Về lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn:

Một phần của tài liệu Bước đầu khảo sát sự chuyển đổi chức năng - nghĩa từ vựng trong tiếng Việt (Trang 46 - 53)

- Tầng nghĩa biểu trƣng

2.3.2.Về lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn:

Đó là các khoa học nghiên cứu những quy luật hình thành, hoạt động và phát triển của xã hội và của con ngƣời, nhƣ: triết học, xã hội học, kinh tế học, chính trị học, luật học, sử học, giáo dục, ngôn ngữ học, tâm lý học,v.v…

2.3.2.1. Trên tƣ liệu “Từ điển Triết học”, chúng tôi thống kê đƣợc 275 đơn vị thuật ngữ hoá từ thông thƣờng, danh từ chiếm số lƣợng đa số: 174 thuật ngữ, khoảng 63,28% trong đó có 9 thuật ngữ là danh từ đơn tiết (5,17%) và 165 thuật ngữ là danh từ đa tiết (94,83%).

Ví dụ 1:

Điều kiện (d.)

* Theo nghĩa thông thƣờng: [28, tr.311]

1. Cái cần phải có để cho một cái khác có thể có hoặc có thể xảy ra. 2. Điều nêu ra nhƣ một đòi hỏi trƣớc khi thực hiện một việc nào đó. Vd: “TT- Thời gian qua, nhiều bạn đọc thắc mắc đối tượng nào đủ điều kiệnđược cấp chứng minh nhân dân

(CMND)? Nơi nào cấp? Thời hạn bao

lâu?…”[http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=180530&Cha

nnelID=3,01/01/2007, “Điều kiện để đƣợc cấp chứng minh nhân dân?”].

3.Những gì có thể tác động đến tính chất, sự tồn tại hoặc sự xảy ra của một cái gì đó (nói tổng quát); hoàn cảnh.

Vd: + Bay trong điều kiện thời tiết xấu.

+ “Tạo điều kiện thuận lợi để lao động có đủ điều kiện đi làm việc ở nước ngoài là vấn đề được tập trung thảo luận tại Hội nghị đại biểu Quốc

hội chuyên trách ngày 15/8 về dự án Luật đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài”. [http://www.vietnamconsulate-ca.org/details.asp?id=30, “Tạo điều kiện cho lao động đi làm việc ở nƣớc ngoài”]

* Theo nghĩa thuật ngữ, “điều kiện” là “phạm trù triết học nói lên quan hệ giữa đối tƣợng với các hiện tƣợng bao quanh nó và nếu không có chúng thì đối tƣợng không thể tồn tại đƣợc” [47, tr.180].

Ví dụ 2:

Biểu tƣợng (d.)

* Theo nghĩa thông thƣờng, “biểu tượng” là “hình ảnh tƣợng trƣng” [28, tr.64].

Vd: Chim bồ câu là biểu tượng của hoà bình.

* Theo nghĩa thuật ngữ của ngành triết học, “biểu tượng” là “hình ảnh trực quan-cảm tính, khái quát về các sự vật, hiện tƣợng và hiện tƣợng của hiện thực, đƣợc giữ lại và tái tạo lại trong ý thức và không có sự tác động trực tiếp của bản thân sự vật và các hiện tƣợng đến giác quan” [47, tr.42].

Vd: “Biểu tượng âm dương nói lên bản chất và mối quan hệ giữa âm và dương. Âm dương là hai khái niệm để chỉ hai thực thể đối lập ban đầu tạo nên toàn bộ vũ trụ. Âm thể hiện cho những gì yếu đuối nhỏ bé, tối tăm, thụ động, nữ tính, mềm mại,…đối lập với nó là dương thể hiện sự mạnh mẽ, cho ánh sáng, chủ động, nam tính, cứng rắn.” [Bách khoa toàn thƣ mở Wikipedia]

Ví dụ 3:

Chất (d.)

Vd: “Choline và Inositol: Hai dược chất này làm giảm những chất mỡ dư thừa…Cũng được dùng để làm tiêu những chất mỡ dư thừa để bắp thịt được săn chắc lại…” [www.phamhoangtrung.com/cholesterol.html-17k].

* Theo nghĩa thuật ngữ của ngành triết học, “chất” là “tính quy định của một sự vật khiến cho nó là sự vật này, chứ không phải là sự vật khác, và khác với các sự vật khác” [47, tr.81].

Vd: “Xây dựng chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa, tạo ra sự biến đổi về chất của xã hội trên tất cả các lĩnh vực là sự nghiệp rất khó khăn…”[viet.vietnamembassy.us/tintuc/story.php?d=20010204171420-22k-].

Ví dụ 4:

Lƣợng (d.)

