- Thƣờng có thực từ đi kèm)
3.1.2. Các loại tính từ và sự kiêm chức năng-nghĩa của tính từ trong phạm vi khoa học khác nhau:
vi khoa học khác nhau:
Tính từ là từ loại có vị trí quan trọng trong các thực từ tiếng Việt, sau danh từ và động từ. Tính từ có ý nghĩa chỉ ra tính chất, các đặc trƣng nói chung. Sự vật (các thực thể) trong thế giới có hai thuộc tính rất cơ bản: tồn tại trong sự vận động và trong sự đa dạng. Thuộc tính vận động là cơ sở khách quan của việc hình thành ý nghĩa của từ loại động từ. Ý nghĩa đó là một loại đặc trƣng cho chủ thể. Thuộc tính đa dạng khiến các sự vật không hề giống nhau. Nét khu biệt về kích thƣớc, trọng lƣợng, màu sắc và các khía cạnh chất lƣợng đã khiến hình thành một phƣơng diện khác đặc trƣng. Nó cũng đặc trƣng cho chủ thể, chỉ ra cái hạn định cho mỗi đối tƣợng. Đặc trƣng
này chính là cơ sở ngữ nghĩa của tính từ. Với thuộc tính từ vựng, ý nghĩa tính từ có liên hệ trực tiếp với nội dung phản ánh thực tại. Nhƣng ý nghĩa tính từ, khác với danh từ và động từ, còn bao gồm đặc trƣng hình thành theo nhận thức chủ quan của con ngƣời trong quan hệ đối tƣợng- những quan hệ của trạng thái tình cảm và những liên hệ trừu tƣợng hơn.
Trong tiếng Việt, trong quan hệ với danh từ, chức năng của tính từ có bị thu hẹp, do sự mở rộng khả năng ngữ pháp của danh từ. Trong trƣờng hợp các ý nghĩa ngữ pháp khác nhau có chung một biểu vật (ý nghĩa ngữ pháp gắn với đối tƣợng phản ánh mang tính thƣờng xuyên), đây là thuộc tính bản chất; các ý nghĩa ngữ pháp hình thành do mối quan hệ giữa các khái niệm tƣ duy mang tính thƣờng xuyên, thuộc tính này thiên về chức năng. Nhƣ vậy, nếu có sự trùng hợp về biểu vật mà có mặt ý nghĩa ngữ pháp khác nhau thì cơ sở phân định từ loại (xét về phƣơng diện ngữ nghĩa) là loại ý nghĩa thƣờng xuyên. Ví dụ: từ “công nhân” có ý nghĩa thực thể (một bác công nhân) vừa có ý nghĩa đặc trƣng (tác phong công nhân), nhƣng ý nghĩa thực thể là ý nghĩa cơ bản, sẽ đƣợc lấy làm cơ sở để phân định. Do đó, “công nhân” thuộc về ý nghĩa của danh từ là chính.
Tính từ cũng là một từ loại cơ bản nhƣ danh từ, động từ. Tính từ rất cần thiết, có tác dụng miêu tả các đơn vị ngôn ngữ và làm phong phú khả năng diễn đạt. Nó có vai trò tích cực về mặt tạo từ. Cả trên bình diện ngữ pháp và trên binh diện ngữ nghĩa, tính từ làm thành một lớp từ gián tiếp, không độc lập, xét trong quan hệ với thực tại. Do tính từ không có một phạm vi đối tƣợng riêng, tính từ thiếu đi một ngoại diên riêng, nên chúng phải tiếp nhận một phạm vi ngoại diên của danh từ mà chúng hạn định, đồng thời bổ sung nội hàm của mình cho danh từ đó.
Việc phân loại tính từ tiếng Việt đƣợc đƣa ra theo những tiêu chí khác nhau của các tác giả. Chẳng hạn Lê Biên dựa vào tiêu chí nghĩa và khả năng kết hợp của tính từ để chia từ loại tính từ thành các tiểu loại [3, tr.103-108]:
+ Những tính từ chỉ đặc trƣng, tính chất tuyệt đối. + Những tính từ chỉ đặc trƣng thuộc về phẩm chất.
Tính từ là lớp từ chỉ ý nghĩa đặc trƣng (đặc trƣng của thực thể hay đặc trƣng của quá trình). Ý nghĩa đặc trƣng đƣợc biểu hiện trong tính từ thƣờng có tính chất đối lập phân cực (thành cặp trái nghĩa) hoặc có tính chất mức độ (so sánh và miêu tả theo thang độ).
