Trường hợp cùng một lĩnh vực chuyên môn, thuật ngữ kiêm nhiều chức năng-nghĩa khác nhau:

Một phần của tài liệu Bước đầu khảo sát sự chuyển đổi chức năng - nghĩa từ vựng trong tiếng Việt (Trang 54)

- Tầng nghĩa biểu trƣng

2.4.1.Trường hợp cùng một lĩnh vực chuyên môn, thuật ngữ kiêm nhiều chức năng-nghĩa khác nhau:

1 TĐ Triết học (275 thuật ngữ)

2.4.1.Trường hợp cùng một lĩnh vực chuyên môn, thuật ngữ kiêm nhiều chức năng-nghĩa khác nhau:

chức năng-nghĩa khác nhau:

2.4.1.1. Thuật ngữ kiêm hai nghĩa khác nhau:

Ví dụ 1: 0.00% 10.00% 20.00% 30.00% 40.00% 50.00% 60.00% 70.00% 80.00% 90.00% T§ TriÕt häc T§ GT thuËt ng÷ NNH T§ Kinh tÕ häc SGK To¸n häc (THPT) Danh tõ §a tiÕt §¬n tiÕt

Cạnh(d.): cùng trong lĩnh vực toán học, thuật ngữ này có hai nghĩa khác nhau [28, tr.108].

* Với nghĩa thứ nhất, “cạnh” là “đƣờng thẳng hay phần đƣờng thẳng làm thành phần của một hình”.

Vd: Tập hợp các điểm cách đều hai cạnh của một góc là tia phân giác của góc đó.

[http://vi.wikipedia.org/wiki/Qu%C4%A9_t%C3%ADch]

* Với nghĩa thứ hai, “cạnh” là “đoạn làm thành phần của một đƣờng gấp khúc hay của một đa giác”.

Vd: Cho tam giác ABC vuông tại C. Gọi CXPY là hình vuông với đỉnh P trên cạnh huyền và X, Y trên 2 cạnh góc vuông. Chứng minh độ dài t của cạnh hình vuông thoả mãn:

[http:// diendan3t.net/forum/showthread.php?p=12496 ]

Ví dụ 2:

Lý tƣởng (d.) [47, tr.345]

Trong cùng lĩnh vực triết học, thuật ngữ này mang hai nghĩa khác nhau:

+ Lý tƣởng xã hội – quan niệm phù hợp với lợi ích kinh tế và chính trị của một tập đoàn xã hội nào đó về một chế độ xã hội hoàn thiện nhất, chế độ đó là mục đích cuối cùng của những ƣớc vọng và hoạt động của tập đoàn xã hội ấy.

+ Lý tƣởng đạo đức- những quan niệm về sự hoàn thiện đạo đức thƣờng hay đƣợc biểu hiện dƣới hình tƣợng một nhân vật là hiện thân của những phẩm chất đạo đức có thể dùng làm mẫu mực đạo đức cao nhất.

Ví dụ 1:

Chức năng (d.) [46, tr.60]

Trong cùng lĩnh vực ngôn ngữ học, thuật ngữ “chức năng” mang những nghĩa:

1. Vai trò, nhiệm vụ mà đơn vị ngôn ngữ đảm nhiệm khi nó hoạt động trong lời nói.

Vd: + Chức năng chủ ngữ.

2. Mục đích và đặc điểm của một đơn vị ngôn ngữ nào đó đƣợc thể hiện trong lời nói.

3. Sự biểu thị khái quát các mặt (bình diện) khác nhau của ngôn ngữ và các yếu tố của nó xuất phát từ góc độ sử dụng vai trò, nhiệm vụ của chúng.

Vd: + Chức năng của các đơn vị thông báo. + Chức năng xã hội của ngôn ngữ.

Ví dụ 2:

Giống (d.) [46, tr.102]

Trong cùng lĩnh vực ngôn ngữ học, thuật ngữ “giống” mang những nghĩa:

1. Phạm trù ngữ pháp của danh từ trong một số ngôn ngữ, biểu hiện ở khả năng kết hợp của chúng với các hình thái nhất định của những từ bị tƣơng hợp.

2. Phạm trù ngữ pháp của tính từ biểu hiện ở những hình thái tƣơng hợp khác nhau phụ thuộc vào giống của danh từ mà chúng kết hợp.

3. Phạm trù ngữ pháp của động từ trong một số ngôn ngữ biểu hiện ở những hình thái tƣơng hợp khác nhau giữa động từ với giống của danh từ. Ví dụ 3:

Phép lặp (d.) [46, tr.209]

1. Việc tăng gấp đôi độ dài của âm tố. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2. Việc tái lập lại một chữ cái trên văn tự để biểu thị tính chất dài của nguyên âm.

3. Lối nhắc lại một từ hoặc một ngữ để làm rõ ý nghĩa cần nhấn mạnh.

Vd: Những câu nói sau đây của Hồ Chí Minh đều sử dụng phép lặp: + Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết.

+ Thành công, thành công, đại thành công. 2.4.1.3. Thuật ngữ kiêm 4 nghĩa khác nhau:

Ví dụ:

Trong cùng lĩnh vực ngôn ngữ học:

Từ vựng (d.)[46, tr.406]

1. Toàn bộ các từ của một ngôn ngữ. Từ vựng là đối tƣợng nghiên cứu của từ vựng học, ngữ nghĩa học, danh xƣng học.

2. Toàn bộ các từ đặc trƣng cho một biến thể ngôn ngữ và gắn liền với phạm vi sử dụng chúng.

Vd: + Từ vựng địa phương. + Từ vựng quân sự.

3. Một trong các lớp phong cách nằm trong thành phần vốn từ của một ngôn ngữ.

Vd: + Từ vựng toàn dân. + Từ vựng hội thoại.

4. Toàn bộ các từ đƣợc một tác giả nào đó sử dụng, tạo nên “ngôn ngữ” của tác giả đó, hoặc toàn bộ các từ có trong một tác phẩm văn học, một trƣờng phái văn học.

Vd: + Từ vựng của Nguyễn Du. + Từ vựng của Puskin.

Nhƣ vậy cùng một thuật ngữ kiêm nhiều chức năng-nghĩa khác nhau đều xuất hiện trong các tƣ liệu đƣợc khảo sát và số lƣợng thuật ngữ kiêm nhiều chức năng-nghĩa nhất (có tới 4 nghĩa) xuất hiện trong “Từ điển giải thích thuật ngữ ngôn ngữ học”. Trong “Từ điển Triết học” cũng có trƣờng hợp cùng một đơn vị ngôn ngữ mang nhiều nghĩa khác nhau, tuy nhiên số lƣợng nghĩa nhiều nhất trong một đơn vị chỉ là hai.

Một phần của tài liệu Bước đầu khảo sát sự chuyển đổi chức năng - nghĩa từ vựng trong tiếng Việt (Trang 54)