- Tầng nghĩa biểu trƣng
1 TĐ Triết học (275 thuật ngữ)
3.1.1. Các loại động từ và sự kiêm chức năng-nghĩa của động từ trong các phạm vi khoa học khác nhau:
của chúng trong các phạm vi khoa học khác nhau:
3.1.1. Các loại động từ và sự kiêm chức năng-nghĩa của động từ trong các phạm vi khoa học khác nhau: phạm vi khoa học khác nhau:
Cũng nhƣ với các ngôn ngữ khác, trong tiếng Việt, động từ là một trong ba từ loại cơ bản. Về mặt số lƣợng, danh sách động từ ít hơn so với danh từ, điều đó có quan hệ với bản chất ý nghĩa của từ loại này: danh từ biểu đạt các khái niệm về sự vật (và thực thể nói chung), còn động từ thì gắn với các khái niệm thuộc phạm trù vận động. Số lƣợng khái niệm của phạm trù thứ nhất lớn hơn số lƣợng của phạm trù thứ hai nhiều do chỗ
danh sách các sự vật (và thực thể) lớn hơn danh sách các dạng vận động của chúng.
Động từ là từ loại thực từ biểu thị hành động hoặc trạng thái nhƣ một quá trình và chủ yếu làm chức năng vị ngữ trong câu. Ý nghĩa trạng thái đƣợc khái quát hoá trong mối liên hệ với vận động của thực thể trong thời gian và không gian.
Nhiều tác giả đã đƣa ra cách hiểu khác nhau về động từ, chẳng hạn nhƣ:
Theo Nguyễn Lân: “Động từ là thứ từ dùng để biểu diễn một động tác hoặc một hành vi, một ý nghĩa hoặc một cảm xúc, một trạng thái hoặc sự phát triển, sự biến hoá của một trạng thái.” [18]
Theo Nguyễn Kim Thản: “Một loại có thể đặt sau hãy: học, biểu diễn, chỉ thị, mang. Đó là động từ.” [30, tr.157]
Theo Nguyễn Tài Cẩn: “Động từ là từ loại, nói chung dùng để chỉ hành động”. [5, tr.255]
Theo Đinh Văn Đức: “Cùng với danh từ, động từ là một trong hai từ loại cơ bản (...) động từ thì gắn với các khái niệm thuộc phạm trù vận động”. [10, tr.106]
...
Chính vì vậy, các tác giả đã có những cách phân loại động từ theo những tiêu chí khác nhau. Dựa vào khả năng kết hợp của động từ với những nhóm phụ từ tình thái có tác dụng “dạng thức hoá” động từ và khả năng kết hợp động từ với thực từ biểu thị nội dung “chi phối” của động từ, hoặc biểu thị nội dung “đòi hỏi” phụ thuộc vào đặc trƣng ngữ nghĩa-ngữ pháp của động từ, tác giả Diệp Quang Ban đã chia động từ thành hai lớp con: lớp động từ không độc lập và lớp động từ độc lập.
Bảng tóm tắt phân loại động từ của Diệp Quang Ban [2] Các lớp động từ Ví dụ Bản chất ý nghĩa quá trình gắn với động từ Động từ không độc lập Tình thái Nên, cần, phải... Có thể, không thể... định, toan, dám, nỡ... mong, muốn, ước...
bị, được, mắc phải, chịu, cho, xem, thấy,... - Chỉ sự cần thiết - Chỉ khả năng - Chỉ ý chí - Chỉ mong muốn - Chỉ tiếp thụ - Chỉ bình giá Quan hệ Là, làm Còn, có, mất, biến,... Có
Hoá, thành, hoá ra... Bắt đầu, tiếp tục,... Gần, xa, gần gụi... Giống, khác, hơn, kém - Chỉ đồng nhất - Chỉ tồn tại - Chỉ sở hữu - Chỉ biến hoá