Theo Diệp Quang Ban, có thể phân chia tính từ thành các tiểu loại sau [2]: Tính từ Ví dụ Tính từ chỉ đặc trƣng không xác định thang độ chỉ phẩm chất tốt, đẹp, xấu, quan trọng, dũng cảm,.. chỉ đặc trƣng về lƣợng nhiều, ít, ngắn, dài… chỉ đặc trƣng cƣờng độ nóng, lạnh, sáng, tối
chỉ đặc trƣng hình thể vuông, tròn, cong, méo...
chỉ đặc trƣng màu sắc xanh, đỏ, trắng, đen…
chỉ đặc trƣng âm thanh im, ồn, vắng,…
chỉ đặc trƣng mùi vị thơm, đắng, cay, nhạt,…
Tính từ chỉ đặc trƣng xác định thang độ
chỉ đặc trƣng tuyệt đối riêng, chung, công cộng
chỉ đặc trƣng tuyệt đối
không làm thành cặp đối lập. đỏ lòm, trắng phau, nâu sẫm,…
Trong cuốn “Cơ sở ngôn ngữ học và tiếng Việt”, Vũ Đức Nghiệu đƣa ra cách hiểu về tính từ cùng với một vài dấu hiệu ngữ pháp mà nó kết hợp.
“Tính từ có ý nghĩa khái quát chỉ tính chất, có thể đứng sau từ rất và thường làm vị ngữ hay định ngữ trong câu” [9, tr.272]. Tác giả đã chia từ loại tính từ làm 2 lớp con:
+ Tính từ tính chất: xuất hiện sau rất, quá hoặc trƣớc lắm, quá.
+ Tính từ quan hệ: có khả năng kết hợp nhƣ tính từ tính chất, duy thay vì rất còn dùng đƣợc rặt (không phải rặt những) [9, tr.272-273].
Tác giả Đái Xuân Ninh chia tính từ làm hai loại:
+ Tính từ đƣợc xác định: nghĩa là không thể xác định mức độ với rất:
riêng tư, xanh ngắt,…
+ Tính từ không xác định: nghĩa là có thể gia tăng mức độ. Do đó có thể mở rộng cấu trúc với bổ tố hạn định rất hoặc với một bổ tố miêu tả: đẹp đôi, tốt mã, tím than… [26, tr.87- 88].
Một số ngƣời nghiên cứu tiếng Việt, trong khi chú ý đến đặc điểm ngữ nghĩa nhƣ là một đặc điểm cơ bản của từ tiếng Việt, đã nghiên cứu và phân loại từ dựa vào cấu trúc ngữ nghĩa của chúng. Cụ thể là sự đẳng cấu ngữ nghĩa giữa cấu trúc ngữ nghĩa của các từ. Hoàng Phê coi hiện tƣợng đẳng cấu ngữ nghĩa là “nghĩa của các từ”:
+ Có số lƣợng nét nghĩa nhƣ nhau; + Trật tự giữa các nét nghĩa giống nhau;
+ Quan hệ giá trị giữa các nét nghĩa giống nhau; tức là chúng có cùng một kiểu cấu trúc.
“Với hiện tƣợng đẳng cấu ngữ nghĩa, cấu trúc nghĩa có thể là một cơ sở để phân loại từ” [27, tr.17].
quan hệ gắn bó mật thiết với nhau. Tuy nhiên, chúng tôi chỉ đi sâu nghiên cứu chức năng-nghĩa của từ loại tính từ. Cụ thể là khảo sát, phân tích sự kiêm chức năng-nghĩa của cùng một đơn vị tính từ trong các lĩnh vực. Ta lấy ví dụ từ “no” (t.), ta thấy từ này có những nghĩa sau:
+ Nghĩa thông thƣờng, “no” là “ở trạng thái nhu cầu sinh lý về ăn uống đƣợc thoả mãn đầy đủ” [28, tr.708]. Ví dụ: ăn no; bữa no bữa đói; no bụng đói con mắt;…
+ Nghĩa thuật ngữ chuyên ngành hoá học, “no” là “ở trạng thái đã kết hợp đủ, không còn hoá trị tự do để kết hợp thêm nguyên tố khác”. Ví dụ: Methan là một carbur no.
Từ “no” vốn là từ thông thƣờng (với nghĩa gốc, nghĩa cơ bản) sau đó nó kiêm thêm chức năng thuật ngữ (thu nạp thêm nội dung mới trong lĩnh vực chuyên môn hoá học), “no” đƣợc dùng với nghĩa chuyển để nói về các chất hoá học.