* Theo nghĩa thông thƣờng, “lượng” là “mức độ nhiều ít, có thể xác định đƣợc bằng con số cụ thể” [28, tr.579].

Vd: Lượng mưa hàng năm.

* Theo nghĩa thuật ngữ, “lượng” là “một tính quy định của sự vật mà nhờ đó (trên thực tế hoặc trong tƣ duy), ta có thể phân chia nó thành những bộ phận cùng loại và có thể tập hợp các bộ phận đó lại làm một” [47, tr.81].

Vd: “Sự thay đổi từ trạng thái này sang trạng thái khác của chất có liên hệ mật thiết với sự thay đổi về lượng của sự vật...” (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

[bachkhoatoanthu.gov.vn/docstore.aspx?param=8E10aWQ9MDAwNA==&page=26 ]

Ví dụ 5:

Ý thức (d.)

* Theo nghĩa thông thƣờng, “ý thức” là “sự nhận thức đúng đắn, biểu hiện bằng thái độ hành động cần phải có” [28, tr.127].

Vd: + Nâng cao ý thức tổ chức. + Phê bình ý thức xây dựng.

* Theo nghĩa thuật ngữ, “ý thức” là “hình thức phản ánh cao cấp, riêng có ở con ngƣời, đối với thực tại khách quan. Ý thức là toàn bộ các quá trình tâm lý tích cực tham gia vào sự hiểu biết của con ngƣời đối với thế giới khách quan và sự tồn tại thực sự của nó” [47, tr.711].

Vd: Chủ nghĩa duy vật cho là vật chất có trước ý thức.

2.3.2.2. Trong số 206 thuật ngữ đƣợc thống kê từ “Từ điển giải thích thuật ngữ ngôn ngữ học” có 162 danh từ, chiếm 78,64% trong đó 15 thuật ngữ là danh từ đơn tiết (9,26%) và 147 thuật ngữ là danh từ đa tiết (90,74%).

Ví dụ 1:

Chức năng (d.)

* Theo nghĩa thông thƣờng: [28, tr.185]

1. Hoạt động, tác dụng bình thƣờng hoặc đặc trƣng của một cơ quan, một hệ cơ quan nào đó trong cơ thể.

Vd: Chức năng của da là bảo vệ cơ thể.

2. Tác dụng, vai trò bình thƣờng hoặc đặc trƣng của một ngƣời nào, một cái gì đó.

Vd: + Làm đúng chức năng.

+ Chức năng giáo dục của văn nghệ.

* Theo nghĩa thuật ngữ: [46, tr.60]

1. Vai trò, nhiệm vụ mà đơn vị ngôn ngữ đảm nhiệm khi nó hoạt động trong lời nói.

Vd: + Chức năng của chủ ngữ. + Chức năng của giới từ.

2. Mục đích và đặc điểm của một đơn vị ngôn ngữ nào đó đƣợc thể hiện trong lời nói.

3. Sự biểu thị khái quát các mặt (bình diện) khác nhau của ngôn ngữ và các yếu tố của nó xuất phát từ góc độ sử dụng vai trò, nhiệm vụ của chúng.

Vd: + Chức năng của các đơn vị thông báo.

Ví dụ 2:

Số (d.)

* Theo nghĩa thông thƣờng: [28, tr.832]

1. Từ hoặc tổ hợp từ dùng để đếm (gọi là những số tự nhiên).

Vd: Đếm từ số một đến số hai mươi.

2. Kí hiệu viết các số tự nhiên; chữ số (nói tắt).

Vd: Cộng sai một con số.

3. Khái niệm trừu tƣợng của toán học, suy rộng khái niệm số tự nhiên. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Vd: Số không. Số âm. Số vô tỉ.

4. Tập hợp những vật cùng loại, về mặt đếm đƣợc nhiều hay ít.

Vd: + Số học sinh tăng nhanh. + Có một số người đã đến rồi.

5. Số gán cho một vật làm kí hiệu phân biệt nó với những vật cùng loại, hoặc phân biệt tiểu loại của nó với những tiểu loại khác trong toàn bộ hệ thống phân loại.

Vd: + Đánh số trang.

+ Vế có ghi số ghế ngồi.

6. Con số dùng trong hộp tốc độ, ứng với tỉ số vòng quay giữa trục đầu và trục cuối.

Vd: Sang số cho xe tăng tốc độ.

7. Số khác nhau ghi trên vé trong một trò chơi may rủi, vé nào trúng giải thì đƣợc thƣởng.

Vd: Trúng số độc đắc.

8. Bản báo hoặc tạp chí ra vào một ngày, một kì nào đó, đƣợc ghi rõ bằng một con số thứ tự nhất định.

Vd: Tạp chí một năm ra bốn số.

