TIẾNG ĐỘNG NGỌAI CẢNH

Một phần của tài liệu Ebook Những hoạt động dạy trẻ tự kỷ Phần 2 - Éric Schopler, Margaret Lansing, Leslie Waters (Trang 46)

Khả năng bằng lời, luyện âm,1 - 2 tuổi

KỸ NĂNG NHẬN THỨC, NGÔN NGỮ THỤ CẢM, 1 -2 TUỔI BẮT CHƯỚC ÂM THANH, 1 - 2 TUỔI

XÃ HỘI HÓA, TƯƠNG TÁC CÁ NHÂN, 1 - 2 TUỔI

Mục đích: Cải thiện luyện âm độc lập và phát triển khả năng trò chơi tốt hơn. Mục tiêu: Tự phát làm nhiều tiếng động khác nhau của con thú và của ngoại cảnh. Dụng cụ: Xe hơi, máy bay, chó nhồi bông, mèo nhồi bông

Tiến trình:

- Khi trẻ có thể bắt chước tiếng động các đồ vật không trợ giúp (xem bài tập 13), bạn dạy trẻ cảm thụ những âm thanh này và sử dụng nó một cách biểu cảm.

- Bạn để chó nhồi bông và chiếc xe trên bàn trước mặt trẻ và nói “con đưa cho cô cái gì mà nó kêu ủn-ủn-ủn…”. Nhấn mạnh âm thanh.

- Khi trẻ đưa cho bạn chiếc xe, bạn nói “giỏi lắm”, rồi bạn hỏi trẻ “xe kêu như thế nào?”. Kích động trẻ bằng cách bạn phát ra âm thanh nếu trẻ cần.

- Lặp lại bài tập với một cặp đồ vật thứ hai có tiếng động đặc biệt.(Chú ý những tiếng động này trẻ đã học bắt chước rồi).

199 - ĐỘNG TỪ

Khả năng bằng lời, từ vựng,1 - 2 tuổi

KỸ NĂNG NHẬN THỨC, NGÔN NGỮ THỤ CẢM, 1 -2 TUỔI

Mục đích: Phát triển sự hiểu biết và cách sử dụng động từ và tăng khả năng ngôn ngữ biểu cảm. Mục tiêu: Dùng đúng và một cách độc lập những động từ đơn giản.

Dụng cụ: Hình ảnh những người chăm lo công việc thường ngày. Tiến trình:

- Bạn ngồi vào bàn trước mặt trẻ, chỉ cho trẻ hình một người hòan tất một hành động rõ ràng và đơn giản mà trẻ nhận ra. Ví dụ bạn chỉ cho trẻ hình ảnh một người đi dạo hoặc chạy và nói “Con nhìn, người đàn ông chạy”. Bạn nhấn mạnh rõ ràng động từ để trẻ hiểu điều ta muốn nhấn mạnh trong bài học.

- Bạn lặp lại câu “người đàn ông chạy” nhiều lần, mỗi lần nhấn mạnh động từ rồi bạn hỏi lại trẻ “Người đàn ông làm gì?”

- Thưởng trẻ liền khi trẻ thử nói “chạy” hoặc nói từ gì gần với từ đúng.

- Lặp lại nhiều lần bài tập với những hình ảnh khác, nhân vật hòan tất những hành động đơn giản và nhận biết một cách rõ ràng. Những động từ nên dạy lúc đầu là “ngồi”, “ăn”, “ngủ”, “chạy”, “nhảy”.

- Khi trẻ thành thạo, động viên trẻ nói từ đầy đủ một cách rõ ràng hơn. Nắm bắt tất cả các cơ hội trong ngày để tăng thêm kiến thức của trẻ về biểu lộ cũng như về nhận thức các động từ. Ví dụ khi trẻ chạy, bạn hỏi: “Con làm gì?” hoặc “Con biểu diễn cho cô con chạy”.

- Nếu một người chạy bộ dọc theo nhà bạn hoặc dọc theo trường học, bạn chỉ người đó cho trẻ và hỏi: “người đó làm gì?”. Lúc đầu bạn giới hạn số động từ bạn dạy trẻ 2 hoặc 3 động từ. Bạn tăng dần số lượng cho đến 5. Bạn luôn chú ý củng cố những động từ mà trẻ đã học ở tiết trước.

Một phần của tài liệu Ebook Những hoạt động dạy trẻ tự kỷ Phần 2 - Éric Schopler, Margaret Lansing, Leslie Waters (Trang 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)