bắt đầu xen vào tên ngày. Ví dụ, bạn dẫn trẻ đến bảng và nói “Con nhìn, hôm nay là ngày thứ hai con sẽ đi học, con sẽ ăn xúc xích vào bữa cơm tối và con sẽ đi bơi”. Cho trẻ lặp lại những gì bạn vừa nói bao gồm cả ngày.

- Nếu trẻ quên ngày, bạn nói “Con chú ý hôm nay là ngày thứ hai. Hôm nay thứ mấy? Hôm nay là ngày thứ hai”. Thử cho trẻ nói tên ngày mỗi phần bài tập.

- Lặp lại tiến trình được sử dụng trong những bài tập trước và nói: “hôm qua đó là ngày chủ nhật. Con đã đi công viên và đã ăn bánh pizza”.

- Khi bạn hỏi trẻ về bảng, thỉnh thỏang đặt câu hỏi chỉ dùng tên ngày.Ví dụ, thay vì hỏi: “Hôm qua con làm gì?” bạn hỏi: “Hôm qua là chủ nhật, con đã làm gì ngày chủ nhật?”

- Sau mỗi lần lặp lại bài tập, bạn nêu tên 7 ngày trong tuần theo đúng thứ tự. Thử cho trẻ nói tên những ngày trong tuần với bạn.

- Lúc đầu bạn phải liên kết những ngày với khái niệm mà trẻ biết như “hôm qua”, “hôm nay” và“ngày mai”. Nhưng khi trẻ thành thạo, thỉnh thoảng bạn nhảy một ngày và hỏi trẻ sẽ làm gì trong ngày được nêu trong tuần.

VIII - TỰ LẬP

Đoạn này về tự lập trình bày những bài tập chuyên về dạy trẻ tự kỷ những khả năng cho phép trẻ tự tránh khó khăn một cách độc lập trong môi trường xung quanh của trẻ. Lĩnh vực quan trọng nhất trong đó những khả năng này phải phát triển là việc tự ăn, đi vệ sinh, tự tắm rửa, tự mặc. Vậy những bài tập tự lập này phải góp phần vào những thói quen hằng ngày về cách dạy ở nhà và ở trường.

Những tính chất đặc thù của tự kỷ mà những bài tập mô tả được cống hiến trong đoạn này bao gồm:

1/ sự lựa chọn được đánh dấu đối với một số thức ăn, có nghĩa là những khả năng tự nuôi sống sẽ được dạy dễ dàng hơn bằng cách dùng thức ăn được trẻ ưa thích.

2/ những khả năng ngôn ngữ kém, làm ngăn trở người dạy sử dụng ngôn ngữ để ra lệnh cho trẻ. Phải sử dụng cử chỉ và giải thích rõ ràng để nói với trẻ những gì chúng ta muốn trẻ làm.

3/ nhu cầu khẩn thiết đồng đều và ước muốn thói quen. Khi một thói quen đã đạt được, trẻ có thể có khó khăn thay đổi hoặc khái quát hóa trong tình huống mới.

4/ vận dụng bất thường về cách thức giác quan. Những phản ứng của trẻ về vị hoặc mùi, hoặc bị ướt, lạnh, đói, đau có thể mạnh mẽ ngoại lệ hoặc không hiện hữu.

5/ thời gian chú ý kém, điều đó đòi hỏi một cơ cấu và những chỉ dẫn bằng mắt hoặc bằng tai để làm cho trẻ thức tỉnh.

Những bài tập được trình bày trong chương này, được chọn như ví dụ về kỹ thuật dạy nhắm vào những tính chất đặc thù của tự kỷ. Chúng tôi cũng cho những ví dụ về những chỉ dẫn và những kích động cần thiết cho phép trẻ khái quát hóa từ tình huống này sang tình huống khác. Dù sự phát triển khả năng tự lập không thể đo được một cách thích hợp bởi test tâm lý giáo dục, điều quan trọng là đừng quên phân tích từng bài tập tùy theo sự phát triển, bằng cách tự bảo đảm không có thành phần bài tập nào vượt quá mức độ của trẻ trong loại chức năng này.

Một phần của tài liệu Ebook Những hoạt động dạy trẻ tự kỷ Phần 2 - Éric Schopler, Margaret Lansing, Leslie Waters (Trang 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)