9. Phạm trù ngữ pháp của danh từ, động từ, tính từ, đại từ trong một số ngôn ngữ, biểu hiện bằng phƣơng tiện hình thái học ý “có một” (gọi là số ít) hoặc “có trên một” (gọi là số nhiều).

Vd: Danh từ, tính từ, động từ, đại từ trong tiếng Pháp đều biến đổi theo

số.

* Theo nghĩa thuật ngữ: [46, tr.249]

1. Phạm trù ngữ pháp biểu thị đặc trƣng lƣợng các đối tƣợng của tƣ duy.

2. Hình thái phạm trù của danh từ chỉ mối quan hệ số lƣợng khác nhau của các đối tƣợng.

3. Hình thái phạm trù của tính từ chỉ mối quan hệ của nó với danh từ trong một hình thái số nhất định.

4. Hình thái phạm trù của động từ chỉ mối quan hệ của một quá trình, một hành động hay trạng thái với một chủ thể hoặc nhiều chủ thể.

2.3.2.3. Trong “Từ điển Kinh tế học” chúng tôi thống kê đƣợc 129 thuật ngữ, trong đó có 72 thuật ngữ là danh từ, chiếm 55,81%: có 3 thuật ngữ là danh từ đơn tiết (4,17%) và 69 thuật ngữ là danh từ đa tiết (95,83%).

Ví dụ 1:

Bảo hiểm (d.)

* Theo nghĩa thông thƣờng, “bảo hiểm” là “giữ gìn để phòng ngừa tai nạn” [28, tr.36].

chấp hành, và ngay cả cơ quan chức năng giúp thực thi quyết định của chính phủ vẫn không có biện pháp đúng đắn”. [http://www.tuoitho.net/điendan/viewtopic.php?t=46961, “Mũ bảo hiểm làm bằng trái dừa”]

* Theo nghĩa thuật ngữ, “bảo hiểm” là “phƣơng pháp bảo vệ một cá nhân hoặc doanh nghiệp để đối phó với những tổn thất về tài chính do tài sản bị cháy, trộm cắp,v.v…(bảo hiểm chung), tổn thất về sinh mạng (bạo hiểm nhân mạng), tai nạn lao động và giao thông (bảo hiểm tai nạn),v.v.” [45, tr.13].

Vd: “Bảo hiểm nhân thọ định kỳ có tầm quan trọng của nó. Nếu quý vị còn trẻ hoặc không có nhiều tiền mặt, bảo hiểm nhân thọ định kỳ có thể là một giải pháp tạm thời lý tưởng giúp bảo vệ bản thân và gia đình. Nếu phải chọn lựa giữa không có bảo hiểm nhân thọ gì hết với bảo hiểm định kỳ thì bảo hiểm nhân thọ định kỳ có thể là sự lựa chọn tốt đẹp nhất”.

[http://www.newyorklife.com/cda/0,3254,14582,00.html, “Bảo hiểm nhân thọ”]

Ví dụ 2:

Chuyên gia (d.) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

* Theo nghĩa thông thƣờng, “chuyên gia” là “ngƣời tinh thông một ngành chuyên môn khoa học, kĩ thuật” [28, tr.1818].

Vd: “Nguyễn Tài Cẩn (sinh năm 1926) là một trong những chuyên gia

đầu ngành của ngành Ngôn ngữ học Việt Nam. Ông đã có công lớn trong việc xây dựng chuyên ngành Ngôn ngữ học tại trường Đại học Tổng hợp Hà Nội, nay là khoa Ngôn ngữ học của trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội.”

[http://vi.wikipedia.org/wiki/Nguy%E1%BB%85n_T%C3%A0i_C%E1%BA%A9n]

* Theo nghĩa thuật ngữ chuyên ngành kinh tế học, “chuyên gia” là “ngƣời trung gian của các nhà môi giới trên thị trƣờng chứng khoán. Chuyên gia là nhà buôn chứng khoán hoạt động với tƣ cách ngƣời đứng đầu trong việc mua bán chứng khoán trên sàn giao dịch của một thị trƣờng chứng khoán” [45, tr.78].

Từ những tƣ liệu khảo sát, chúng tôi đƣa ra bảng tổng hợp với những tỉ lệ sau:

Bảng 1: Tỉ lệ thuật ngữ danh từ đơn tiết và danh từ đa tiết

STT Tên tƣ liệu Từ loại Chuyên ngành Cấu tạo từ Danh từ KHTN KHXH Đơn tiết Đa tiết

Một phần của tài liệu Bước đầu khảo sát sự chuyển đổi chức năng - nghĩa từ vựng trong tiếng Việt (Trang 46 - 53)